5. Bố cục của luận văn
4.2.3. Cải tiến hình thức thanh toán các khoản chi NSNN
Hiện tại có hai hình thức thanh toán các khoản chi NSNN là cấp phát bằng tiền mặt và cấp kinh phí theo dự toán. Bộ Tài chính đã quy định rõ đối tượng sử dụng từng hình thức. Tuy nhiên, do khâu xây dựng dự toán không tốt nên cơ quan tài chính thường xuyên sử dụng hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền để chi bổ sung dự toán. Trong quá trình thực hiện hình thức lệnh chi tiền, cơ quan tài chính ít quan tâm đến tiêu chuẩn, chế độ. Vì vậy, khi xử lý vướng mắc, cơ quan tài chính không lấy chế độ chính sách làm điểm tương đồng mà thường gây sức ép, đổ lỗi cho khó khăn từ kho bạc; quan hệ từ hệ thống tài chính lên cơ quan sử dụng ngân sách chưa đồng bộ, nhất quán. Vì lẽ đó, cần thiết có sự cải tiến chi NSNN hiện nay tại phòng LĐ-TB&XH.
- Đối với hình thức thanh toán bằng lệnh chi tiền:
Đối tượng được phòng LĐ-TB&XH Sông Công chi trả trợ cấp bằng tiền mặt bao gồm các đối tượng chính sách người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng. Phòng Tài chính thành phố Sông Công và phòng Tài chính của Sở LĐ-TB&XH chịu
trách nhiệm kiểm tra nội dung của từng khoản chi, đảm bảo cấp phát NSNN theo quy định.
- Đối với hình thức thanh toán theo dự toán từ Kho bạc nhà nước:
Do đối tượng sử dụng hình thức thanh toán theo dự toán tương đối rộng nên số lượng cơ quan đơn vị giao dịch tại Kho bạc nhà nước thành phố lên tới hàng trăm tài khoản. Ngoài những quy định chung, mỗi cơ quan lại có chế độ chi tiêu đặc thù.
Theo quy định, Kho bạc nhà nước kiểm soát đến từng khoản chi, hồ sơ, chứng từ phải hợp lệ. Quy định này tạo ra khối lượng công việc khá lớn đối với nhân viên kho bạc, nhưng vẫn không kiểm soát hết được mọi chứng từ. Để tháo gỡ tình trạng này, nên giao Kho bạc kiểm soát chi nhóm mục 3. Các khoản chi khác nên để người chuẩn chi là chủ thể quyết định, đồng thời là người chịu trách nhiệm cho ba giai đoạn: lập, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách cấp. Theo đó, cần xử lý thật nghiêm các trường hợp người chuẩn chi vi phạm chế độ chi tiêu NSNN.
- Thực hiện cam kết chi:
Thực trạng phát sinh vướng mắc trong nhiều năm qua giữa các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN với Kho bạc nhà nước là việc Kho bạc nhà nước từ chối cấp phát, thanh toán các khoản chi sai chế độ. Khi bị từ chối thanh toán, các cơ quan đơn vị thường cầu cứu cơ quan chủ quản làm một số thủ tục để hợp thức hóa. Để khắc phục vấn đề này cần thực hiện cam kết chi.
Cơ chế này yêu cầu ghi chép trên cơ sở dự toán được phân bổ theo từng đơn vị sử dụng NSNN để đảm bảo dự toán ngân sách đủ để chi tiêu. Ý nghĩa chính của việc này là để Kho bạc bố trí kinh phí và cân đối nguồn bảo đảm chi. Nhờ quy trình cam kết mà Kho bạc có điều kiện để kiểm tra trước khi hợp đồng được thực hiện. Quy trình này gồm 4 bước:
Bước 1: Đơn vị sử dụng ngân sách gửi hợp đồng và chuẩn bị đầy đủ các thông tin hợp đồng gửi đến kho bạc nhà nước.
Bước 2: Sau khi nhập cam kết chi, Kho bạc nhà nước sẽ sử dụng chương trình thực hiện việc kiểm tra dự toán của đơn vị, kiểm tra thủ tục, tiêu chuẩn, định mức.
Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu dự toán ngân sách còn đủ, các điều kiện phù hợp thì thực hiện phê duyệt cam kết chi trong hệ thống. Kho bạc nhà nước thực hiện thông báo cho đơn vị sử dụng ngân sách.
Bước 4: Kho bạc nhà nước tự động giữ dự toán để đảm bảo có đủ ngân sách cho việc thực hiện thanh toán đối với hợp đồng đã được cam kết chi.
Khi thực hiện cơ chế này sẽ có một số khác biệt về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ so với hiện hành như: Sẽ làm tăng công việc cho Kho bạc và đơn vị sử dụng ngân sách. Để thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi: Kho bạc phải hoàn thiện chương trình công nghệ thông tin, cụ thể hóa chủ trương quản lý cam kết chi bằng văn bản pháp lý cụ thể, xác định phạm vi cam kết phù hợp với yêu cầu quản lý và lộ trình thực hiện trong từng giai đoạn; Các đơn vị sử dụng ngân sách phải tham gia vào hệ thống online, được cung cấp định dạng tập tin chuẩn để đẩy các thông tin về cam kết chi từ hệ thống bên ngoài của đơn vị.