5. Bố cục của luận văn
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá quản lý thu, chi NSNN
Hàng năm, căn cứ dự toán ngân sách trung ương, dự toán ngân sách địa phương, dự toán chi thường xuyên NSNN của phòng LĐ-TB&XH Sông Công, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên và UBND thành phố Sông Công quyết định việc phân bổ dự toán NSNN cho phòng thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Đánh giá hiệu quả công việc thông qua việc lập dự toán bằng cách lấy kết quả thực hiện thu, chi ngân sách thực tế so với dự toán gốc được phê duyệt. Chúng ta cũng có thể so sánh kết quả thực hiện thu, chi ngân sách của năm nay so với năm trước để đánh giá mức thu, chi ngân sách so với cùng kỳ.
Chi thường xuyên còn tình trạng lãng phí, chi sai quy định: Nguyên nhân do đâu? Ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội? Đến nguồn lực NSNN? Trách nhiệm? Biện pháp giải quyết?
Quản lý định mức thu chi NSNN: Quyết định quản lý định mức thu chi được đưa ra trong các năm 2016 - 2018. Các quyết định quản lý định mức thu chi được cơ quan có thẩm quyền phân bổ cho phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công.
Quản lý lập dự toán thu chi NSNN: Những tồn tại, hạn chế trong xây dựng dự toán thu chi NSNN để đảm bảo dự toán đúng đủ và sát với thực tế.
Quản lý thực hiện dự toán thu chi NSNN: tỷ lệ thực hiện trong năm so với số dự toán được giao.
Quản lý công tác quyết toán, thanh tra, kiểm tra các khoản thu chi NSNN: Số lượng các chứng từ hạch toán sai được phát hiện. Số tiền thu hồi các khoản chi không đúng quy định. Từ những khoản chi được thu hồi và nộp NSNN giúp cơ quan tài chính quản lý tốt việc kiểm tra quyết toán, tránh thất thoát ngân sách nhà nước, rút kinh nghiệm trong khoản chi sai.
Công tác quản lý thu chi NSNN đánh giá đồng bộ tất cả các khâu trên: lập, phân bổ, chấp hành, kiểm tra quyết toán nhằm đạt kế hoạch đề ra, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm.
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU CHI NSNN TẠI PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ
SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Khái quát phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1. Chức năng
Sông Công là thành phố ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đô thị trung chuyển hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh lân cận và vùng kinh tế khu vực Bắc Bộ. Thành phố Sông Công có diện tích tự nhiên 98,2 km2, gồm 11 đơn vị xã, phường, dân số 67.377.000 người, mật độ dân số 686 người/km2, số hộ gia đình trên 17,1 nghìn hộ. Sau gần 35 năm thành lập, thành phố đã có nhiều đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt.
Phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công là phòng quản lý nhà nước thuộc UBND thành phố Sông Công, chịu sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của UBND thành phố Sông Công, có chức năng tham mưu toàn bộ lĩnh vực công tác lao động, giảm nghèo, lĩnh vực trẻ em, bảo trợ xã hội, an toàn lao động, chính sách đối với người có công. Phòng nhận được sự kiểm tra, hướng dẫn công tác chuyên môn của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên.
3.1.1.2. Nhiệm vụ
Phòng LĐ-TB&XH Sông Công thực hiện những nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV của liên bộ Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Nội vụ:
- “Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Lao động - Thương binh Xã hội Thái Nguyên.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức hướng dẫn UBND các xã, phường thực hiện công tác giảm nghèo; trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; giải quyết việc làm; dạy nghề; trẻ em; bình đẳng giới; an toàn lao động; tệ nạn xã hội; chính sách ưu đãi người có công với cách mạng”.
- Xây dựng Đề án chương trình giảm nghèo, lập danh sách mua BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, theo dõi phát sinh tăng giảm hộ nghèo hộ cận nghèo hàng năm.
- Quản lý, theo dõi, tiếp nhận hồ sơ của người có công, thông báo lịch duyệt hồ sơ về ưu đãi học sinh sinh viên.
- Xây dựng chương trình hành động về công tác chăm sóc trẻ em, tổ chức thu quỹ trẻ em vào tháng 5 hàng năm; phối hợp với các ngành của thành phố để thực hiện các chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Tổ chức tuyên truyền tập huấn công tác bình đẳng giới hàng năm. - Tổ chức tuyên truyền, cai nghiện tại cộng đồng, và ra quyết định trình UBND thành phố đưa người nghiện đi cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội của tỉnh.
- Trình UBND thành phố Sông Công văn bản vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, thường xuyên phối hợp với UBND các xã, phường để kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ những gia đình người có công, gia đình thương binh, bệnh binh gặp khó khăn.
- Phối hợp với các đoàn thể và UBND các xã, phường xây dựng một số điển hình làm tốt chính sách thương binh, liệt sỹ và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; khen thưởng kịp thời những cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan đơn vị có nhiều đóng góp cho phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của thành phố.
- Tiếp nhận hồ sơ các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công theo quy trình iso. Quản lý các đối tượng dựa trên hồ sơ thực tế kết hợp với quản lý qua phần mềm Misposasoft.
