Kiến nghị với UBND thành phố Sông Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại phòng lao động thương binh và xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên​ (Trang 96 - 106)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Kiến nghị với UBND thành phố Sông Công

- Bổ sung và nâng cấp các thiết bị phục vụ công việc:

Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học công nghệ và sự bùng nổ của mạng thông tin toàn cầu. Nhân loại đã đón nhận nhiều cơ hội để phát triển kinh tế nhờ vào những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, bất cứ cá nhân, tập thể nào nắm bắt được thông tin sớm, chính xác sẽ có được những lợi thế trong công việc. Để làm được điều này rất cần sự hỗ trợ của những công cụ, trang thiết bị hiện đại. Đội ngũ nhân viên

giỏi, nhiệt tình cộng với những công cụ, máy móc hiện đại thì chất lượng công việc cũng như thời gian hoàn thành sẽ nhanh chóng hơn.

Phòng LĐ - TB&XH thành phố Sông Công là cơ quan trực tiếp phụ trách các chính sách liên quan đến người có công, bảo trợ xã hội, người nghèo, nghèo cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, việc làm tiền lương... Khối lượng công việc của phòng rất lớn, nhưng một số trang thiết bị trong phòng lại chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, do vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc. Vì vậy, phòng đề nghị với UBND thành phố Sông Công xem xét, nâng cấp các trang thiết bị trong phòng để phục vụ đắc lực cho công việc.

- Tăng kinh phí các hội nghị tập huấn cho các cán bộ chính sách cấp xã, phường; Tăng kinh phí mở lớp tuyên truyền các chính sách liên quan đến người nghèo, người có công, đối tượng trợ giúp xã hội đến các xóm, tổ dân phố trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, đảm bảo khá tốt các quy định của Luật NSNN, luôn chi trả trợ cấp đúng, đủ, kịp thời đến các đối tượng chính sách, góp phần giữ vững ổn định xã hội, tạo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho thành phố Sông Công, từng bước xây dựng và phát triển Sông Công thành đô thị loại II trong thời gian tới.

Luận văn đã nêu tổng quát về quản lý NSNN và thực trạng quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công. Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, làm rõ nội dung, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công.

Trên cơ sở phân tích thực trạng cho thấy: Công tác quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công được thực hiện đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn; Việc thực hiện những chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công và thực hiện chính sách trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo tại thành phố Sông Công đã được thực hiện theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, việc thực hiện những chính sách này trên địa bàn thành phố còn có những ưu điểm không thể không kể đến như: Việc triển khai các quy định của Đảng và Nhà nước đến các cán bộ phụ trách ở cấp cơ sở được diễn ra một cách nhanh chóng; Công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công khá phong phú, đa dạng về hình thức (trợ cấp, phụ cấp, thăm hỏi, động viên, tặng quà...).

Tuy nhiên, công tác quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công vẫn còn một số tồn tại, bất cập như: Xây dựng dự toán thu chi NSNN có lúc chưa sát với thực tế. Phân bổ ngân sách vẫn dàn trải, chưa tập trung, đôi khi chưa phân bổ theo nhu cầu cấp thiết của xã hội, có thời

điểm còn thiếu nên quá trình chấp hành dự toán của đơn vị còn gặp khó khăn.

Quản lý chi NSNN qua Kho bạc khá tốt nhưng việc kiểm soát chứng từ thu chi còn gây phiền hà cho cơ quan khi thực hiện giao dịch. Một số xã, phường quyết toán còn chậm hơn so với thời gian quy định.

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công, học viên đã đưa ra 7 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi NSNN tại phòng; đề xuất áp dụng tổng hợp và đồng bộ những giải pháp trên các khâu: lập dự toán NSNN, chấp hành dự toán NSNN, thanh quyết toán NSNN và thanh tra, kiểm tra NSNN.

Luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Những kết quả nghiên cứu của luận văn là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tế hoạt động quản lý và sử dụng NSNN nói chung và hoạt động quản lý thu chi NSNN tại phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công nói riêng. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học và các thầy cô giáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2008), “Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008, hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN hàng năm”.

