Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý ngân sách cho nông nghiệp nông thôn
3.2.2. Chấp hành ngân sách
Như đã nói ở trên, ngân sách dành cho hoạt động nông nghiệp nông thôn của huyện Cô Tô chủ yếu là do nguồn vốn ngân sách nhà nước, một số ít là vốn xã hội hóa. Vậy nên, ngân sách dành cho phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ có được thông qua dự toán ngân sách.
Còn các nguồn thu như phí, lệ phí, thu thuế đất đai... hầu như không đáng kể. bởi vì nông nghiệp nói chung đang là một ngành kinh tế nhận được sự bảo hộ phát triển của nhà nước, mặt khác với chính sách ưu tiên của Đảng. Chính phủ đối với các huyện đảo ngoài khơi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng, thì nguồn thu từ nông nghiệp là không đáng kể.
Nguồn vốn NSNN cho nông nghiệp nông thôn của huyện Cô Tô chủ yếu được dùng để đầu tư các công trình phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nông thôn như thủy lợi, các công trình lâm nghiệp, thủy sản, hay hỗ trợ con giống, cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật... Đặc biệt, với một huyện hải đảo như Cô Tô, thì việc chi hỗ trợ cho bà con trong các hoạt động nông nghiệp là hết sức cần thiết.
Với cơ chế hạch toán kinh tế, tuân thủ theo kinh tế thì trường thì hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn đã từng bước được nâng cao rõ rệt. Chi ngân sách cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp nông thôn trong thời gian qua từ 2012 - 2014 như sau:
Bảng 3.6: Chấp hành chi ngân sách nhà nước cho nông nghiệp nông thôn huyện Cô Tô
Đơn vị tính: Nghìn đồng
STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Dự toán Thực hiện Chênh lệch Dự toán Thực hiện Chênh lệch Dự toán Thực hiện Chênh lệch
A Thu NSNN 147.135.000 195.097.462 -47.962.462 148.702.000 224.704.658 -76.002.658 160.125.000 202.580.525 -42.455.525
1 Thu NSNN trên địa bàn 2.989.000 7.038.183 -4.049.183 4.050.000 19.903.426 -15.853.426 5.025.000 5.800.234 -775.234 2 Thu ngân sách huyện 144.146.000 188.059.279 -43.913.279 144.652.000 204.801.232 -60.149.232 155.100.000 196.780.291 -41.680.291 - Thu ngân sách huyện
được hưởng theo phân cấp 2.670.000 4.208.514 -1.538.514 3.627.000 12.896.921 -9.269.921 4.750.000 5.502.942
-752.942
- Bổ sung từ ngân sách
cấp tỉnh 141.476.000 166.102.955 -24.626.955 141.025.000 165.291.160 -24.266.160 150.350.000 191.277.349 -40.927.349
B Chi NSNN 123.979.000 155.638.643 -31.659.643 125.098.000 173.024.190 -47.926.190 135.250.000 185.230.000 -49.980.000
1 Chi cho nông nghiệp
nông thôn 67.900.000 69.445.880 -1.545.880 61.250.000 63.667.954 -2.417.954 67.000.000 68.613.906 -1.613.906
- Chi cho XDCB cho
NNNT 19.000.000 19.027.188 -27.188 19.200.000 19.581.926 -381.926 20.000.000 21.063.102 -1.063.102
- Chi thường xuyên cho
NNNT 48.900.000 50.418.692 -1.518.692 42.050.000 44.086.028 -2.036.028 47.000.000 47.550.804 -550.804
2 Chi khác 56.079.000 86.192.763 -30.113.763 63.848.000 109.356.236 -45.508.236 68.250.000 116.616.094 -48.366.094 Tỷ trọng chi NSNN cho
NNNT/ tổng chi NS (%) - 44.62 - - 36.80 - - 37.04 -
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính huyện Cô Tô
Bảng số liệu cho thấy, nhìn chung, tổng chi ngân sách của huyện thì tăng lên, nhưng chi ngân sách dành cho nông nghiệp nông thôn có sự biến động qua các năm. Đặc biệt, tình hình bôi chi ngân sách nói chung và ngân sách dành cho phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng ngày càng nghiêm trọng.
Năm 2012, chi ngân sách cho NNNT là 69,445,880 nghìn đồng, chiếm 44.62% tổng chi ngân sách huyện. Năm 2013, chi ngân sách cho nông nghiệp nông thôn giảm chỉ còn 63,667,954 nghìn đồng, và chiếm 36.80% tổng chi ngân sách huyện. Đến năm 2014, chi ngân sách cho NNNT tăng lên là 68,613,906 nghìn đồng, và chiếm 37.04% tổng chi ngân sách huyện.
