quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Từ thực tế quản lý đội ngũ cán bộ công chức của các địa phương có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý đội ngũ cán bộ công chức tại UBND quận Cầu Giấy như sau:
Một là: Triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật, các Nghị định của Chính Phủ, thông tư của Bộ Nội Vụ, các chỉ thị, nghị quyết Trung Ương; chương trình, đề án của Thành phố, của quận về công tác cán bộ nói chung và quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp quận nói riêng.
Hai là: Đặc biệt coi trọng và thực hiện tốt các khâu xây dựng kế hoạch, quy hoạch tạo nguồn đến đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động. công tác đào tạo, bồi dưỡng phải lấy tiêu chuẩn chức danh, vị trí công việc và kết quả quy hoạch làm căn cứ đào tạo. Chú trọng luân chuyển cán bộ từ cấp quận về cơ sở và ngược lại.
Ba là: Coi trọng quản lý đội ngũ cán bộ công chức. Tạo điều kiện phát triển đội ngũ cán bộ công chức, trong đó đặc biệt chú ý tới cán bộ công chức nữ, cán bộ công chức trẻ.
Bốn là: Để thu hút người tài cũng như tránh tình trạng "Chảy máu chất xám" ngoài các chính sách về tiền lương chúng ta cần thực hiện các chính sách về hình thức thưởng và công nhận về mặt tinh thần cũng là các công cụ hữu ích trong việc thúc đẩy hiệu quả công tác miễn là các biện pháp này được sử dụng một cách sáng suốt và tránh hiện tượng tiêu cực.
Năm là: Đánh giá cán bộ công chức là khâu tiền đề, quy hoạch cán bộ là khâu nền tảng, luân chuyển cán bộ là khâu đột phá và đào tạo, bồi dưỡng vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận văn và tập trung nhiều nhất ở chương tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả đã chứng minh được khoảng trống cần nghiên cứu, chính là lý do lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ này. Hơn nữa, tác giả cũng kế thừa được một số nội dung cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn về quản lý đội ngũ cán bộ công chức tại UBND cấp Quận, Huyện để sử dụng cho việc phân tích nội dung của các chương khác của luận văn.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1: tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và chương 3: phân tích thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ công chức tại UBND Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội…Tác giả đã đọc và nghiên cứu sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn đã công bố, tra cứu các trang website để tăng sự hiểu biết và làm nền tảng cho NCKH của mình.
2.1.2. Phương pháp thống kê mô tả
Trên cơ sở số liệu thu thập được về số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC tác giả sẽ tổng hợp thành các bảng thống kê nhằm đưa ra những đánh giá và nhận định xu hướng phát triển, từ đó có những kiến nghị phù hợp.
2.1.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Nhiệm vụ của phân tích là thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Tổng hợp là từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Nó là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.
Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn, đặc biệt trong chương 3 và chương 4: Phân tích và đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý đội ngũ CBCC tại UBND Quận Cầu Giấy.
2.1.4. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được liên quan đến đề tài, luận văn tiến hành việc so sánh các thời điểm trước năm 2014 với sau năm 2014, giữa các năm trong giai đoạn 2014-2018 trong công tác quản lý đội ngũ CBCC UBND quận Cầu Giấy. Qua đó làm rõ kết quả, hiệu quả, vai trò công tác quản lý CBCC ở UBND quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội.
2.1.5. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Để có số liệu định lượng đánh giá quản lý đội ngũ CBCC của quận, luận án thực hiện phương án khảo sát, lấy thông tin từ số liệu sơ cấp qua phương pháp đã được sử dụng như:
- Phương pháp điều tra trực tiếp là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp qua đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện bằng một số hình thức như phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn trả lời câu hỏi… Thực hiện phương pháp này do tác giả là thành viên trong các đoàn đi khảo sát của quận cùng với Ban Tổ chức Quận ủy và Phòng Nội vụ thực hiện hàng năm.
- Phương pháp điều tra gián tiếp: thông qua kết quả điều tra qua bảng câu hỏi và các bảng tổng hợp hàng năm của Ban Tổ chức Quận ủy Cầu Giấy và Phòng Nội vụ của UBND quận Cầu Giấy.
