Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 58)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế-xã hội của Huyện đảo Cô Tô

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế huyện Cô tô có xu hướng ngược với xu hương tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung. Sau khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng kinh tế của huyện tăng vọt hơn hẳn so với 10 năm của giai đoạn trước đó (giai đoạn 2001- 2009). Do có những điều kiện thuận lợi riêng nên những tác động của khủng hoảng kinh tế tới huyện Cô Tô không rõ ràng. Mặt khác, nguồn thu nhập chính của huyện Cô Tô là khai thác tài nguyên biển và du lịch nhưng chủ yếu là khách du lịch bình dân giá rẻ nên không bị tác động của khủng hoảng kinh tế.

Kể từ 2010, tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô có sự gia tăng rõ rệt và xu hướng ngày càng cao và ổn định. Đây là dấu hiệu tích cực trong bối cảnh kinh tế cả nước nói chung có những dấu hiệu chững lại và có nhiều khó khăn. Những điều kiện cơ sở hạ tầng căn bản cho phát triển như điện, giao thông, y tế, giáo dục được

quan tâm đầu tư là yếu tố giúp người dân trên đảo yên tâm đầu tư phát triển kinh tế và tạo ra sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế tới Cô Tô. Đó chính là những thay đổi lớn và mang tới kết quả tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của huyện ở mức khá cao trong vài năm gần đây.

Đơn vị tính: %

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Cô tô

Nguồn: Phòng Thống kê huyện và báo cáo KT-XH hàng năm

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hiện tại, kinh tế của huyện Cô Tô vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ngành nông – lâm – thủy sản. Tuy nhiên, xu hướng phụ thuộc đang có xu hướng giảm dần khi đóng góp của ngành dịch vụ đang có xu hướng gia tăng và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2013.

Do được đầu tư nguồn điện lưới nên các hộ dân trên đảo đã đầu tư mạnh xây dựng khách sạn và nhà hàng kết hợp với các hoạt động thúc đẩy và quảng bá du lịch của lạnh đạo huyện Cô Tô. Kết quả, lượng khách du lịch và doanh thu từ khu vực này tăng mạnh. Về lĩnh vực công nghiệp chế biến, do năm 2013 chế biến sứa tăng mạnh đã dẫn tới doanh thu của ngành này cũng tăng đột biến so với năm 2012. Đây

trị sản xuất của ngành dịch vụ và công nghiệp tăng lên chiếm gần 55%. Đóng góp của ngành nông nghiêp cũng giảm.

Sự tăng nhanh đóng góp của khu vực dịch vụ giúp kinh tế huyện Cô Tô phát triển ổn định hơn và bớt phụ thuộc vào thiên nhiên khi chủ yếu người dân dựa vào đánh bắt, khu vực này có nhiều rủi ro và sự bất ổn đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến của Cô Tô hiện chủ yếu dựa vào khai thác và chế biến sứa, kết quả kinh doanh của ngành này phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên và lượng sứa người dân thu gom sứa. Vì vậy, ngành công nghiệp chế biến có thể nói hiện vẫn là ngành có đóng góp vào kinh tế không ổn định và thiếu bền vững. Bên cạnh đó, chế biến sứa hiện vẫn chỉ là sơ chế và xuất thô sang Trung Quốc nên giá trị gia tăng thấp.

Hình 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Cô Tô (%)

Nguồn: UBND huyện Cô Tô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)