Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 83)

5. Kết cấu của Luận văn

3.3.2. Yếu tố chủ quan

* Bộ máy quản lý:

Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu, chi ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp huyện không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu, chi ngân sách.

* Cơ sở vật chất:

Vốn là một vấn đề quan trọng trong công tác quản lý ngân sách. Đặc thù công việc là làm việc với những giá trị lớn, nên trang thiết bị hiện đại, tốc độ cao là vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý ngân sách. Tuy nhiên, hệ thống máy móc thiết bị tại huyện đã cực kỳ lỗi thời, vô cùng chậm chạp khiến cho công việc nhập và xử lý số liệu mất rất nhiều thời gian. Các cán bộ phụ trách tài chính đã nhiều lần kiến nghị lên huyện xin chi nâng cấp, nhưng vì nguồn vốn của huyện vô cùng hạn hẹp và cần phải chi cho rất nhiều các hoạt động khác trong huyện nên cho đến nay vẫn chưa được đáp ứng.

Mặt khác, hệ thống cơ sở vật chất như bàn, ghế, tủ đựng tài liệu,...của huyện cơ bản đã cũ nát và không được nâng cấp nhiều năm nay. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác lưu trữ, bảo quản các tài liệu quan trọng về quản lý tài chính.

* Khoa học công nghệ:

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý nói chung và quản lý ngân sách nói riêng là đặc biệt quan trọng, nhất là khi công việc gắn liền với giá trị tiền rất lớn là một việc vô cùng quan trọng.

Thực tế hiện nay có rất nhiều các phần mềm máy tính có chất lượng tốt giúp quản lý ngân sách một cách hiệu quả như PX 2.0, Misa,..Tuy nhiên, do ngân sách còn nhiều hạn chế, chính vì vậy hiện tại huyện không hề có bất kỳ phần mềm đặc dụng nào hỗ trợ công tác quản lý ngân sách mà chỉ có phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel,...Chính vì vậy, công tác quản lý và tính toán ngân sách rất dễ sai sót, nhầm lẫn, dẫn đến sai số và hiệu quả không cao. Vì vậy, việc trang bị phần mềm và các công nghệ khác phục vụ quản lý ngân sách là vô cùng cần thiết.

* Trình độ cán bộ quản lý ngân sách:

Theo số liệu của Phòng Tài chính- KH, hiện nay trên toàn huyện gồm 13 phòng chuyên môn quản lý nhà nước, 07 tổ chức đảng, đoàn thể, 5 đơn vị sự nghiệp, 3 xã, thị trấn thuộc huyện quản lý và thụ hưởng từ ngân sách cấp huyện; trong đó: có 30 cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách, chia ra: cấp huyện 20 người, cấp xã 10 người (Chủ tịch UBND 3; cán bộ tài chính kế toán 7); Hầu hết cán bộ làm công tác quản lý ngân sách tại các phòng, đơn vị cấp huyện, xã thị trấn đều có trình độ Đại học. (94,7% Đại học; 5,3% trình độ Trung cấp); 13,53% cán bộ có thâm niên trong ngành từ 5 năm trở nên; 41,35% có thâm niên trong ngành từ 3 đến 5 năm; 45,12% cán bộ mới tham gia QLNS dưới 3 năm.

* Kinh nghiệm làm việc:

Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNS cấp xã cơ bản nhận thức được đầy đủ về trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý, điều hành ngân sách theo luật NSNN. Song trình độ chuyên môn còn hạn chế 35% cán bộ QLNS cấp xã có trình độ trung cấp; 50% có thời gian công tác trong ngành dưới 3 năm nên thiếu kinh nghiệm, chưa chủ động trong công tác tham mưu cho chính

quyền địa phương nuôi dưỡng, phát triển và khai thác nguồn thu cũng như huy động đóng góp của dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)