2. Bộ Tài chính (2012), “Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012, Quy định chế độ kiểm soát , thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc nhà nước”.

3. Bộ Tài chính (2012), “Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012, Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân ”. 4. Bộ Tài chính (2013), “Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Hướng

dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)”.

5. Bộ Tài chính (2016), “Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ- CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước”.

6. Chính phủ (2011), “Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”.

7. Chính phủ (2013), “Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng”.

8. Chính phủ (2013), “Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội”. 9. Chính phủ (2016), “Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính

10. HĐND thành phố Sông Công (2016), “Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp, phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương giai đoạn 2017 – 2020”.

11. Kho bạc nhà nước (2012), “Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 Ban hành quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc nhà nước”.

12. Nguyễn Thị Thu Hương (2014), “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh”, Thái Nguyên.

13. Quốc hội (2015): “Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015”.

14. Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên (2015), Công văn số 808/LĐTBXH-KHTC ngày 03/6/2015 về việc phân bổ và hướng dẫn quản lý kinh phí chi cho công tác quản lý kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

15. UBND thành phố Sông Công (2016), Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 10/01/2016 về cơ chế và biện pháp điều hành ngân sách thành phố Sông Công giai đoạn 2016 - 2020.

16. UBND thành phố Sông Công (2017), Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 06/01/2017 về việc giao quyền tự chủ đối với các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.

PHIẾU KHẢO SÁT

Công tác thu NSNN để chi trợ cấp cho đối tượng người có công, bảo trợ xã hội tại thành phố Sông Công

(Dành cho cán bộ LĐ-TBXH các xã, phường)

Kính thưa Anh/chị! Nhằm đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN để chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội tại các xã, phường trên địa bàn thành phố Sông Công, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu chi NSNN tại phòng Lao động - Thương binh và xã hội, tôi rất mong nhận được sự hợp tác của anh/chị trong cuộc điều tra này.

Kết quả điều tra hoàn toàn được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và không có giá trị sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

I . THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên:... 2. Tuổi:... Giới tính:... 3. Hộ khẩu thường trú:... 4. Trình độ học vấn của cán bộ LĐ-TB&XH xã, phường (Xin tích X vào ô lựa chọn)

Thạc sĩ

Đại học Cao đẳng:

II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN

1. Số lượng đối tượng bảo trợ xã hội, người có công trên địa bàn anh/chị quản lý là bao nhiêu? …..người.

2. Anh/chị đánh giá như thế nào về tính chính xác (phù hợp) của số liệu dự toán, quyết toán chi trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội, người có công? (Xin tích X vào ô lựa chọn)

Phù hợp Chưa phù hợp

3. HĐND thông qua kế hoạch thực hiện chế độ chính sách đối với người công, bảo trợ xã hội vào kỳ họp nào? (Xin tích X vào ô lựa chọn)

Kỳ họp lần thứ nhất Kỳ họp lần thứ hai

Cả hai kỳ họp

4. Theo anh/chị: Những thuận lợi trong việc chi NSNN cho đối tượng người có công và đối tượng bảo trợ xã hội? (Xin tích X vào ô lựa chọn)

Kinh phí phòng LĐ-TB&XH cấp về các xã, phường luôn đúng đối tượng, đầy đủ

Công tác phối hợp nhịp nhàng giữa phòng LĐ-TB&XH với UBND các

xã, phường

Sự hợp tác của các đối tượng thụ hưởng Yếu tố khác

5. Theo anh/chị: Nguyên nhân của những khó khăn trong quản lý chi NSNN cho đối tượng người có công và đối tượng bảo trợ xã hội? (Xin tích X vào ô lựa chọn)

Một số đối tượng không đến trụ sở UBND xã, phường lĩnh trợ cấp theo thời gian quy định.

Trang thiết bị, máy tính của một số đơn vị đã cũ, không phù hợp Nguyên nhân khác

6. Anh/chị có đề xuất gì với chính quyền địa phương về giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thu chi trợ cấp bảo trợ xã hội và người có công? ... ...

Xin chân thành cảm ơn về sự hợp tác giúp đỡ của Anh/Chị!

