5. Kết cấu của Luận văn
4.2.1. Đổi mới quan điểm và nhận thức về vai trò, vị trí, tính chất của nông
nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thực tế trong những năm vừa qua, đã có không ít cán bộ, Đảng viên cũng như một bộ phận tầng lớp nhân dân cho rằng CNH-HĐH là tập trung phát triển công nghiệp mà xem nhẹ vai trò của ngành nông nghiệp. Do đó có lúc vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp bị xem nhẹ. ngành nông nghiệp không được đầu tư thoả đáng. Quan điểm và nhận thức mới phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta trong thế kỷ XXI. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp: “Đẩy mạnh hơn nữa CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn…Phải phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao”. Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Cô Tô lần thứ 22 xác định: “Nhận thức về vai trò CNH-HĐH. nông thôn chưa đầy đủ và sâu sắc”, “đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn”.
Xuất phát từ quan điểm của Đảng, Nhà nước và những định hướng phát triển của địa phương, cần tập trung cao độ sức lực, trí tuệ, cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo bước đột phá trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng cao. Phải đưa chủ trương, đường lối, chính sách vào thực tế cuộc sống. Đây là bước khởi đầu để biến nông nghiệp từ tự cấp tự túc, kinh tế nông thôn thuần nông thành nông nghiệp thương phẩm. kinh tế hộ đa ngành. Từ đổi mới quan điểm nhận thức của các ngành chức năng ở Trung Ương, cần nghiên cứu, hoàn thiện, bổ sung cơ chế, chính sách vĩ mô nhằm tạo động lực tinh thần và tiền đề
về vật chất, tạo bước đột phá trong nông nghiệp, nông thôn. Đi đôi với việc đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của nông nghiệp nông thôn trong sự nghiệp đổi mới, đối với các cán bộ quản lý liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp của huyện, cần trang bị những kiến thức về quản lý về kinh tế đầu tư trong nông nghiệp, trong việc thực hiện các chính sách đầu tư nông nghiệp cho các cán bộ trực tiếp phục vụ trong ngành nông nghiệp, từ đó để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư và thực hiện tốt chính sách đầu tư.