5. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin sau khi thu thập được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo các chủ đề khác nhau nhằm phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Thông tin thu thập được xử lý bởi công cụ excel, word.
Luận văn thu thập hai loại thông tin gồm định tính và định lượng. - Xử lý thông tin định tính:
Trước tiên, tiến hành xử lý logic đối với các thông tin định tính về lượng thông tin, độ tin cậy, tính thời sự, tính mới và tính khách quan. Tiếp theo, xem xét nguồn cung cấp thông tin, lựa chọn nội dung; mô tả tài liệu sơ
cấp hay thứ cấp; Mục tiêu của thông tin đó phục vụ cấp quản lý nào, mang tính ngắn hạn hay dài hạn.
- Phân tích số liệu:
Đối với các thông tin là số liệu định lượng, tác giả tiến hành tổng hợp, sắp xếp, nhập liệu vào file excel, word và tính toán các chỉ tiêu cần thiết để làm rõ các mối liên hệ. Các số liệu được trình bày dưới nhiều dạng, được thể hiện qua các năm, các bảng số liệu.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp thống kê mô tả
Trong bài luận văn có dùng các chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích biến động và mức thu chi NSNN. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong luận văn của học viên.
Phương pháp so sánh
Sau khi tính toán số liệu, ta tiến hành so sánh số liệu. Từ đó đưa ra những đánh giá dựa trên kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về công tác quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ-TB&XH Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cở sở tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu.
Trong luận văn của học viên, phương pháp này được mô tả thực trạng công tác quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ-TB&XH Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; Hệ thống hóa bằng phân tổ thống kê, số tương đối, tuyệt đối … để phân tích thực trạng theo thời gian. Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật và đề xuất giải pháp thực hiện.