5. Bố cục của luận văn
1.4.2. Một số bài học rút ra đối với công tác quản lý thu chi NSNN tại phòng
phòng LĐ – TB&XH thành phố Sông Công
Từ kết quả quản lý NSNN tại các cơ quan nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý NSNN tại phòng LĐ - TB&XH thành phố Sông Công như sau:
Công tác lập dự toán, quyết toán đối với ngân sách trung ương và địa phương cần thực hiện đúng quy định của nhà nước. Việc thực hiện quản lý thu chi NSNN xuyên suốt chu trình quản lý NSNN.
Căn cứ các quy định của Chính phủ và các sở có liên quan, thực hiện quyết toán, đối chiếu với kho bạc nhà nước thành phố Sông Công và UBND các xã, phường; kiểm tra quyết toán tháng, quý, năm. Việc kiểm tra quyết toán, đối chiếu được kế toán của phòng thực hiện định kỳ, thường xuyên nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện thu chi NSNN của cán bộ LĐ-TB&XH các xã, phường.
Cùng với việc lập dự toán ngân sách, đầu năm tài chính, phòng LĐ - TB&XH thành phố Sông Công đều xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Kinh phí từ ngân sách mà cấp có thẩm quyền giao cho phòng quản lý được thực hiện theo nguyên tắc giao quyền tự chủ cho đơn vị như chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, chi trợ cấp mai táng phí, chi mua thẻ BHYT cho đối tượng, chi công tác quản lý, chi mua sắm văn phòng phẩm, sửa máy in…
Việc xây dựng kế hoạch thực hiện dự toán thu chi NSSN hàng năm của phòng LĐ - TB&XH thành phố Sông Công kết hợp việc phát động các phong trào thi đua của ngành, họp xét thi đua gắn với hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo tháng, quý, năm. Đây chính là yếu tố khích lệ, động viên công tác thu chi NSSN đối với các cán bộ ngành LĐ - TB&XH thành phố.
Phòng đã sử dụng NSNN đúng mục đích, hiệu quả, không lãng phí. Điều này giúp cho công tác chi ngân sách tại phòng tiết kiệm so với định mức, tạo thuận lợi cho các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát, tránh thất thoát NSNN.
Bên cạnh đó, phòng LĐ - TB&XH Sông Công đã áp dụng công nghệ thông tin vào sử dụng, quản lý và điều hành chi tiêu NSNN. Qua đó, giúp UBND thành phố và Sở LĐ - TB&XH Thái Nguyên nắm bắt kịp thời những nội dung quản lý thu chi NSNN tại phòng. Từ đó, giúp cho phòng kịp thời điều chỉnh những thiếu sót, hạn chế lãng phí trong sử dụng NSNN.
Để công tác quản lý NSNN tại LĐ - TB&XH Sông Công ngày càng có hiệu quả, cần tăng cường sự chỉ đạo của Thành ủy - HĐND - UBND thành phố và đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng chuyên môn, các ban ngành đoàn thể và UBND các xã, phường trong công tác quản lý thu chi NSNN theo Luật ngân sách.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên diễn ra như thế nào?
- Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ- TB&XH thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên?
- Những giải pháp hoàn thiện quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ- TB&XH thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Đối với thông tinthứ cấp:
Thông tin thứ cấp để tổng hợp những vấn đề về quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công, học hỏi kinh nghiệm ở một số cơ quan đơn vị; đánh giá thực trạng quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ- TB&XH thành phố Sông Công. Qua những số liệu thực tế thu thập được để đánh giá kết quả đạt được, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu chi NSNN.
Để thu thập các thông tin thứ cấp, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và sử dụng các nguồn tài liệu sau:
Các tài liệu từ sách, giáo trình, bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học, đề tài luận văn đã công bố, và tra cứu những thông tin trên internet có liên quan đến công tác quản lý thu chi ngân sách.
Các tài liệu sử dụng được trích dẫn đầy đủ, trung thực trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tài liệu về thành phố Sông Công; tài liệu của sở LĐ - TB&XH, các văn bản, nghị quyết, kế hoạch của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quản lý thu chi ngân sách; Các lý thuyết về kinh tế học vĩ mô, vi mô, lý thuyết
về tài chính, tiền tệ; các báo cáo quyết toán tại phòng LĐ - TB&XH thành phố Sông Công … Trên cơ sở những thông tin thu thập được, học viên sẽ hệ thống hóa, phân tích, so sánh giữa lý luận với thực tiễn nhằm phục vụ cho đối tượng nghiên cứu.
2.2.1.2. Đối với thông tinsơ cấp:
Để thu thập thông tin sơ cấp, tác giả dùng phương pháp điều tra, khảo sát để thu thập thông tin về thực trạng quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ- TB&XH thành phố Sông Công, sau đó tiến hành xử lý số liệu.
Cách thức tiến hành:
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Thiết kế phiếu khảo sát.
