Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội lào cai (Trang 41)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai như thế nào?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai?

- Những giải pháp nào tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài ở các sách, giáo trình, luận án, luật, nghị định, thông tư, bài báo khoa học được dùng để làm cơ sở lý luận về công tác thu BHXH bắt buộc; nội dung, vai trò, và sự cần thiết của quản lý thu BHXH bắt buộc.

Thu thập, nghiên cứu văn bản pháp luật về BHXH, số liệu báo cáo kết quả thực hiện thu BHXH của BHXH tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai trong các năm 2017 - 2019 (Báo cáo quyết toán các năm 2017 - 2019), các số liệu thống kê có liên quan…để làm cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Các văn bản pháp luật về BHXH nhằm nghiên cứu thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật liên quan đến phát triển BHXH. Cùng với các công tác quản lý sẽ sử dụng trong việc nghiên cứu các nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp thu thập thông qua phiếu điều tra trực tiếp đến các nhóm đối tượng tham gia khác nhau: Người tham gia BHXH làm trong các đơn vị doanh nghiệp nhà nước, người tham gia BHXH làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN), người tham gia BHXH làm trong các đơn vị hành chính, chủ sử dụng

lao động, cán bộ làm công tác BHXH tại các đơn vị, cán bộ quản lý trong thành phố Lào Cai, cán bộ BHXH thành phố Lào Cai.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và những đặc điểm khác của từng xã trên thành phố để nghiên cứu đại diện cho thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, chọn phường trong thành phố làm điểm nghiên cứu:

- Phường Pom Hán ở phía nam.

- Phường Bắc Cường ở trung tâm thành phố. - Phường Duyên Hải ở phía bắc.

Những phường này có thể đại diện cho từng vùng và cho cả thành phố, có tính chất điển hình cho tổng thể nghiên cứu, đại diện và suy rộng được cho cả thành phố Lào Cai, tình Lào Cai.

* Phương pháp điều tra

- Đối tượng điều tra: Ý kiến đối tượng tham gia BHXH bắt buộc về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại thành phố Lào Cai

- Điều tra chủ yếu bằng phương pháp phỏng vấn, chọn mẫu điển hình.

- Tiến trình phỏng vấn chọn mẫu điển hình có thể chuẩn bị trước tài liệu, vật liệu cho công việc được thuận lợi qua cuộc nói chuyện về mục đích và các công việc chương trình cần thực hiện.

- Chọn mẫu nghiên cứu, để đảm bảo lượng mẫu điều tra đủ lớn, có một kết quả cao trong quá trình nghiên cứu tránh những sai sót đáng tiếc trong chọn mẫu.

* Tổng hợp điều tra

- Tiêu chí chọn mẫu: Tất cả những đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Lào Cai.

- Quy mô mẫu: Trên cơ sở các lý luận về phương pháp chọn mẫu, kết hợp với những hạn chế về thời gian và các khó khăn khác, tác giả lựa chọn công thức xác định cỡ mẫu đối với các nhóm điều tra như sau:

Tác giả sử dụng công thức tính cỡ mẫu của Tabachnick và Fidell (1996) (Nguồn: Giáo trình Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch (2015), tr. 287)): n=50+8*m. Trong đó, m là số biến độc lập. Trong bảng câu hỏi, tác giả sử dụng 16 biến độc lập. Vì vậy n>50+8*16= 178. Tác giả sẽ chọn cỡ mẫu để điều tra là 180 người lao động.

+ Đối với chủ sử dụng lao động:

Trong bảng câu hỏi, tác giả sử dụng 16 biến độc lập. Vì vậy n>50+8*16= 178. Tác giả sẽ chọn cỡ mẫu để điều tra là 180 chủ sử dụng lao động.

+ Đối với cán bộ BHXH tại đơn vị:

Trong bảng câu hỏi, tác giả sử dụng 18 biến độc lập. Vì vậy n>50+8*18= 194. Tác giả sẽ chọn cỡ mẫu để điều tra là 195 cán bộ.

+ Đối với cán bộ quản lý:

Trong bảng câu hỏi, tác giả sử dụng 10 biến độc lập. Vì vậy n>50+8*10= 130. Tác giả sẽ chọn cỡ mẫu để điều tra là 130 chủ sử dụng lao động.