PHIẾU KHẢO SÁT

Đối tượng thụ hưởng chính sách trợ cấp, phụ cấp hàng hàng

Tôi xin cam đoan những thông tin này chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu, ngoài ra không nhằm một mục đích nào khác.

Rất mong nhận được sự ủng hộ và hợp tác của Ông/Bà/Bác/Anh/Chị. Chân thành cảm ơn!

I . THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên:... 2. Tuổi:... Giới tính:... 3. Hộ khẩu thường trú:...

II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Hướng dẫn trả lời: Khoanh tròn đáp án lựa chọn (có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều đáp án)

Câu 1: Ông (Bà/Bác/Anh/Chị) thường tìm hiểu những vấn đề liên quan tới chính sách ưu đãi người có công, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội từ đâu ạ? 1. Sách, báo, đài, ti vi, internet

2. Người thân, bạn bè

3. Cán bộ làm chính sách của xã, phường

Câu 2: Ông (Bà/Bác/Anh/Chị) nhận thấy những chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội của Đảng và Nhà nước ta như thế nào? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thường 4. Chưa tốt lắm 5. Không tốt

Câu 3: Ông (Bà/Bác/Anh/Chị) quan tâm nhất đến vấn đề gì trong hệ thống chính sách ưu đãi với người có công, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội?

1. Chế độ trợ cấp, phụ cấp hàng tháng 2. Chế độ miễn giảm học phí

3. Ưu tiên trong giải quyết việc làm

4. Ưu đãi về tinh thần, thăm hỏi, động viên

5. Ưu đãi về nhà ở

Câu 4: Theo Ông (Bà/Bác/Anh/Chị), những ưu điểm của chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với người có công, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội?

1. Hỗ trợ một phần kinh tế gia đình

2. Giúp người có công, đối tượng bảo trợ xã hội yên tâm làm ăn, sản xuất

3. Ý kiến khác:... Câu 5: Theo Ông (Bà/Bác/Anh/Chị), những ưu điểm của chế độ miễn, giảm học phí là gì?

1. Giúp học sinh, sinh viên có thêm cơ hội đến trường

2. Giảm bớt khó khăn về kinh tế cho những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

3. Ý kiến khác:... Câu 6: Cảm nhận của Ông (Bà/Bác/Anh/Chị) về căn nhà tình nghĩa đang ở như thế nào? 1. Rất tốt, thoải mái 2. Tốt 3. Bình thường 4. Chưa tốt lắm 5. Không tốt

Câu 7: Theo ông (bà/bác/anh/chị), chế độ chính sách hiện nay có gì bất cập không?

1. Có

2. Không

Câu 8: Việc nhận trợ cấp, phụ cấp hàng tháng của Ông (Bà/Bác/Anh/Chị) gặp thuận lợi hay khó khăn?

1. Thuận lợi

2. Khó khăn

Câu 9: Theo Ông (Bà/Bác/Anh/Chị), cung cách phục vụ của cán bộ làm chính sách của xã, phường và của phòng LĐ-TB&XH như thế nào?

1. Nhiệt tình, cởi mở

2. Bình thường

3. Không nhiệt tình

Câu 10: Thời gian nhận các tiền trợ cấp, phụ cấp của Ông (Bà/Bác/Anh/Chị) như thế nào?

1. Đúng thời gian quy định

2. Chậm hơn so với thời gian quy định

Câu 11: Ngoài các khoản hỗ trợ của Nhà nước, Ông (Bà/Bác/Anh/Chị) có làm thêm nghề gì không?

1. Có

2. Không

Câu 12: Ông (Bà/Bác/Anh/Chị) có mong muốn gì ở chế độ trợ cấp, phụ cấp? 1. Mức trợ cấp, phụ cấp ngày càng cao

2. Số tiền được nhận đến "tận tay, đúng kỳ, đủ số"

3. Ý kiến khác:... Ông (Bà/Bác/Anh/Chị) có đề xuất gì với chính quyền địa phương?

...

Xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ của Ông (Bà/Bác/Anh/Chị)!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại phòng lao động thương binh và xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên​ (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)