Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi NSNN tại phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại phòng lao động thương binh và xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên​ (Trang 85)

5. Bố cục của luận văn

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi NSNN tại phòng

LĐ-TB&XH thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

4.2.1. Rà soát, hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ, định mức chi NSNN

Hiện nay, việc lập và phân bổ dự toán chi NSNN vẫn sử dụng hệ thống định mức làm căn cứ để tính nhu cầu ngân sách cho các đơn vị. Theo Luật NSNN năm 2015, việc lập dự toán NSNN phải căn cứ vào phương hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo. Khi có thay đổi tăng nguồn thu, cần xem xét tăng chi ngân sách cho lĩnh vực được ưu tiên, ngược lại, khi có biến động giảm cần xem xét điều chỉnh giảm ngân sách phân bổ cho những lĩnh vực không thuộc ưu tiên. Cần thống nhất giữa ưu tiên phân bổ ngân sách với ưu tiên phát triển hệ thống an sinh xã hội của thành phố và nhất quán trong phân bổ ngân sách giữa các năm.

Đổi mới cơ chế phân bổ chi quản lý hành chính theo hướng chi tiết hóa hơn, dễ hiểu hơn, đảm bảo phù hợp với các cơ quan, trường học trên địa bàn thành phố. Khi phân bổ và quản lý ngân sách theo một số hạng mục chi, định mức chi, cần ban hành đầy đủ các chính sách, chế độ chi tiêu để hạn chế tối đa việc lạm dụng, sử dụng không hiệu quả NSNN. Cần tăng cường sự tham gia trực tiếp của người dân. Để các đối tượng chính sách có thể tham gia giám sát được cần công khai, minh bạch, tăng cường dân chủ ở cơ sở.

Cần đơn giản hóa và thay đổi vai trò của các định mức chi tiêu. Hệ thống các định mức chi tiêu cần cụ thể để người sử dụng NSNN có thể nâng cao tính tự chủ trong chi tiêu, không vi phạm các quy định tài chính tổng thể. Vì vậy, cần xây dựng các tiêu chí công khai, công bằng trong giới hạn nguồn lực cho phép.

Cần thay đổi định mức chi giữa các khu vực hành chính sự nghiệp. Định mức chi cần chi tiết hóa hơn để tăng giá trị thực tiễn trong quá trình lập ngân sách. Đối với khoản mục tiền lương, cần xem xét dựa vào 2 định mức chung, đó là số lượng công chức và chính sách việc làm. Với các khoản chi khác, việc xác định mức phân bổ cần căn cứ vào: các khoản chi mua sắm thiết bị và đồ dùng; các khoản chi nghiệp vụ văn phòng; các khoản chi khác liên quan đến hoạt động thường xuyên của đơn vị: tiếp khách, tổ chức tập huấn, maket, khánh tiết …

4.2.2. Hướng tới lập dự toán ngân sách trung hạn, quản lý ngân sách theo đầu ra

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả NSNN, phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công đã gắn việc thực hiện nhiệm vụ với việc lập kế hoạch các năm tiếp theo và đánh giá tình hình những năm trước. Việc sử dụng NSNN phản ánh hiệu quả hoạt động của cơ quan. Do đó, để sử dụng hiệu quả NSNN thì việc phối hợp quy trình lập dự toán ngân sách với quản lý kết quả thực hiện là một việc làm tất yếu để có thể cải thiện những hạn chế trong quá trình lập, quản lý, sử dụng NSNN tại phòng.

Những lý do để áp dụng lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra:

Quản lý, cấp phát kinh phí NSTW, NSĐP theo kết quả thực hiện gắn với quản lý ngân sách trung hạn là một trong những phương thức tối ưu trong phân bổ kinh phí NSNN. Thực hiện phương thức này sẽ góp phần khắc phục các bất cập của cách thức quản lý, lập và phân bổ ngân sách kiểu truyền thống, đặc biệt là góp phần tăng tính tự chủ cho các cơ quan đơn vị dự toán, tăng hiệu lực quản lý và sử dụng nguồn lực ngân sách.