Bảng 3.7: Chi ngân sách cho nông nghiệp nông thôn theo từng khoản chi
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Nội dung chi Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng chi NSNN cho NNNT 69,445,880 63,667,954 68,613,906
I. Chi đầu tư XDCB NNNT 19,027,188 19,581,926 21,063,102
Tr.đó: + Chi GD-ĐT và dạy nghề 19,027,188 19,581,926 21,000,513
+ Chi khoa học và công nghệ - - 62,589
II. Chi thường xuyên cho NNNT 50,418,692 44,086,028 47,550,804
1. Chi giáo dục, đào tạo dạy nghề 31,735,264 29,751,192 31,852,064
2. Chi khoa học công nghệ - 38,000 53,072
3. Chi đảm bảo an sinh xã hội 5,343,774 4,320,642 4,503,625
4. Chi sự nghiệp kinh tế 10,174,667 7,978,248 8,591,431
- Chi SN lâm nghiệp 174,731 207,420 210,050
- Chi SN nông nghiệp 799,042 151,688 253,647
- Chi SN thuỷ lợi 565,732 442,037 450,304
- Chi SN thuỷ sản 80,740 718,320 852,364
- Chi SN giao thong 2,433,257 111,803 100,032
- Chi kiến thiết thị chính 120,286 - -
- Chi SN kiến thiết KT khác 6,000,879 6,347,000 6,725,034
5. Chi SN môi trường 3,164,987 1,997,926 2,550,612
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính huyện Cô Tô
Trái ngước với xu hướng tăng của số lượng ngân sách chi cho nông nghiệp nông thôn. Thì tỷ trọng chi ngân sách này so với tổng ngân sách của huyện thì lại có xu hướng giảm dần từ 33,5% năm 2012 xuống còn 22,9% năm 2014.
Nguyên nhân của sự giảm chi ngân sách nhà nước cho nông nghiệp nông thôn cả về tỷ trọng là bởi vị sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Cô Tô theo định hướng Quy hoạch kinh tế xã hội chung của huyện tầm nhìn đến 2030 đó là sự giảm tỷ trọng và chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang khối ngành tiểu thủ công nghiệp, chế biến và dịch vụ.
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình chi ngân sách cho nông nghiệp nông thôn của huyện Cô Tô, đề tài sẽ đi tiến hành phân tích tình hình chi ngân sách theo từng khoản chi.
Đối với chi cho xây dựng cơ bản NNNT:
Hoạt động chi này chủ yếu dung cho chi xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn, cũng như chi cho xây dựng các cơ sở khoa học và công nghệ.
Nhận thức rõ vai trò của khoản chi này, nên chi cho hoạt động xây dựng cơ bản tăng qua các năm. Năm 2012, chi đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp nông thôn là 19,027,188. Năm 2013, khoản chi này tăng lên 19,581,926 nghìn đồng, tăng 2,9%. Năm 2014, khoản chi này tăng lên là 21,000,513, tăng 7,2% so với năm 2013.
Đối với các khoản chi thường xuyên
Nhìn chung, các khoản chi thường xuyên cho nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 60 – 70% các khoảng chi cho nông nghiệp nông thôn và có xu hướng tăng qua các năm.
Các khoản chi thường xuyên cho nông nghiệp nông thôn bao gồm các khaonr chi cho: chi cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề, chi cho khoa học công nghệ, chi cho đảm bảo an sinh xã hội, chi cho sự nghiệp kinh tế nông nghiệp, và chi cho sự nghiệp môi trường.
a) Chi cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề: Khoản chi này tăng từ 31,735,264 nghìn đồng năm 2012 lên tới 31,852,064 nghìn đồng năm 2014, tăng 10,04%.
b) Chi cho khoa học công nghệ: Trong năm 2012 chưa có chi phí cho chi khoa học và công nghệ. Nhưng đến năm 2013 và 2014 thì 2 khoản chi này lần lượt là 38,000 nghìn và 53, 072 nghìn đồng.
c) Chi đảm bảo an sinh xã hội: đây cũng là khoản chi được ngân sách huyện quan tâm. Chi cho đảm bảo an sinh là các khoản chi nhằm thúc đẩy phúc lợi cho người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo quyền tiếp cận các nguồn lực đầy đủ về thực phẩm và nơi trú ẩn và tăng cường sức khỏe và phúc lợi cho người dân nói chung và các phân đoạn có khả năng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người bệnh và người thất nghiệp.
Bảng số liệu cho thấy, khoản chi này tăng qua các năm. Năm 2012, khoản chi này là 5,343,774 nghìn đồng, và chiếm 10,5% chi thường xuyên. Năm 2013, chi cho an sinh xã hội là 4,320,642 nghìn đồng và chiếm 9,7% chi thường xuyên. Năm 2014, chi cho an sinh xã hội tăng lên là 4,503,625 nghìn đồng và chiếm 9,47% chi thường xuyên.