Bước 2: Phỏng vấn thử để điều chỉnh phiếu khảo sát. Bước 3: Tiến hành khảo sát.
Bước 4: Xử lý dữ liệu khảo sát.
+ Chọn mẫu điều tra:
Đối tượng điều tra gồm: cán bộ làm công tác LĐ - TB&XH các xã, phường và đối tượng thụ hưởng chính sách trợ cấp, phụ cấp hàng tháng trên địa bàn thành phố Sông Công.
Với tổng thể có quy mô lớn, học viên sử dụng công thức Slovin để xác định quy mô mẫu điều tra, công thức như sau:
n = N/(1+N*e2)
Trong đó:
n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu e: Sai số cho phép
Nhóm đối tượng là cán bộ làm công tác LĐ - TB&XH các xã, phường: Tính đến cuối năm 2018, có 11 cán bộ LĐ - TB&XH làm việc tại UBND các xã, phường. Học viên sẽ tiến hành điều tra toàn bộ những người này.
Đối tượng là: người thụ hưởng chính sách trợ cấp, phụ cấp hàng tháng trên địa bàn thành phố Sông Công. Tổng số đối tượng tính đến 31/12/2018 là: 3.015 người. Sử dụng công thức Slovin ta có:
n = 3015/(1 + 3015 x 0,052) = 253,14
Theo nguyên tắc làm tròn, học viên lấy mẫu là 253 người. + Nội dung phiếu điều tra:
Bảng câu hỏi điều tra được chia làm 2 phần chính Phần I: Thông tin của người tham gia trả lời câu hỏi.
Phần II: Các câu hỏi điều tra xoay quanh vấn đề thực trạng quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ - TB&XH thành phố Sông Công.
+ Thang đo của bảng hỏi:
Trong nghiên cứu này, học viên sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Thang đo được tính như sau:
STT Thang đo Ý nghĩa
1 1,0 đến 1,8 Rất kém
2 1,81 đến 2,6 Kém
3 2,61 đến 3,4 Trung bình
4 3,41 đến 4,2 Tốt
5 4,21 đến 5,0 Rất tốt
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin sau khi thu thập được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo các chủ đề khác nhau nhằm phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Thông tin thu thập được xử lý bởi công cụ excel, word.
Luận văn thu thập hai loại thông tin gồm định tính và định lượng. - Xử lý thông tin định tính:
Trước tiên, tiến hành xử lý logic đối với các thông tin định tính về lượng thông tin, độ tin cậy, tính thời sự, tính mới và tính khách quan. Tiếp theo, xem xét nguồn cung cấp thông tin, lựa chọn nội dung; mô tả tài liệu sơ
cấp hay thứ cấp; Mục tiêu của thông tin đó phục vụ cấp quản lý nào, mang tính ngắn hạn hay dài hạn.
- Phân tích số liệu:
Đối với các thông tin là số liệu định lượng, tác giả tiến hành tổng hợp, sắp xếp, nhập liệu vào file excel, word và tính toán các chỉ tiêu cần thiết để làm rõ các mối liên hệ. Các số liệu được trình bày dưới nhiều dạng, được thể hiện qua các năm, các bảng số liệu.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp thống kê mô tả
Trong bài luận văn có dùng các chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích biến động và mức thu chi NSNN. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong luận văn của học viên.
Phương pháp so sánh
Sau khi tính toán số liệu, ta tiến hành so sánh số liệu. Từ đó đưa ra những đánh giá dựa trên kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về công tác quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ-TB&XH Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cở sở tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu.
Trong luận văn của học viên, phương pháp này được mô tả thực trạng công tác quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ-TB&XH Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; Hệ thống hóa bằng phân tổ thống kê, số tương đối, tuyệt đối … để phân tích thực trạng theo thời gian. Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật và đề xuất giải pháp thực hiện.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thu, chi NSNN
- Danh mục các khoản thu NSNN: thu NSNN tại phòng LĐ -TB&XH Sông Công gồm: Thu từ ngân sách trung ương, thu từ ngân sách địa phương và thu để chi thường xuyên.
- Số lượng và cơ cấu các khoản thu NSNN tại phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công.
+ Ngân sách trung ương: Hàng năm, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên phân bổ kinh phí cho phòng LĐ-TB&XH Sông Công để thực hiện các chính sách đối với người có công trên địa bàn thành phố. Kinh phí này bao gồm thu trợ cấp, phụ cấp hàng tháng; thu để mua thẻ BHYT; chi trợ cấp mai táng phí cho thân nhân người có công từ trần; Thu để chi công tác quản lý đối tượng; Thu để chi điều dưỡng đối với người có công; Thu để chi ưu đãi học sinh, sinh viên con của người có công.
