Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 62)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế-xã hội của Huyện đảo Cô Tô

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

* Mạng lưới giao thông - Đường thủy:

Là huyện đảo xa đất liền, việc duy trì và phát triển đường thủy giữa đảo với đất liền, giữa các đảo và xây dựng hệ thống đường bộ trên mỗi đảo có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hiện tại, huyện có một cảng quân sự Bắc Vàn và hai cảng khác là: cảng Thanh Lân nối xã với huyện, cảng Cô Tô nối liền đất liền với huyện. Tuy nhiên, giao thông đi lại vẫn gặp nhiều khó khăn khi gặp thời tiết xấu, tần suất tàu chạy giữa huyện với đất liền vẫn còn thấp

- Hệ thống giao thông đường bộ:

Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của huyện cơ bản được bê tông hóa. Hệ thống đường bộ hiện tại cơ bản đáp ứng được cơ bản nhu cầu đi lại của người dân và du khách trên đảo. Tuy nhiên, hầu hết đường đô thị và trục đường chính xây dựng bằng bê tông, mặt đường còn xấu, một số tuyến đường đã có dấu hiệu xuống cấp. Để tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế trên đảo phát triển, huyện cần phải tiến hành đầu tư xây dựng các đường xương cá từ trục chính đến các thôn, nâng cấp các tuyến đường và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn. Khu vực đô thị cần nhựa hóa nhằm tăng thẩm mỹ và chất lượng đường phục vụ dân cư và du khách.

* Mạng lưới điện và hệ thống chiếu sáng

Chỉ cách đây vài năm, huyện Cô Tô còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình cho sinh hoạt và sản xuất. Cụ thể, năm 2012 chỉ chưa được một nửa số hộ gia đình sử dụng điện nhưng do được tỉnh đầu tư điện lưới ra tận đảo nên hiện nay toàn bộ 100% hộ gia đình trên đảo đều có

điện. Đây là sự thay đổi mang tính lịch sử đối với lãnh đạo và người dân huyện Cô Tô vì nó có tác động lớn không chỉ tới sinh hoạt của người dân mà nó còn tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và ổn định. Từ đó tạo tiền đề cho phát triển mở rộng sang các ngành, lĩnh vực khác giúp diện mạo đô thị và kinh tế của huyện thay đổi tích cực.

Hình 3.3: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện huyện Cô Tô

Nguồn: UBND huyện Cô Tô (2014) * Mạng lưới cấp, thoát nước

- Mạng lưới cung cấp nước: Mạng lưới cung cấp nước cho huyện trong thời gian qua đã được chính quyền huyện quan tâm đầu tư đặc biệt là hồ Trường Xuân và hồ C4. Xã Thanh Lân đã xây dựng được hệ thống hồ đập với diện tích 3 ha; xã Đồng Tiến đã xây dựng được hệ thống hồ đập với diện tích là 4 ha; thị trấn Cô Tô đã xây dựng được hệ thống hồ đập với diện tích là 21 ha. Nhìn chung với hệ thống hồ đập và kênh mương như hiện nay, thì nhu cầu về nước để phục vụ cho đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của huyện đã được đáp ứng đầy đủ.

- Mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải: Hệ thống thoát nước chủ yếu trên địa bàn huyện là hệ thống mương, rãnh gắn với các trục đường kết hợp với thoát nước thải ra biển. Hiện tại trên địa bàn huyện đang xây dựng cơ sở xử lý rác thải sử dụng công nghệ đốt rác.

Hình 3.4: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh

Nguồn: UBND huyện Cô Tô (2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn của huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)