6. Kết cấu của luận văn
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc
Dựa vào các đề tài đã nghiên cứu về công tác quản lý thu BHXH tại một số địa phương, tác giả đã phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của các yêu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH trên địa bàn thành phố Lào Cai. Tác giả đã tổng hợp và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH như sau:
1.1.6.1. Điều kiện kinh tế - xã hội * Chính sách tiền lương
Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc có mối quan hệ mật thiết với chính sách BHXH và chính sách tiền lương, bởi tiền lương là căn cứ để xác định mức đóng của mỗi NLĐ. Từ mức tiền lương của người tham gia, cán bộ quản lý thu BHXH sẽ căn cứ để xác định được số tiền phải thu của các đơn vị sử dụng lao động, sau đó gửi giấy báo số thu BHXH tới các đơn vị.
Hàng năm, Chính phủ thường có Nghị định điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung và tối tiểu vùng. Các Nghị định này sẽ tác động đến mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH: Tiền lương tối thiểu tăng dẫn tới tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng tăng theo, điều đó làm tăng thêm số tiền đóng vào quỹ BHXH. Tuy nhiên, sự biến động thường xuyên liên tục này làm cho công tác quản lý thu gặp những khó khăn nhất định: Thứ nhất cán bộ quản lý phải nắm bắt kịp thời những thay đổi TL,TC điều chỉnh. Thứ hai: Tiền lương tối thiểu tăng làm tăng TL,TC làm căn cứ đóng; đồng nghĩa với số tiền người SDLĐ phải đóng BHXH cho NLĐ cũng tăng nên càng có nhiều doanh nghiệp trốn đóng hoặc chậm đóng hơn để giảm chi phí nhân sự cho doanh nghiệp.
Do vậy, trước những thay đổi của chính sách tiền lương; cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH cần phải nhạy bén với tình hình thực tế, chủ động, sáng tạo quản lý thu thì mới đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời.
Tại mỗi một địa phương sẽ có chất lượng nguồn lao động cũng như cơ cấu các ngành nghề việc làm khác nhau, do đó chính sách lao động việc làm của mỗi ban lãnh đạo địa phương lại khác nhau. Điều này một phần do điều kiện vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tại các địa phương sẽ quyết định đến khả năng tiếp thu, cập nhật những ứng dụng công nghệ vào cộng việc của NLĐ sẽ khác nhau. Từ đó ảnh hưởng đến trình độ, chất lượng nguồn lao động cũng như cơ cấu ngành nghề từng địa phương khác nhau. Nếu như một địa phương nằm ở khu vực thuận lợi cho giao thương buôn bán, trung tâm kinh tế - xã hội như Hà Nội, Hồ Chí Minh việc trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh thành lân cận sẽ phát triển mạnh mẽ kinh tế, thương mại, buôn bán tạo ra nhiều việc làm cho NLĐ, đồng thời NLĐ có điều kiện tiếp xúc nhiều với công nghệ khoa học, trình độ chuyên môn được nâng cao hơn. Các tỉnh thành tiếp giáp với biển, sẽ phát triển nhiều các ngành nghề tạo việc làm về ngành kinh tế biển như đánh bắt, chế biến thủy hải sản, du lịch, hải cảng xuất nhập khẩu và NLĐ sẽ tập trung học tập ngành nghề liên quan đến công việc đánh bắt, chế biến hải sản tại các khu công nghiệp chế biến, ngành du lịch.
Do đó, mỗi địa phương sẽ phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội riêng; từ đó hình thành cơ cấu ngành nghề việc làm, quyết định tốc độ phát triển kinh tế, chất lương nguồn nhân lực; số lượng lao động và việc làm. Từ đây ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc có số lượng đối tượng tham gia là bao nhiêu, mức đóng như thế nào, mức độ hiểu biết về BHXH của NLĐ và người SDLĐ ra sao, có tham gia đóng đúng, đủ hay không,…
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao chứng tỏ kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả. Vì thế các chủ doanh nghiệp sẽ sẵn sàng tham gia BHXH cho NLĐ, làm giảm tình trạng trốn tránh tham
gia BHXH. Đời sống kinh tế cao thì nhận thức của NLĐ cũng được nâng lên, nhu cầu tham gia BHXH tăng lên, làm tăng nguồn thu BHXH. Nhưng nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp thì khả năng NLĐ, người SDLĐ tham gia BHXH bị hạn chế đi.
Thu nhập bình quân đầu người cho biết mức sống của một người dân như thế nào. Khi con số này cao, cho thấy khả năng tham gia và đóng góp của NLĐ cũng tăng, do đó số thu BHXH tăng. Công tác quản lý thu thuận tiện hơn khi NLĐ tự nguyện tham gia đầy đủ mà không phải ép buộc. Ngược lại, thu nhập bình quân đầu người thấp, NLĐ không có điều kiện cũng như hiểu biết để tham gia BHXH, làm cho số thu BHXH giảm, công tác quản lý gặp khó khăn trong việc xác định đối tượng tham gia.