- Hướng dẫn UBND các xã, phường theo dõi, quản lý các đối tượng người nghèo, người có công, bảo trợ xã hội.
3.1.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công gồm có:
- 01 trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng và 04 chuyên viên làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Trưởng phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công là người đứng đầu phòng, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng LĐ-TB&XH.
Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH thành phố giúp trưởng phòng số mặt công tác như: người có công; bình đẳng giới; tệ nạn xã hội.
Số lượng công chức của phòng LĐ-TB&XH được giao trên cơ sở vị trí việc làm, công việc cụ thể và nằm trong tổng biên chế công chức nhà nước của UBND thành phố Sông Công.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công phối hợp với phòng Nội vụ thành phố đề xuất kế hoạch biên chế công chức theo quy định.
3.1.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của phòng LĐ-TB&XH thành
phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018
Trong những năm qua, phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, phòng luôn đạt tập thể lao động tiên tiến năm 2017, 2018. Năm 2016, phòng vinh dự được nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc do có nhiều thành tích trong công việc và các hoạt động thi đua khen thưởng.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công giai đoạn 2016 - 2018 được cụ thể hóa như sau:
* Công tác giải quyết việc làm - An toàn lao động
- Tổng số lao động được tạo việc làm tăng thêm năm 2016 là: 1.280 lao động; năm 2017 tăng thêm là 1.371 lao động; năm 2018 là 1.425 lao động. Trong đó: lao động thuộc công nghiệp - xây dựng là: 367 người, bằng 25,76%; người lao động thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp là: 425 người, bằng 29,82%; người lao động làm việc trong ngành dịch vụ là: 633 người, bằng 44,42%; Số lao động được tạo việc làm tăng thêm các năm đều vượt kế hoạch UBND thành phố giao.
- Giai đoạn 2016 - 2018, toàn thành phố có 105 người đi xuất khẩu lao động, bằng 106 % kế hoạch thành phố.
- Phòng LĐ-TB&XH thành phố phối hợp với Liên đoàn Lao động, phòng Kinh tế, Công an hưởng ứng Tháng hành động về An toàn lao động, tiến hành kiểm tra an toàn lao động và phòng chống cháy nổ tại 10 doanh nghiệp trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật về vệ sinh an toàn lao động.
- Tổ chức tập huấn thu thập thông tin cung cầu lao động cho lãnh đạo UBND xã, phường, cán bộ LĐ - TB&XH xã, phường và các trưởng xóm, tổ trưởng tổ dân phố.
- Tổ chức tập huấn “Công tác tạo việc làm, hỗ trợ đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách cho vay vốn quỹ quốc gia về giải quyết việc làm; chính sách bảo hiểm xã hội” cho hơn 600 lượt người nghe gồm: cán bộ ngành LĐ-TB&XH; ngân hàng chính sách; cán bộ bảo hiểm xã hội thành phố; lãnh đạo, cán bộ UBND các xã, phường; trưởng xóm, tổ trưởng dân phố.
Việc chi trả trợ cấp, phụ cấp hàng tháng cho các đối tượng người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội thành phố Sông Công do phòng LĐ- TB&XH thành phố quản lý. Ngày mùng 5 hàng tháng, phòng LĐ-TB&XH thành phố phối hợp với Kho bạc Nhà nước Sông Công, Ngân hàng Công thương Sông Công cấp phát tiền về 11 xã, phường trên địa bàn. Các đối tượng thụ hưởng sẽ trực tiếp nhận tiền trợ cấp tại UBND các xã, phường nơi họ đang cư trú.
Năm 2016, thành phố đã chi trả trợ cấp cho 1.607 người có công, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người bị nhiễm chất độc da cam và con của họ được hưởng trợ cấp hàng tháng với tổng kinh phí chi trả 1 năm trên 29 tỷ đồng.
Năm 2017, toàn thành phố có 1.593 người có công được hưởng trợ cấp hàng tháng với tổng kinh phí chi trả 1 năm trên 32 tỷ đồng.
Năm 2018, toàn thành phố có 1.576 người có công được hưởng trợ cấp hàng tháng với tổng kinh phí chi trả 1 năm gần 34 tỷ đồng.
(Phần lớn người có công đều đã nhiều tuổi, một số người tuổi cao sức yếu đã từ trần nên số người có công năm sau ít hơn năm trước; Nhưng vì hàng năm Đảng, Nhà nước ta đều tăng kinh phí chi trả trợ cấp người có công nên kinh phí chi trả năm sau nhiều hơn năm trước).