Cơ chế quản lý tài chính hiện nay áp dụng đối với khu vực hành chính, sự nghiệp công của nhà nước, kinh nghiệm từ những năm trước và thực tế nhu cầu phát sinh. Do vậy, định mức chi tiêu, sử dụng ngân sách, đặc biệt là quan điểm xây dựng chế độ quản lý tài chính được thiết lập để kiểm soát theo

hướng ngày càng chặt chẽ, khoa học hơn, khắc phục những tư duy đã không phù hợp với hiện tại.

Nâng cao quyền tự chủ cho các đơn vị thực hiện dự toán nhằm mục tiêu chế quản lý tài chính ngày càng hiệu quả hơn. Thay đổi phương thức cấp kinh phí ngân sách nhà nước: từ cấp, phân bổ NSNN dựa trên đầu vào sang hình thức cấp, phân bổ NSNN dựa trên chi tiêu gắn với kết quả thực hiện.

Đối với phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công, chuyển từ quản lý NSNN theo khoản mục sang phương thức quản lý theo kết quả thực hiện, cần lưu ý các nội dung:

Thứ nhất: Thay đổi chiến lược lập dự toán NSNN để tạo mối liên hệ giữa đầu vào và kết quả thực hiện.

Thứ hai: Thay đổi quy trình lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra. Cần liên kết giữa thiết lập mục tiêu ưu tiên với soạn lập ngân sách; giữa báo cáo kết quả với lập dự toán ngân sách; giữa kết quả đầu ra với công việc thực hiện; giữa đo lường những kết quả đã đạt được với hệ thống kế toán quản lý.

Thứ ba: Tạo lập hệ thống thông tin của việc lập dự toán ngân sách theo kết quả thực hiện. Thông tin sẽ cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với những chính sách mà Chính phủ và các Bộ đã ban hành thông qua thuyết minh các kết quả thực hiện.

Thứ tư: Các báo cáo cần thể hiện được những nội dung như: mục tiêu đề ra, kết quả thực hiện, tương tác giữa yếu tố đầu vào với kết quả cuối cùng.

Thứ năm: Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tăng cường vai trò của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm.

Việc thay đổi này cần tuân theo một số nguyên tắc: Nguyên tắc 1: Có thể kiểm soát được

Quản lý theo kết quả đầu ra thường hướng tới việc giao quyền tự chủ cho người đứng đầu cơ quan để họ chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của

đơn vị mình, nâng cao chất lượng quản lý NSNN. Các cơ quan, đơn vị phải báo cáo kết quả hoạt động dựa trên những tiêu chí cụ thể.

Nguyên tắc 2: Tất cả các mặt

Xem xét mọi mặt trong phạm vi hoạt động của cơ quan, đơn vị để xác định kết quả thực hiện là việc làm rất cần thiết. Đó là cách nhìn nhận rõ ràng, đầy đủ các công việc của cơ quan, đơn vị.

Nguyên tắc 3: Có thể đo lường được

Các thông tin đưa ra phải chính xác, đầy đủ, minh bạch, khoa học. Việc xác định kết quả sử dụng ngân sách phải đưa ra các tiêu chí rõ ràng về cách thức đánh giá cơ quan, đơn vị. Cách thức tốt nhất để kiểm tra các báo cáo có đầy đủ, chính xác, khoa học hay không là xem báo cáo đó có đáp ứng được yêu cầu của người dùng không.

4.2.3. Cải tiến hình thức thanh toán các khoản chi NSNN

Hiện tại có hai hình thức thanh toán các khoản chi NSNN là cấp phát bằng tiền mặt và cấp kinh phí theo dự toán. Bộ Tài chính đã quy định rõ đối tượng sử dụng từng hình thức. Tuy nhiên, do khâu xây dựng dự toán không tốt nên cơ quan tài chính thường xuyên sử dụng hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền để chi bổ sung dự toán. Trong quá trình thực hiện hình thức lệnh chi tiền, cơ quan tài chính ít quan tâm đến tiêu chuẩn, chế độ. Vì vậy, khi xử lý vướng mắc, cơ quan tài chính không lấy chế độ chính sách làm điểm tương đồng mà thường gây sức ép, đổ lỗi cho khó khăn từ kho bạc; quan hệ từ hệ thống tài chính lên cơ quan sử dụng ngân sách chưa đồng bộ, nhất quán. Vì lẽ đó, cần thiết có sự cải tiến chi NSNN hiện nay tại phòng LĐ-TB&XH.