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quản lý đội ngũ CBCC tại UBND quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
2.2.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ CBCC được giới hạn tại UBND quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội từ năm 2014 đến 2018. Các số liệu nghiên cứu đưa ra trong đề tài sẽ được thu thập trong khoảng thời gian này. Thời gian đề xuất giải pháp 2019 - 2025.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Khái quát về UBND quận Cầu Giấy và đội ngũ cán bộ công chức UBND quận Cầu Giấy chức UBND quận Cầu Giấy
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội UBND quận Cầu Giấy
* Đặc điểm tự nhiên
Ngày 22/11/1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/CP về việc thành lập quận Cầu Giấy gồm 7 đơn vị hành chính phường, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà tách ra từ huyện Từ Liêm. Ngày 05/01/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường Dịch Vọng Hậu trên cơ sở tách từ hai phường Quan Hoa và Dịch Vọng. Ngày 01/4/2005, Phường Dịch Vọng Hậu chính thức đi vào hoạt động, từ đó đến nay quận Cầu Giấy có 8 phường gồm: Phường Dịch Vọng, phường Quan Hoa, phường Trung Hoà, phường Mai Dịch, phường Yên Hoà, phường Nghĩa Đô, phường Nghĩa Tân và phường Dịch Vọng Hậu.
Nằm ở phía Tây, cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 6km, quận Cầu Giấy có tổng diện tích tự nhiên 1.210,07ha, dân số khi mới thành lập là 82.900 người, đến năm 2018, dân số quận là 285.092 người. Phía Đông quận Cầu Giấy giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa; phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm; phía Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Tây Hồ [30].
* Về kinh tế
Kinh tế của quận phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo được sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu theo đúng định hướng: từ Công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp nay chuyển sang
Dịch vụ - Thương mại và Công nghiệp - Xây dựng. Năm 1997, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 29,1 tỷ đồng, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 8,45 tỷ đồng; tổng giá trị hàng hóa luân chuyển và dịch vụ đạt 120,53 tỷ đồng. Đến năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước đạt 11.647,503 tỷ đồng và không còn thành phần kinh tế nông nghiệp; tổng giá trị luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 234.332,6 tỷ đồng. Cụm Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ hình thành (nay là Khu Công nghệ thông tin tập trung) thu hút 393 doanh nghiệp. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng nhiều. Quận Cầu Giấy đang trên đà phát triển để trở thành một trong những trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Hành chính - Giáo dục của Thủ đô với các ngành dịch vụ hiện đại về Tài chính - Ngân hàng - Tin học - Viễn Thông. Thu ngân sách tăng từ gần 100 tỷ năm 1997 lên hơn 6.718,468 tỷ đồng năm 2018 (tăng hơn 67 lần).
Công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng đô thị ngày càng đi vào nền nếp. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết về giao thông, sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị, đã đầu tư có hiệu quả phát triển nhanh hạ tầng kinh tế - xã hội với tổng số vốn hàng nghìn tỷ đồng. Nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia, nhiều khu đô thị mới liên tiếp được xây dựng như: Trung Hòa - Nhân Chính, Trung Yên, Cầu Giấy, Dịch Vọng…Từ chỗ chỉ có vài tuyến phố chính được trải nhựa, còn lại hầu hết là đường làng ngõ xóm chưa được kiên cố hóa, đến nay hệ thống giao thông, công viên cây xanh được đầu tư mở mang xây dựng đồng bộ như: đường Hoàng Quốc Việt, Trần Duy Hưng, Trần Thái Tông, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Huyên, Võ Chí Công…, công viên Cầu Giấy, công viên Nghĩa Đô đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo đô thị quận [30].
* Về xã hội
Sự nghiệp văn hóa - xã hội liên tục đạt được những thành tựu quan trọng. Ngành giáo dục - đào tạo quận được quan tâm phát triển mạnh mẽ cả về giáo dục
toàn diện và giáo dục mũi nhọn. Trong hơn 20 năm qua, Quận đã đầu tư 2.022,638 tỷ đồng để xây mới, cải tạo sửa chữa trường học, là đơn vị dẫn đầu thành phố về đầu tư cho giáo dục. Toàn quận có 43 trường đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt có trường THPT Nghĩa Tân đạt mô hình trường chuẩn khu vực Đông Nam Á. Ngành giáo dục quận tự hào có nhiều giáo viên đạt giải Nhất thi soạn giáo án cấp quốc gia và soạn giáo án điện tử cấp thành phố, nhiều học sinh giỏi đạt giải cấp quốc gia và quốc tế. Liên tục nhiều năm ngành giáo dục và đào tạo quận được nhận cờ thi đua xuất sắc của Thành phố.
Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được đặc biệt quan tâm, chất lượng khám chữa bệnh ban đầu được nâng lên, 100% phường đạt chuẩn quốc gia y tế theo tiêu chí mới. Trung tâm y tế quận là đơn vị đầu tiên trong số 30 Trung tâm y tế Quận, Huyện của Thành phố thực hiện đủ điều kiện khám sức khỏe theo quy định của Bộ y tế.