Biểu 1: Tổng hợp kinh phí chi trả trợ cấp NCC tại 11 xã, phường trên địa bàn thành phố từ 2016 - 2018 S T T Tên xã, phường
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số người có công Kinh phí chi trả (triệu đồng) Số người có công Kinh phí chi trả (triệu đồng) Số người có công Kinh phí chi trả (triệu đồng) 1 P. Mỏ Chè 167 3.153 165 3.269 164 3.465 2 P. Phố Cò 135 2.745 135 2.986 134 3.181 3 P. Thắng Lợi 165 3.244 163 3.445 161 3.615 4 P. Cải Đan 140 2.797 139 2.992 137 3.009 5 P. Lương Châu 81 1.653 81 1.703 80 1.758 6 P. Bách Quang 124 2.446 124 2.561 123 2.753 7 Xã Tân Quang 136 2.584 135 2.684 135 2.880 8 Xã Bá Xuyên 149 2.731 147 3.015 146 3.208 9 Xã Vinh Sơn 97 1.743 97 1.842 95 2.007 10 Xã Bình Sơn 198 3.223 196 3.646 193 3.895 11 P. Lương Sơn 215 3.651 211 3.995 208 4.205 TỔNG 1.607 29.970 1.593 32.138 1.576 33.976
(Nguồn: Báo cáo phòng LĐ-TB&XH Sông Công năm 2018)
Trong 3 năm 2016 - 2018, 100 % thương binh, bệnh binh và thân nhân liệt sỹ đang sinh sống tại thành phố Sông Công đã được cấp thẻ BHYT. Kết quả đó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, sự cố gắng, nỗ lực của các cán bộ phòng LĐ-TB&XH và cán bộ làm chính sách các xã, phường. Đối tượng người có công được lựa chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Việc khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách được các cơ quan y tế tại địa phương (Bệnh viện C, Trung tâm y tế thành phố, Trạm y tế các xã, phường) chăm sóc một cách chu đáo và kê những đơn thuốc phù hợp với tình
hình sức khoẻ của từng đối tượng. Họ đã được bác sỹ, y tá điều trị kịp thời. Nhờ đó đã giảm được những ca bệnh nặng phải chuyển lên tuyến trên.
Biểu 2: Tổng hợp số lượng thẻ BHYT được cấp từ 2016 - 2018
S T T
Tên đối tượng
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số thẻ BHYT được cấp (thẻ) Kinh phí mua thẻ (triệu đồng) Số thẻ BHYT được cấp (thẻ) Kinh phí mua thẻ (triệu đồng) Số thẻ BHYT được cấp (thẻ) Kinh phí mua thẻ (triệu đồng) 1 Thương binh 359 203,55 358 222,32 355 220,46 2 Bệnh binh 89 50,46 88 54,65 86 53,41 3 Thân nhân liệt sỹ 225 127,58 235 145,94 246 152,77 TỔNG 673 381,59 681 422,90 687 426,63
(Nguồn: Báo cáo phòng LĐ-TBXH Sông Công năm 2018)
Nếu chỉ dựa trên NSNN thì việc xây dựng nhà ở cho các gia đình người có công có khó khăn về nhà ở sẽ không kịp tiến độ. Với mục tiêu "Nhà nước và nhân dân cùng làm, toàn xã hội chăm lo cho các gia đình chính sách”, phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", phong trào "Vận động xây dựng nhà tình nghĩa" ở thành phố Sông Công được thực hiện có hiệu quả trong nhiều năm qua. Giai đoạn 2016 - 2018, toàn thành phố có 25 hộ gia đình thuộc các đối tượng: thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có khó khăn về nhà ở được hỗ trợ để sửa chữa hoặc làm mới nhà cửa, với tổng giá trị các căn nhà gần 3,8 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách hỗ trợ: hơn 700 triệu đồng, còn lại là kinh phí tự có của gia đình đối tượng, họ hàng, anh em, bà con láng giềng giúp đỡ.
Các đối tượng người có công với cách mạng được hưởng chế độ điều dưỡng định kỳ 1 năm 1 lần hoặc luân phiên 2 năm 1 lần. Đối tượng được điều dưỡng 1 năm 1 lần bao gồm: Cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, bệnh binh từ 81% trở lên đang
sống tại gia đình; người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Các đối tượng người có công còn lại được hưởng chế độ điều dưỡng luân phiên 2 năm 1 lần.
Tổng kinh phí thực hiện điều dưỡng tập trung tại cơ sở điều dưỡng đối với người có công giai đoạn 2016-2018: gần 1,4 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn này, kinh phí thực hiện điều dưỡng tại nhà đối với người có công là: trên 1 tỷ đồng.
Số lượng người có công trên địa bàn thành phố Sông Công được đi điều dưỡng tập trung tại Trung tâm điều dưỡng người có công của tỉnh Thái Nguyên thể hiện qua biểu 3 và người có công được điều dưỡng tại nhà được thể hiện qua biểu 4:
Biểu 3: Tổng hợp người có công thành phố Sông Công điều dưỡng tập trung tại cơ sở điều dưỡng giai đoạn 2016 - 2018
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số người được đi điều
dưỡng Kinh phí điều dưỡng (triệu đồng) Số người được đi điều dưỡng Kinh phí điều dưỡng (triệu đồng) Số người được đi điều
dưỡng Kinh phí điều dưỡng (triệu đồng) 154 342,00 166 368,34 207 460,00
(Nguồn: Báo cáo phòng LĐ-TB&XH Sông Công năm 2018)
Biểu 4: Tổng hợp người có công thành phố Sông Công điều dưỡng tại nhà giai đoạn 2016 - 2018
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số người điều dưỡng tại nhà Kinh phí điều dưỡng