Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại phòng lao động thương binh và xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên​ (Trang 28 - 29)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1. Điều kiện kinh tế xã hội

Quản lý thu chi NSNN chịu tác động bởi những nhân tố như: chính sách, thể chế xã hội, nhân tố kinh tế xã hội, nhân tố con người.

Về mặt kinh tế: Một đất nước muốn phát triển mạnh thì nền kinh tế phải mạnh, người dân phải có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc. Kinh tế vững chắc là tiền đề tạo nên nền tài chính vững mạnh. Kinh tế càng phát triển thì vị trí của NSNN càng được coi trọng. Nhà nước phân bổ nguồn lực cho kinh tế phát triển, góp phần ổn định xã hội. Nếu nền kinh tế bất ổn, kết quả thu ngân sách ở mức thấp, nguồn chi NSNN giảm, sẽ ảnh hưởng đến phát triển đất nước.

Về mặt xã hội: Một đất nước mà chính trị ổn định, an ninh được đảm bảo, người dân văn minh, lịch sự, có trình độ hiểu biết, nhân dân thượng tôn luật pháp sẽ là những điều kiện để tăng trưởng kinh tế cao, tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư, tạo ra nhiều việc làm mới cho người trong độ tuổi lao động. Từ các yếu tố đó sẽ nâng cao GDP, tăng thu cho NSNN, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế đất nước.

Chính vì những lý do đó, có thể khẳng định kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến quản lý thu chi NSNN.

Nền kinh tế vùng miền nếu không có thay đổi lớn thì thu chi NSNN ổn định. Khi kinh tế bất ổn thì thu NSNN sẽ gặp khó khăn. Tổng thu ngân sách giảm sẽ tác động đến sự phát triển của đất nước. Khi kinh tế phát triển, nguồn lực chi cho phát triển xã hội sẽ lớn.

Sự tác động của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đã làm thay đổi nhiệm vụ của nhà nước trong thời kỳ mới. Nhà nước đóng vai trò cầm cân,

nảy mực, xây dựng hành lang pháp lý cho người dân và doanh nghiệp, tăng thu cho NSNN.

1.3.2. Cơ chế chính sách của Nhà nước và sự giám sát của đoàn thể và nhân dân

Quản lý thu chi NSNN rất cần sự giám sát của HĐND các cấp, các đoàn thể và của người dân. Thông qua giám sát công tác thu chi NSNN sẽ phát hiện những hạn chế, thiếu sót. Từ đó kịp thời kiến nghị, đề xuất cơ quan có liên quan sửa đổi hoặc bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế.

Cơ chế chính sách tại nhiều tỉnh, thành còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ. Chính sách thu và kiểm soát chi mặc dù đã sửa đổi nhiều lần nhưng chưa bắt kịp với thực tế đã có thay đổi.

Chính sách giao tự chủ cho các cơ quan, đơn vị thực hiện sử dụng nguồn nhân lực, tài sản, kinh phí tự chủ hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ được giao. Quản lý thu chi NSNN nếu minh bạch, hiệu quả sẽ góp phần tiết kiệm chi nâng cao thu nhập của người lao động.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một công việc quan trọng trong quản lý thu chi NSNN, góp phần thực hiện đầy đủ các nội dung chi theo quy định của luật NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại phòng lao động thương binh và xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên​ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)