Hoàn thiện việc đánh giá cán bộ công chức ·························

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ công chức quận cầu giấy thành phố hà nội​ (Trang 89 - 101)

4.2.6.1. Hoàn thiện tổ chức đánh giá đúng cán bộ công chức

Đánh giá cán bộ công chức là khâu quan trọng đầu tiên của công tác cán bộ, từ đó mới có thể làm tốt việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, cũng như giúp cán bộ công chức phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, tiến bộ không ngừng.

Để nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ công chức, bảo đảm tính khách quan, trung thực, chính xác, UBND quận Cầu Giấy phải thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Thực hiện nghiêm túc quy chế đánh giá cán bộ công chức trên cơ sở làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của cấp ủy đảng, người đứng đầu và cơ quan quản lý cán bộ công chức.

- Tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh quy chế, quy trình đánh giá cán bộ công chức kết hợp với xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể, thống nhất cho từng loại cán bộ công chức phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, giúp cán bộ công chức có định hướng phấn đấu, các chủ thể đánh giá có căn cứ rõ ràng khi xem xét cán bộ công chức.

- Tiến hành đồng bộ, công phu, tỉ mỉ, thận trọng các khâu trong đánh giá; mở rộng dân chủ, nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ công chức, nhất là đội ngũ cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý, công khai hóa công tác đánh giá cán bộ, thường xuyên rút kinh nghiệm sau mỗi lần đánh giá; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, thiếu trung thực trong tự đánh giá của mỗi cán bộ công chức thiếu khách quan, công tâm, độc đoán, chuyên quyền của các chủ đề đánh giá.

- Tăng cường vai trò hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cấp trên; tập hợp rộng rãi các kênh thông tin, ý kiến đánh giá từ cán bộ công chức và quần chúng nhân dân.

- Cấp ủy và người đứng đầu phải nắm vững và gương mẫu chấp hành quyết định, quy chế, hướng dẫn,yêu cầu về đánh giá cán bộ công chức; công tâm, khách quan và dám chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến và quyết định của mình. Trong chỉ đạo và trong quá trình tiến hành đánh giá cán bộ công chức phải bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch, khách quan, toàn diện, tính lịch sử cụ thể và có nhiều kênh thông tin chính xác, hồ sơ được thiết lập chu đáo.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình đánh giá cán bộ công chức theo các bước: Bản thân cán bộ công chức tự kiểm điểm, nhận xét, đánh giá; người đứng đầu và tập thể cấp ủy đảng nơi cán bộ công chức công tác nhận xét đánh giá; tập thể chi ủy nơi cán bộ công chức cư trú nhận xét đánh giá. Trong thực hiện quy trình đánh giá cán bộ công chức, cần phân công người chịu trách nhiệm trước tiên trong việc nhận xét, đánh giá đối với cán bộ công chức thuộc lĩnh vực mà người đó được phân công phụ trách. Cơ quan tổ chức cán bộ đề xuất quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong nhận xét, đánh giá cán bộ công chức; thực hiện tốt quy trình đánh giá; chuẩn bị đầy đủ tài liệu, các căn cứ để làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền nhận xét, đánh giá cán bộ

công chức. Cấp có thẩm quyền đánh giá cần phải nhạy bén trong quá trình nắm bắt và sàng lọc thông tin để đánh giá CBCC.

- Tạo điều kiện cho đại diện các đoàn thể và những người có liên quan tham gia vào đánh giá cán bộ công chức tham gia ý kiến về sự lãnh đạo của cấp ủy, sự rèn luyện của cán bộ công chức để tạo được sự đồng thuận, nhất trí trong đánh giá, gắn việc đánh giá cán bộ công chức với những kết quả lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt công tác ở cơ quan, đơn vị.

- Phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, dân chủ trong thảo luận, kết hợp theo đa số. Tổng hợp thành văn bản nội dung chính từ bản tự kiểm điểm của cán bộ công chức; nhận xét của cấp ủy đảng nơi cán bộ công chức công tác, ý kiến của tập thể chi ủy nơi cán bộ công chức cư trú gửi đến cơ quan có thẩm quyền để sau đó tập thể xem xét, cho ý kiến.

KẾT LUẬN

Quản lý đội ngũ cán bộ công chức là công tác hết sức quan trọng và đòi hỏi thực hiện một cách khoa học và thường xuyên; nhất là trong tình hình hiện nay đất nước đang tiến hành CNH, HĐH theo định hướng XHCN trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có cả thuận lợi và khó khăn, có thời cơ vận hội và thách thức đan xen. Đảng ta, Nhà nước ta cũng đã khẳng định: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức ngang tầm nhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn là việc làm vừa cơ bản, vừa cấp bách và là công tác thường xuyên và lâu dài. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, đề tài quản lý đội ngũ CBCC được lựa chọn nghiên cứu trong giới hạn của địa bàn UBND quận Cầu Giấy.