1.1.6.2. Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể tham gia hệ thống BHXH * Chất lượng nguồn nhân lực
Yếu tố con người luôn là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với mọi hoạt động. Nếu cán bộ có năng lực chuyên môn tốt sẽ loại trừ được các thiếu sót và sai phạm trong quá trình cung cấp hoạt động thu BHXH, cũng như trợ giúp, cung cấp đầy đủ thông tin cho các cấp lãnh đạo và đối tượng thụ hưởng về chính sách, quy định của pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn….. Nếu năng lực chuyên môn kém, tất yếu sẽ không thể hoàn thành tốt công tác được giao, không phát hiện ra sai phạm và gây thất thoát cho Nhà nước. Do đó việc tăng cường bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ phải luôn luôn là mối quan tâm thường xuyên.
* Ứng dụng công nghệ thông tin
Quản lý thu BHXH đòi hỏi yêu cầu hiện đại hóa về công nghệ. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, khi đối tượng thu càng lớn và nhiều, thì việc phát triển ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm, chính xác và thống nhất. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin hoàn chỉnh giúp cho công tác quản lý thu BHXH nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm nguồn lực, nâng cao độ chính xác, tin cậy cho từng địa bàn chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH.
BHXH là trụ cột của chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta, để có thể đáp ứng được yêu cầu này, hệ thống BHXH cần phải được tổ chức và quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương; Thủ tục tham gia và thanh toán cần đơn giản, thuận tiện mà vẫn đảm bảo pháp lý. Lấy người dân là mục tiêu và đối tượng phục vụ, nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của họ; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên tuyền về BHXH, không ngừng nâng cao chất lượng công tác chi trả đến người thụ hưởng.
* Việc kiểm tra, đôn đốc của cơ quan BHXH và các ngành chức năng
Chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH huyện, tỉnh đối với những vi phạm chính sách BHXH của người SDLĐ còn bị hạn chế, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, tính pháp lý chưa nghiêm do đó nhiều chủ SDLĐ còn tìm cách né tránh, không thực hiện việc đóng và tham gia BHXH cho NLĐ.
Sự phối kết hợp trong các hoạt động của các cơ quan quản lý, các ban ngành về công tác chỉ đạo còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thực tiễn đặt ra.
1.1.6.3. Nhóm yếu tố thuộc về đối tượng tham gia BHXH * Nhận thức của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng nhìn chung ý thức về việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động chưa cao, mặt khác người lao động nhận thức còn hạn chế về quyền lợi khi tham gia BHXH và thỏa hiệp với chủ sử dụng lao động để trốn đóng làm ảnh hưởng đến công tác thu. Có nhiều hình thức trốn đóng BHXH, nhưng có thể khái quát các hình thức sau đây:
- Doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục gia nhập thị trường, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đã đi vào hoạt động nhưng cố ý không đóng BHXH cho NLĐ hoặc cố ý kéo dài thời gian đăng ký tham gia BHXH. Với DN này, sau khi thành lập và hoạt động vẫn không chịu làm thủ tục đóng, khi không thể từ chối thì chỉ đóng cho một số ít người và không truy đóng cho thời gian trước đó.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH: Cố tình kê khai giảm số lao động, mức lương thấp hơn trong hợp đồng lao động để giảm chi phí BHXH
phải nộp dù tiền công phải trả cao hơn rất nhiều. Xây dựng phương án trả lương không rõ ràng, thang bảng lương không phù hợp.
* Việc thực hiện, chấp hành Luật Lao động của người sử dụng lao động
Nhìn chung, việc thực hiện và chấp hành Luật lao động của người sử dụng lao động hiện nay vẫn còn nhiều vi phạm kể cả ở cả doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, thông thường các hình thức vi phạm chủ yếu như:
- Cố tình kéo dài thời gian thử việc, hợp đồng lao động dưới ba tháng để không đóng BHXH, thỏa thuận hợp đồng lao động không thành văn.
- Chấm dứt hợp đồng với NLĐ đã làm việc lâu năm, có mức tiền lương cao, thay thế bằng lực lượng lao động mới để giảm chi phí tiền lương, trốn đóng BHXH.
* Ngoài ra, công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc còn chịu tác động của yếu tố như: Sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự phối hợp của cơ quan đoàn thể liên quan….
Như vậy, có thể thấy công tác quản lý thu BHXH hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cơ quan BHXH các cấp cần nắm bắt được những mặt tích cực hay hạn chế của từng yếu tố để có những điều chỉnh, thay đổi sao cho hợp lý nhằm nâng cao về cả chất và lượng của công tác quản lý thu BHXH.