d) Chi cho sự nghiệp kinh tế: Chi cho sự nghiệp kinh tế bao gồm các hoạt động: cho cho sự nghiệp nông nghiệp, chi cho sự nghiệp lâm nghiệp, chi cho sự nghiệp thủy sản, chi cho sự nghiệp thủy lợi, chi cho sự nghiệp giao thông, và chi cho sự nghiệp kiến thiết thị chính và kiến thiết thị chính khác. Nhìn chung, chi cho sự nghiệp kinh tế có sự biến động khác nhau giữa các năm.. Năm 2012 chi cho sự nghiệp kinh tế là 10,174,667 nghìn đồng. Năm 2013, giảm xuống chỉ còn 7,978,248 nghìn đồng. Đến năm 2014, tăng lên là 8,591,431 nghìn đồng, tăng 7,6%. Trong đó:
Chi cho sự nghiệp lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp của huyện Cô Tô chủ yếu là trồng các cây trồng tập trung là keo, bạch đàn và phi lao. Tổng diện tích đất có rừng 2089.71 ha, chiếm 89.28% diện tích đất nông nghiệp, (rừng sản xuất 1.007.64 ha, rừng phòng hộ 1.082.07 ha). Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay, diện tích rừng đã được phủ xanh khoảng 65.8% diện tích trong đó diện tích do nhà nước quản lý chiếm trên 82%.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi cho sự nghiệp lâm nghiệp hàng năm có sự thay đổi, nhưng nhìn chung là tăng cả về số lượng chi ngân sách lẫn tỷ trọng. Cụ thể:
Về số lượng ngân sách chi cho lâm nghiệp Năm 2012 chi ngân sách cho lâm nghiệp là 147,731 nghìn đồng. Năm 2013 tăng lên là 207,420 nghìn đồng. Năm
2014, chi ngân sách cho lâm nghiệp là 210,050 nghìn đồng. Cả giai đoạn 2012- 2014 chi ngân sách cho lâm nghiệp tăng 19,24%.
Về tỷ trọng chi cho lâm nghiệp hàng năm: Năm 2012, tỷ trọng là 1,71%. năm 2013 tăng lên là 2,5%. Năm 2014 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn 2,4%.
Chi cho sự nghiệp nông nghiệp
Lĩnh vực nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp đang trong quá trình sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung để nâng cao hiệu quả và tương xứng với tiềm năng của địa phương. Nhìn chung, chi cho lĩnh vực nông nghiệp có xu thế giảm.
Năm 2012 là 799,042 nghìn đồng. Năm 2013 giảm xuống là 151.688 nghìn đồng. Nhưng năm 2014, chi cho nông nghiệp tăng lên là 253,647 nghìn đồng.
Chi cho sự nghiệp thủy sản
Ngành nuôi trồng thủy sản là mũi nhọn phát triển của lĩnh vực nông nghiệp trong những năm vừa qua. Diện tích nuôi trồng thủy sản thâm canh năm 2014 là 15,0 ha; cao hơn 2.5 ha so với năm 2012. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2014 đạt 141,0 tấn; thấp hơn 109,0 tấn so với năm 2012. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đánh bắt các loại năm 2014 đạt 4,850 tấn; cao hơn 1500 tấn so với năm 2012.
Nhìn chung chi cho thủy sản tăng qua các năm. Năm 2012 là 80,740 nghìn đồng. Năm 2013 tăng lên là 718,320 nghìn đồng. Và năm 2014 là 852,364 nghìn đồng.
Chi cho sự nghiệp thủy lợi
Công tác thủy lợi luôn được đầu tư quan tâm đúng mức. Chi ngân sách cho sự nghiệp thủy lợi có sự biến động và xu hướng giảm. Năm 2012, chi cho thủy lợi là 565,732 nghìn đồng, đến năm 2014, chi ngân sách chỉ còn 450,304 nghìn đồng.
Chi cho sự nghiệp kiến thiết kinh tế khác
Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong chi cho sự nghiệp kinh tế. Các khoản chi cho sự nghiệp kiến thiết kinh tế khác tăng dần qua các năm Năm 2012 chi cho sự nghiệp kiến thiết kinh tế khác là 6,000,879 nghìn đồng. Đến năm 2013 chi cho sự nghiệp kiến thiết kinh tế khác tăng lên 6,347,000 nghìn đồng. Năm 2014 chi cho sự nghiệp kiến thiết kinh tế khác tăng lên là 6,725,034 nghìn đồng. Cả giai đoạn từ 2012 – 2014, chi cho sự nghiệp kiến thiết kinh tế khác tăng 5,86%.
e) Chi cho sự nghiệp môi trường nông nghiệp, nông thôn
Khoản chi này thể hiện sự quan tâm của chính quyền trong công tác gìn giữ môi trường nông nghiệp nông thôn bên cạnh việc phát triển kinh tế xã hội. Nhìn chung, chi cho sự nghiệp môi trường nông nghiệp nông thôn có sự thay đổi qua các năm.. Năm 2012, chi cho môi trường nông nghiệp nông thôn chi là 3,164,987 nghìn đồng. Năm 2012, giảm còn 1,997,926 nghìn đồng. Và năm 2014 khoản chi này là 2,550,612 nghìn đồng.