Hiện nay, quận Cầu Giấy đang bước vào giai đoạn của thời kỳ đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn. Đó là những cơ hội hết sức to lớn nhưng đồng thời cũng là những thách thức đòi hỏi phải giải quyết một cách thận trọng và có hiệu quả cao. Trách nhiệm chính đặt trên vai đội ngũ CBCC nói riêng và nhân dân quận Cầu Giấy nói chung. Từ mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã đạt được các kết quả chính sau:

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý CBCC; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ CBCC tại UBND quận Cầu Giấy. Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác quản lý đội ngũ CBCC đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là nguyên nhân khách quan, công tác này còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý đội ngũ CBCC, phân tích thực trạng quản lý đội ngũ CBCC tại UBND quận Cầu Giấy và yêu cầu đối với công tác này trong tình hình mới, luận văn đã đề xuất

05 giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đội ngũ CBCC. Đó là các giải pháp: (1) Hoàn thiện công tác quy hoạch CBCC, (2) Hoàn thiện công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, luân chuyển CBCC, (3) Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC, (4) Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ CBCC, (5) Hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ công chức. Các giải pháp cần được thực hiện đồng bộ, có sự phối hợp khoa học, chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền các cấp, sự tham gia tích cực, thiết thực của các tổ chức, đoàn thể và nhân dân UBND quận Cầu Giấy.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ quận Cầu Giấy, 2015. Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ quận khóa IV nhiệm kỳ 2010-2015 trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020. Cầu Giấy.

2. Ban Tổ chức Quận ủy Cầu Giấy, Báo cáo công tác tổ chức xây dựng Đảng các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.

3. Ban Tổ chức Quận ủy Cầu Giấy, 2017, 2018. Kết quả điều tra, khảo sát về công tác quản lý cán bộ công chức.

4. Ban Tổ chức Quận ủy Cầu Giấy, Báo cáo công tác rà soát quy hoạch cán bộ công chức cấp quận nhiệm kỳ 2015 - 2020.

5. Chính phủ, 2010. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 về tuyển dụng sử dụng và quản lý công chức. Hà Nội.

6. Trần Thị Kim Dung, 2011. Cán bộ công chức cấp phường của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sỹ quản lý Nhà nước. Hà Nội: Học viện hành chính.

7. Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc, 1994. Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử. Hà Nội:Nxb Chính trị quốc gia. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ VII. Hà Nội: NXB Sự thật.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2009. Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa X. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa VII. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

12. Nguyễn Trọng Điều, 2007. Về chế độ công vụ Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

13. Nguyễn Ngọc Hiến, 2001. Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

14. Trần Đình Hoan, 2009. Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia

15. Quận ủy Cầu Giấy, 2015. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Cầu Giấy lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020. Cầu Giấy.

16. Quận ủy Cầu Giấy, 2017. Báo cáo tổng kết công tác đào tạo lý luận chính trị trên địa bàn quận Cầu Giấy.

17. Hồ Chí Minh, 2000. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

18. Hồ Chí Minh, 2000. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Trần Thị Ngà, 1999. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, Luận văn thạc sĩ Quản lý Nhà nước. Hà Nội.

20. Hà Quang Ngọc, 1999. "Đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở: Thực trạng và giải pháp". Tạp chí Cộng sản. số 2/1999.

21. Bùi Đình Phong, 2002. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Hà Nội, Nxb Lao động.

22. Thanh Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương, 2004. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

23. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương, 2005. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 24. Thang Văn Phúc và cộng sự, 2004. Hệ thống công vụ và xu hướng cải

25. Quốc hội, 2008. Luật số 22/2008/QH 12 ngày 13/11/2008 về cán bộ công chức. Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Thu Trang, 2010. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tại tỉnh Phú Thọ hiện nay. Luận văn thạc sỹ quản lý Nhà nước. Hà Nội.

27. Trần Anh Tuấn, 2007. Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế. Luận văn tiến sĩ. Hà Nội. 28. Vũ Huy Từ, 2002. "Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ

cơ sở". Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 5/2002.

29. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm, 2003. Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 30. UBND quận Cầu Giấy, 2014-2018. Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội các

năm từ 2014 - 2018 của quận Cầu Giấy.

31. UBND quận Cầu Giấy, 2014-2018. Báo cáo đánh giá, xếp loại cán bộ công chức viên chức lao động hợp đồng từ năm 2014 - 2018.