- Đối với hình thức thanh toán bằng lệnh chi tiền:

Đối tượng được phòng LĐ-TB&XH Sông Công chi trả trợ cấp bằng tiền mặt bao gồm các đối tượng chính sách người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng. Phòng Tài chính thành phố Sông Công và phòng Tài chính của Sở LĐ-TB&XH chịu

trách nhiệm kiểm tra nội dung của từng khoản chi, đảm bảo cấp phát NSNN theo quy định.

- Đối với hình thức thanh toán theo dự toán từ Kho bạc nhà nước:

Do đối tượng sử dụng hình thức thanh toán theo dự toán tương đối rộng nên số lượng cơ quan đơn vị giao dịch tại Kho bạc nhà nước thành phố lên tới hàng trăm tài khoản. Ngoài những quy định chung, mỗi cơ quan lại có chế độ chi tiêu đặc thù.

Theo quy định, Kho bạc nhà nước kiểm soát đến từng khoản chi, hồ sơ, chứng từ phải hợp lệ. Quy định này tạo ra khối lượng công việc khá lớn đối với nhân viên kho bạc, nhưng vẫn không kiểm soát hết được mọi chứng từ. Để tháo gỡ tình trạng này, nên giao Kho bạc kiểm soát chi nhóm mục 3. Các khoản chi khác nên để người chuẩn chi là chủ thể quyết định, đồng thời là người chịu trách nhiệm cho ba giai đoạn: lập, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách cấp. Theo đó, cần xử lý thật nghiêm các trường hợp người chuẩn chi vi phạm chế độ chi tiêu NSNN.

- Thực hiện cam kết chi:

Thực trạng phát sinh vướng mắc trong nhiều năm qua giữa các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN với Kho bạc nhà nước là việc Kho bạc nhà nước từ chối cấp phát, thanh toán các khoản chi sai chế độ. Khi bị từ chối thanh toán, các cơ quan đơn vị thường cầu cứu cơ quan chủ quản làm một số thủ tục để hợp thức hóa. Để khắc phục vấn đề này cần thực hiện cam kết chi.

Cơ chế này yêu cầu ghi chép trên cơ sở dự toán được phân bổ theo từng đơn vị sử dụng NSNN để đảm bảo dự toán ngân sách đủ để chi tiêu. Ý nghĩa chính của việc này là để Kho bạc bố trí kinh phí và cân đối nguồn bảo đảm chi. Nhờ quy trình cam kết mà Kho bạc có điều kiện để kiểm tra trước khi hợp đồng được thực hiện. Quy trình này gồm 4 bước:

Bước 1: Đơn vị sử dụng ngân sách gửi hợp đồng và chuẩn bị đầy đủ các thông tin hợp đồng gửi đến kho bạc nhà nước.

Bước 2: Sau khi nhập cam kết chi, Kho bạc nhà nước sẽ sử dụng chương trình thực hiện việc kiểm tra dự toán của đơn vị, kiểm tra thủ tục, tiêu chuẩn, định mức.

Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu dự toán ngân sách còn đủ, các điều kiện phù hợp thì thực hiện phê duyệt cam kết chi trong hệ thống. Kho bạc nhà nước thực hiện thông báo cho đơn vị sử dụng ngân sách.

Bước 4: Kho bạc nhà nước tự động giữ dự toán để đảm bảo có đủ ngân sách cho việc thực hiện thanh toán đối với hợp đồng đã được cam kết chi.

Khi thực hiện cơ chế này sẽ có một số khác biệt về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ so với hiện hành như: Sẽ làm tăng công việc cho Kho bạc và đơn vị sử dụng ngân sách. Để thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi: Kho bạc phải hoàn thiện chương trình công nghệ thông tin, cụ thể hóa chủ trương quản lý cam kết chi bằng văn bản pháp lý cụ thể, xác định phạm vi cam kết phù hợp với yêu cầu quản lý và lộ trình thực hiện trong từng giai đoạn; Các đơn vị sử dụng ngân sách phải tham gia vào hệ thống online, được cung cấp định dạng tập tin chuẩn để đẩy các thông tin về cam kết chi từ hệ thống bên ngoài của đơn vị.