Hoạt động văn hóa - thể thao được đẩy mạnh từ quận tới cơ sở. Đến năm 2018, tất cả các phường đều có nhà văn hóa được xây dựng khang trang, các tổ dân phố, liên tổ dân phố đều có nhà họp. Hoạt động thể dục thể thao theo phong trào và thể thao thành tích cao được quan tâm phát triển; nhiều điểm vui chơi, nhà văn hóa, di tích lịch sử được đầu tư nâng cấp, cải tạo góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào đều ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội được thực hiện đạt nhiều kết quả tốt; 100% hộ gia đình được cấp nước sạch, hàng chục nghìn người được giới thiệu giải quyết việc làm. Cầu Giấy hiện không còn hộ nghèo [30].
3.1.2. Tổng quan về đội ngũ cán bộ công chức Ủy ban Nhân dân quận Cầu Giấy quận Cầu Giấy
3.1.2.1. Về số lượng
Tổng số cán bộ công chức của quận đến cuối năm 2014 có 311 người, trong đó khối cơ quan quản lý nhà nước là 85 người, chiếm 27,33%; Khối Đảng, đoàn thể: 56 người chiếm 18,01%, Khối cán bộ công chức phường: 170 người chiếm 54,66%.
Đến năm 2018 có 323 người; Trong đó khối quản lý nhà nước là 99 người chiếm 30,65%; Khối Đảng, đoàn thể là 60 người chiếm 18,56%; Khối cán bộ công chức cấp phường là 164 người chiếm 50,79%.
Nhìn chung, tổng số cán bộ công chức và các khối trong thời kỳ này vẫn có xu hướng tăng lên đặc biệt là cán bộ công chức cấp phường, nguyên nhân trước hết do quận được bổ sung thêm biên chế hàng năm trong khung biên chế của Thành phố giao nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận. Diễn biến số lượng cán bộ công chức trong các khối qua từng năm như sau:
Bảng 2.1. Số lƣợng cán bộ công chức các khối Khối/Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Cả quận 311 330 333 345 323 Đảng, đoàn thể 56 60 58 61 60 QLNN cấp quận 85 90 100 104 99 Nhóm CBCC phường 170 180 161 180 164 Tỷ lệ % khối QLNN trong tổng số CBCC; 27,33 27,27 30,03 30,14 30,65
Nguồn: Ban Tổ chức Quận ủy Cầu Giấy và Phòng Nội vụ quận Cầu Giấy từ năm 2014 - 2018
Theo số liệu trên cho thấy, đội ngũ cán bộ công chức thuộc nhóm cơ quan QLNN của quận chiếm tỷ lệ rất nhỏ (từ 27,33% năm 2014 và 30,65% năm 2018). Tuy nhiên, đội ngũ này lại chiếm số lượng khá lớn và tăng dần theo từng năm (tăng từ 85 người năm 2014 lên 99 người năm 2018). Nguyên nhân là do Thành phố Hà Nội thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện, thị xã trên cơ sở toàn bộ biên chế của Đội Thanh tra xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng, do đó biên chế của quận năm 2018 có tăng so với các năm trước.
Đặc biệt, trong mấy năm gần đây, nhất là sau Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 có sự phát triển thì sự thay đổi về mặt số lượng diễn ra nhanh hơn với số lượng lớn hơn do những thay đổi trong tổ chức bộ máy. Đến thời điểm hiện nay, UBND UBND quận Cầu Giấy có 13 phòng; 7 đơn vị sự nghiệp với biên chế QLNN là 99 người. Do việc tách nhập một số đơn vị sự nghiệp và phân cấp quản lý cho phù hợp với cơ cấu bộ máy QLNN số lượng các phòng, ban được điều chỉnh cho phù hợp với các quy định và thực tiễn.
Việc tổ chức sắp xếp, sát nhập lại các đầu mối đã làm giảm số lượng đầu mối hiện còn:
* 13 phòng, gồm:
- Văn phòng HĐND và UBND quận - Phòng Nội vụ
- Phòng Tư pháp - Thanh tra quận
- Phòng Tài chính- Kế hoạch - Phòng Kinh tế
- Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Phòng Quản lý đô thị
- Phòng Lao động - Thương binh XH - Phòng Văn hóa và Thông tin - Phòng Giáo dục và đào tạo - Phòng Y tế
- Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị
* và 7 đơn vị sự nghiệp gồm: - Trung tâm Văn hóa - Thông tin - TT - Ban Quản lý Khu CNTT tập trung - Ban Quản lý chợ quận Cầu Giấy - Trung tâm GDNN-GDTX quận
- Ban quản lý dự án đầu tư XD - Trung tâm phát triển quỹ đất
- Trung tâm Dịch vụ xổ số, tư vấn và du lịch
3.1.2.2. Về cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức - Cơ cấu độ tuổi giai đoạn 2014-2018
Ở UBND quận Cầu Giấy, số lượng cán bộ công chức thuộc khối các cơ quan Nhà nước cấp quận ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi này thường chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%) và có xu hướng giảm nhẹ qua từng năm. Ngược lại, ở độ