32. UBND quận Cầu Giấy, 2018. Báo cáo tình hình sử dụng biên chế từ năm 2014 - 2018.

33. UBND quận Cầu Giấy, 2018. Báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức từ năm 2014 - 2018

Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC QLNN TẠI UBND QUẬN CẦU GIẤY

(Dành cho cán bộ công chức QLNN tại UBND Quận tự đánh giá)

Để có thêm cơ sở thực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài “Quản lý đội ngũ cán bộ công chức quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội”, rất mong ông/bà cho ý kiến trả lời của mình theo những câu hỏi dưới đây:

1. Đơn vị, cơ quan mà ông/ bà hiện đang công tác:...

Chuyên ngành đƣợc đào tạo: ...

2. Ông/bà được tuyển dụng vào cơ quan QLNN thông qua hình thức nào?

A. Thi tuyển công chức C. Xét tuyển

B. Điều động, luân chuyển D. Hình thức khác:...

3. Ông/bà cho biết lĩnh vực đang công tác có phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành đƣợc đào tạo không?

A. Rất phù hợp B. Phù hợp C. Phát triển chuyên môn D. Không phù hợp

4. Ông/bà cho biết việc sắp xếp, bố trí cán bộ công chức QLNN tại UBND quận Cầu Giấy hiện nay

A. Hợp lý B. Chưa hợp lý C. Ý kiến khác

5. Theo ông/bà, thu nhập từ tiền lƣơng của ông/bà so với mức sống trung bình của xã hội nhƣ thế nào?

A. Thấp hơn nhiều D. Cao hơn B. Thấp hơn E. Cao hơn nhiều C. Tương đương

6. Ông/bà hãy cho biết, chính sách tiền lƣơng đối với công chức nhƣ hiện nay có phù hợp không?

Nếu không phù hợp, hãy cho biết lý do vì sao?

A. Vì lương của công chức hiện nay thấp hơn so với khu vực doanh nghiệp. B. Việc tăng lương chưa căn cứ vào kết quả thực hiện công việc và mức tăng của mỗi lần còn thấp.

C. Lý do khác: ...

7. Ông/bà đánh giá nhƣ thế nào về kết quả đánh giá và phân loại công chức hằng năm?

A. Đúng thực chất B. Không đúng thực chất.

8. Ông/bà hãy đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của công chức QLNN tại UBND quận Cầu Giấy hiện nay theo tiêu chí sau:

(Tốt: 4 điểm, Khá: 3 điểm, Trung bình: 2 điểm, Yếu: 1 điểm)

Kỹ năng nghề nghiệp Điểm

1 2 3 4

Thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin

Kỹ năng phối hợp Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng thuyết phục Kỹ năng tiếp công dân Kỹ năng viết báo cáo Kỹ năng thuyết trình

9. Ông/bà hãy đánh giá đạo đức công vụ của cán bộ công chức QLNN tại UBND quận Cầu Giấy hiện nay qua các tiêu chí sau:

(Rất tốt: 5 điểm, Tốt: 4 điểm, Bình thường: 3 điểm, Không tốt: 2 điểm, Kém: 1 điểm)

Đạo đức công vụ Điểm

1 2 3 4 5

Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước

Thái độ làm việc

Chấp hành nội quy cơ quan

Ý thức hỗ trợ đồng nghiệp

Thái độ phục vụ Nhân dân

10. Ông/bà hãy đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức QLNN tại UBND quận Cầu Giấy qua các tiêu chí sau:

(Không đạt yêu cầu: 1 điểm, đạt yêu cầu: 2 điểm, tốt: 3 điểm, rất tốt: 4 điểm)

Mức độ hoàn thành công việc Điểm

1 2 3 4

Khối lượng công việc hoàn thành Chất lượng công việc

11. Ông/ bà cho biết việc chấp hành giờ giấc làm việc của cán bộ công chức tại UBND quận Cầu Giấy nhƣ thế nào:

A. Chấp hành nghiêm túc B. Luôn luôn đi muộn, về sớm C. Thường xuyên đi muộn, về sớm D. Thỉnh thoảng đi muộn, về sớm

Phụ lục 2

PHIẾU ĐIỀU TRA

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC QLNN TẠI UBND QUẬN CẦU GIẤY

(Dành cho người dân trong Quận đánh giá)

Để có thêm cơ sở thực tiễn phục vụ cho việc đánh giá công chức của các phòng, ban thuộc cơ quan quản lý nhà nước, QLNN) tại UBND quận Cầu Giấy rất mong ông/bà cho ý kiến trả lời của mình theo những câu hỏi dưới đây.

1. Ông/bà cho biết hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ công chức QLNN tại UBND quận Cầu Giấy hiện nay nhƣ thế nào?

A. Đáp ứng được yêu cầu công việc B. Chưa đáp ứng được yêu cầu công việc C. Đáp ứng được một phần công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ công chức quận cầu giấy thành phố hà nội​ (Trang 89 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)