4.2.4. Phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng cán bộ trong chu trình quản lý NSNN tại phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công trình quản lý NSNN tại phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công

Để công tác quản lý đạt hiệu quả cao, phòng LĐ-TB&XH thành phố Sông Công cần phân công rõ công việc, trách nhiệm của từng cán bộ công chức liên quan đến hoạt động quản lý NSNN và thực hiện đúng định mức đã ban hành theo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật NSNN và các văn bản quy định định mức chi đối với đối tượng người có công và đối tượng được trợ giúp xã hội trên địa bàn thành phố Sông Công.

- Trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng phòng LĐ-TB&XH:

Quản lý ngân sách và tài sản công, tài sản mua sắm từ ngân sách, tài sản có nguồn gốc từ ngân sách theo đúng chế độ, định mức; Chịu trách nhiệm

đối với các khoản chi sai quy định. Nếu gây thất thoát, lãng phí ngân sách thì phải bồi hoàn, xử phạt theo quy định.

Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, tính trung thực của chứng từ, hồ sơ, tài liệu về chi ngân sách do mình ký duyệt để thanh toán qua Kho bạc nhà nước; chịu trách nhiệm về giá cả, chất lượng đối với các tài sản, dịch vụ theo các tài liệu đã thực hiện chi.

- Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chủ quản và Sở LĐ-TB&XH: UBND thành phố Sông Công và Sở LĐ-TB&XH Thái Nguyên có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán cho phòng LĐ-TB&XH Sông Công để thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng đối với các đối tượng người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội và các nhiệm vụ khác của phòng. Tổng số giao dự toán phải khớp với số đã được phê duyệt, đúng thời gian và đảm bảo với 4 nhóm mục chủ yếu. Sau khi hoàn tất, cơ quan chủ quản gửi Kho bạc nhà nước để tổng hợp đối chiếu.

Tổ chức kiểm tra đơn vị cấp dưới trong quản lý, sử dụng kinh phí, đảm bảo đúng dự toán, tiêu chuẩn.

Tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác của quyết toán do mình phê duyệt.

- Trách nhiệm, quyền hạn của Kho bạc nhà nước:

Chịu trách nhiệm kiểm tra tính đúng đắn, hợp pháp của dự toán, chứng từ, hồ sơ chuẩn chi do Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách lập trước khi xuất quỹ ngân sách, đảm bảo mọi khoản chi đúng quy định. Khoản chi phải có trong dự toán được duyệt, phù hợp với định mức, chế độ.

Nếu thực hiện xuất quỹ ngân sách để thanh toán các khoản chi không đủ hồ sơ, chứng từ hoặc các khoản khách với dự toán, Kho bạc chịu trách nhiệm liên đới. Riêng các nội dung mua sắm, sửa chữa, xây dựng, Kho bạc phải kiểm tra tiêu chuẩn, định mức và quy chế về lựa chọn nhà thầu.

Kho bạc nhà nước thành phố Sông Công có quyền không chi các khoản không đúng quy định. Kho bạc nhà nước chịu trách nhiệm về quyết định từ chối của mình. Trường hợp phát hiện các cơ quan chi không đúng quy định thì Kho bạc có quyền yêu cầu cơ quan này xem xét và điều chỉnh quyết định đã ban hành.

- Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính:

Cân đối nguồn, phân bổ dự toán chi ngân sách cho từng đơn vị, trình UBND báo cáo HĐND quyết định. Sau khi dự toán ngân sách đã được giao chính thức, cơ quan tài chính phải đảm bảo đủ nguồn NSNN để thanh toán, chi trả theo nhu cầu chi trong dự toán.

Phổ biến, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách, chế độ tài chính để đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện. Trong quá trình điều hành ngân sách, nếu phát hiện cơ quan đơn vị nào thực hiện sai nguyên tắc tài chính, cơ quan tài chính có quyền yêu cầu Kho bạc tạm dừng thanh toán để kiểm tra.

Phòng tài chính tổ chức thẩm tra, phê duyệt báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách không có cơ quan chủ quản cấp trên; thực hiện tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại phòng lao động thương binh và xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên​ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)