Các chỉ tiêu đánh giá quản lý ngân sách cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 43)

5. Kết cấu của Luận văn

1.3.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý ngân sách cấp huyện

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu, chi ngân sách nhà nước

- Tình hình thu Ngân sách trên địa bàn huyện Cô Tô và thu ngân sách được phân cấp:

Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa thực hiện so với dự toán giao; giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước; Tỷ trọng (%) giữa nguồn thu của các cấp ngân sách (Ngân sách Trung ương, Ngân sách cấp tỉnh và Ngân sách cấp huyện) so với tổng số thu NSNN trên địa bàn huyện; Tỷ trọng (%) giữa các nguồn thu của Ngân sách huyện (thu Ngân sách huyện hưởng theo phân cấp, thu bổ sung từ Ngân sách tỉnh, thu để lại chi quản lý qua Ngân sách, thu kết dư Ngân sách năm trước và thu chuyển nguồn Ngân sách năm trước) so với tổng thu Ngân sách huyện.

- Tình hình chi Ngân sách huyện Cô Tô (chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển) Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa thực hiện so với dự toán giao; giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước.

* Cơ cấu chi Ngân sách huyện và cân đối thu-chi Ngân sách huyện

- Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng (%) giữa các nội dung chi Ngân sách huyện (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi chuyển nguồn Ngân sách sang năm sau và chi trợ cấp cho Ngân sách xã, thị trấn) với tổng chi Ngân sách huyện; Phản ánh chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa thực hiện so với dự toán giao,

kết quả thực hiện năm sau so với năm trước của tổng thu Ngân sách và tổng chi Ngân sách huyện.

Thu ngân sách:

Là các khoản thu từ thuế, lệ phí và các khoản thu từ hoạt động của Nhà nước như: - Thu ngoài quốc doanh: Là các khoản thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn.

Thuế môn bài: là các khoản thu từ các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh khi đăng ký kinh doanh.

Thuế giá trị gia tăng: Là loại thuế gián thu, được tính trên phần giá trị gia tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là loại thuế trực thu, thu vào phần thu nhập chịu thuế sau khi trừ đi chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Thuế tài nguyên: Là khoản thu trực tiếp đối với các đơn vị, cá nhân khai thác tài nguyên khoáng sản.

- Thuế nhà đất: Là các khoản thu được huy động vào ngân sách Nhà nước khi tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào mục tiêu để ở và xây dựng các công trình. Nhà nước quy định bỏ khoản thu này vào năm 2012.

- Lệ phí trước bạ: Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân có tài sản phải nộp trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Là loại thuế đánh vào: Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;

- Thu tiền thuê đất: là khoản thu từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân phải nộp khi thuê lại đất của Nhà nước để dùng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhà ở...

 Thu phí - lệ phí

Phí: Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí.

Lệ phí: Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước được quy định trong danh mục phí.

- Thu khác ngân sách: Là khoản thu ngoài các khoản thu từ các đơn vị, cá nhân được huy động vào Nhà nước không mang tính chất hoạt động kinh doanh.

- Thu quản lý qua ngân sách: Là các khoản thu mang tính chất đóng góp. Khoản thu này được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để xây dựng các công trình tại địa phương.

- Thu kết dư: Là khoản thu khi hết năm ngân sách sau khi cân đối các khoản thu, chi, số dư còn lại gọi là kết dư.

- Thu bổ sung: Đây là khoản thu mà ngân sách Tỉnh bổ xung cho ngân sách huyện để chi, bao gồm bổ sung cân đối và bổ xung mục tiêu. Căn cứ dự toán ngân sách huyện được duyệt và tính toán các khoản thu mà ngân sách được hưởng theo quy định, nếu số chi lớn hơn số thu thì ngân sách Tỉnh sẽ bổ sung số còn thiếu. Hoặc trong năm phát sinh số bổ sung có mục tiêu cho các chương trình dự án như chương trình 134,135/CP...

- Thu chuyển nguồn: Là số tiền của ngân sách năm trước chưa kịp thanh toán thì phải chuyển nguồn sang năm sau để chi.

Chi ngân sách:

 Chi thường xuyên:

Chi cho sự nghiệp kinh tế: Chi cho sự nghiệp khuyến nông, khuyến lâm, thủy lợi: Bảo dưỡng các công trình thủy lợi, các trang trại nông nghiệp, ngư nghiệp, bảo

Sự nghiệp giao thông: Bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác.

Sự nghiệp thị chính: Bảo dưỡng hệ thống đèn đường chiếu sáng vỉa hè. Sự nghiệp địa chính: Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động khác.

Sự nghiệp môi trường: Công tác bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và các hoạt động khác.

Sự nghiệp giáo dục: Chi cho công tác Giáo dục - Đào tạo, dạy nghề.

Sự nghiệp y tế: xây dựng phòng khám, công tác phòng, khám, chữa bệnh bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Bảo đảm xã hội: Công tác cứu tế xã hội, chống các tệ nạn xã hội, trợ cấp các đối tượng chính sách và các hoạt động khác.

Sự nghiệp văn hóa thông tin: Các hoạt động văn hóa thông tin như bảo tồn, bảo tàng, thư viện, văn nghệ và các hoạt động khác.

Quản lý hành chính: Các hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, ủy ban mặt trận tổ quốc, hội cựu chiến binh, hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Quốc phòng - An ninh: Các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự xã hội. Bổ xung ngân sách xã: là khoản chi giúp các xã, thị trấn thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương, cân đối thu, chi ngân sách.

Chi khác: Chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp ở địa phương.

 Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý.

 Chi chuyển nguồn: Là các khoản chi của ngân sách năm trước chưa đủ điều kiện để thanh toán, phải chuyển sang năm sau để thanh toán tiếp.

 Dự phòng: Khoản dự phòng này được tính trên cơ sở từ 2% đến 5% dự toán để chi phòng chống, khác phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ quan trọng về phòng chống, an ninh, nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán trong năm ngân sách.

 Chi quản lý qua ngân sách: Là khoản chi lấy từ nguồn thu quản lý qua ngân sách bao gồm phí và đóng góp của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)