+ Ngân sách địa phương: phố Sông Công đã cấp kinh phí cho phòng LĐ-TB&XH thành phố để chi trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ cấp đột xuất, mua thẻ BHYT, trợ cấp mai táng phí cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Kinh phí này thuộc dự toán nguồn đảm bảo của UBND thành phố Sông Công.
+ Thu để chi thường xuyên, bao gồm: chi lương, phụ cấp ngạch bậc, công tác phí, mua thẻ BHYT, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tiếp khách, mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm.
- Danh mục các khoản chi NSNN: chi NSNN tại phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công gồm: Chi cho các đối tượng người có công từ ngân sách trung ương; Chi cho các đối tượng bảo trợ xã hội từ ngân sách địa phương và chi thường xuyên cho cán bộ công chức trong phòng.
- Số lượng và cơ cấu các khoản chi NSNN:
+ Ngân sách trung ương: chi trợ cấp, phụ cấp hàng tháng; chi mua thẻ BHYT; chi trợ cấp mai táng phí cho thân nhân người có công từ trần; chi công tác quản lý người có công; chi điều dưỡng tập trung, điều dưỡng tại nhà.
+ NSĐP: chi trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ cấp đột xuất, mua thẻ BHYT, trợ cấp mai táng phí cho thân nhân các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng trên địa bàn thành phố.
+ Chi thường xuyên, bao gồm: chi lương, phụ cấp ngạch bậc, công tác phí, mua thẻ BHYT, đóng bảo hiểm xã hội, tiếp khách, mua sắm văn phòng phẩm cho các cán bộ trong phòng thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá quản lý thu, chi NSNN
Hàng năm, căn cứ dự toán ngân sách trung ương, dự toán ngân sách địa phương, dự toán chi thường xuyên NSNN của phòng LĐ-TB&XH Sông Công, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên và UBND thành phố Sông Công quyết định việc phân bổ dự toán NSNN cho phòng thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Đánh giá hiệu quả công việc thông qua việc lập dự toán bằng cách lấy kết quả thực hiện thu, chi ngân sách thực tế so với dự toán gốc được phê duyệt. Chúng ta cũng có thể so sánh kết quả thực hiện thu, chi ngân sách của năm nay so với năm trước để đánh giá mức thu, chi ngân sách so với cùng kỳ.
Chi thường xuyên còn tình trạng lãng phí, chi sai quy định: Nguyên nhân do đâu? Ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội? Đến nguồn lực NSNN? Trách nhiệm? Biện pháp giải quyết?
Quản lý định mức thu chi NSNN: Quyết định quản lý định mức thu chi được đưa ra trong các năm 2016 - 2018. Các quyết định quản lý định mức thu chi được cơ quan có thẩm quyền phân bổ cho phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công.
Quản lý lập dự toán thu chi NSNN: Những tồn tại, hạn chế trong xây dựng dự toán thu chi NSNN để đảm bảo dự toán đúng đủ và sát với thực tế.
Quản lý thực hiện dự toán thu chi NSNN: tỷ lệ thực hiện trong năm so với số dự toán được giao.
Quản lý công tác quyết toán, thanh tra, kiểm tra các khoản thu chi NSNN: Số lượng các chứng từ hạch toán sai được phát hiện. Số tiền thu hồi các khoản chi không đúng quy định. Từ những khoản chi được thu hồi và nộp NSNN giúp cơ quan tài chính quản lý tốt việc kiểm tra quyết toán, tránh thất thoát ngân sách nhà nước, rút kinh nghiệm trong khoản chi sai.
Công tác quản lý thu chi NSNN đánh giá đồng bộ tất cả các khâu trên: lập, phân bổ, chấp hành, kiểm tra quyết toán nhằm đạt kế hoạch đề ra, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm.
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU CHI NSNN TẠI PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ
SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Khái quát phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1. Chức năng
Sông Công là thành phố ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đô thị trung chuyển hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh lân cận và vùng kinh tế khu vực Bắc Bộ. Thành phố Sông Công có diện tích tự nhiên 98,2 km2, gồm 11 đơn vị xã, phường, dân số 67.377.000 người, mật độ dân số 686 người/km2, số hộ gia đình trên 17,1 nghìn hộ. Sau gần 35 năm thành lập, thành phố đã có nhiều đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt.
Phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công là phòng quản lý nhà nước thuộc UBND thành phố Sông Công, chịu sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của UBND thành phố Sông Công, có chức năng tham mưu toàn bộ lĩnh vực công tác lao động, giảm nghèo, lĩnh vực trẻ em, bảo trợ xã hội, an toàn lao động, chính sách đối với người có công. Phòng nhận được sự kiểm tra, hướng dẫn công tác chuyên môn của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên.
3.1.1.2. Nhiệm vụ
Phòng LĐ-TB&XH Sông Công thực hiện những nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV của liên bộ Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Nội vụ:
- “Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Lao động - Thương binh Xã hội Thái Nguyên.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của phòng theo quy