Bảng 2.1. Số lượng người tại các địa điểm điều tra

Đơn vị tính: Người

Đối tượng - Địa điểm Tổng Phường Pom Hán Phường Bắc Cường Phường Duyên Hải 1. Người lao động 180 60 60 60 2. Chủ sử dụng lao động 180 60 60 60 3. Cán bộ BHXH tại đơn vị SDLĐ 195 65 65 65 4. Cán bộ quản lý 130 45 40 45

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

Bảng 2.2. Thang đo của bảng hỏi và ý nghĩa bình quân

Đánh giá Mức đánh giá Giá trị bình quân Ý nghĩa

1 Hoàn toàn không đồng ý 1,0 đến 1,8 Kém

2 Không đồng ý 1,81 đến 2,6 Yếu

3 Phân vân 2,61 đến 3,4 Trung bình

5 Hoàn toàn đồng ý 4,21 đến 5,0 Tốt

(Nguồn: Trần Thị Kim Thu (2012), Giáo trình Lý thuyết thống kê, NXB Đại học kinh tế quốc dân)

* Thông tin thu thập từ điều tra

- Những bất cập trong công tác giải quyết chế độ BHXH? - Những bất cập trong các thủ tục hành chính?

- Thời gian giải quyết các chế độ đã phù hợp chưa?

- Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội và những hiểu biết của người lao động về bảo hiểm xã hội như thế nào?

- Vấn đề tuyên truyền bảo hiểm xã hội đến với người lao động, người sử dụng lao động như thế nào?

- Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thành phố có những thuận lợi và khó khăn gì?

- Tham khảo ý kiến của chủ sử dụng lao động, cán bộ bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai, ý kiến của một số lãnh đạo quản lý trong thành phố Lào Cai.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

* Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng trong đề tài bao gồm:

- Phương pháp phân tổ phân loại: Phân loại đối tham gia BHXH bắt buộc; các mức tiền lương đóng BHXH; mức đóng BHXH,...

- Phương pháp phân tổ kết cấu: Tỷ lệ lao động phân loại theo độ tuổi, giới tính, mức tiền lương đóng, mức đóng BHXH bắt buộc qua các năm;

- Phương pháp phân tổ liên hệ: Liên hệ giữa mức tiền lương đóng và mức đóng BHXH, ...

* Phương pháp bảng thống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại thành phố Lào Cai và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc tại thành phố Lào Cai.

Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thống kê sẽ giải thích các chỉ tiêu công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại thành phố Lào Cai và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc tại tại thành phố Lào Cai.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu về sự biến động của số người tham gia và số tiền qua các năm nghiên cứu. Cho thấy được sự biến động về số người và số tiền qua các năm tăng hay giảm. Mức độ thay đổi như thế nào?

- Phương pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác tổ chức và quản lý công tác thu BHXH đang công tác và đã nghỉ hưu và có những dự báo về tình hình phát triển tăng nguồn thu, tăng cường chất lượng trong công tác quản lý thu trong tương lai.

2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nội dung lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc

Kế hoạch thu BHXH bắt buộc là số kế hoạch thu BHXH đặt ra trong kỳ bao gồm số phải thu nợ từ kỳ trước và số dự thu trong kỳ.

Ý nghĩa: Chỉ tiêukếhoạch thu BHXH bắt buộc dùng đểlàm căn cứ đánh giátình

hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc và so sánh kế hoạch giữa các năm.

2.2.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nội dung thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc

- Tổng thu BHXH bắt buộc:

Tổng thu BHXH bắt buộc ở đây được hiểu là số tiền đã thu được trong kỳ từ đối tượng tham gia cho cơ quan BHXH bắt buộc. Chỉ tiêu tổng thu BHXH bao gồm các nguồn thu sau: Đóng góp của NSDLĐ; Đóng góp của NLĐ.

Ý nghĩa:Chỉ tiêu số Thu BHXH dùng để làm căn cứ để cơ quan BHXH thực hiện chi trả các chế độ cho NLĐ, đồng thời dùng để đánh giá hiệu quả công tác thu của cơ quan BHXH.

- Chỉ tiêu về số lượng, tỷ lệ của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:

Đối tượng tham gia BHXH phản ánh cơ cấu số lượng, loại hình mà BHXH thành phố hải quản lý. Đối tượng tham gia BHXH cần xác định đầy đủ, để tránh các trường hợp thất thoát gây tổn thất ngân sách và mất quyền lợi của người lao động.

+ Các chỉ tiêu về tỷ trọng người lao động tham gia BHXH bắt buộc Tỷ lệ tăng LĐ tham gia BHXH năm (n) = Số LĐ tham gia BHXH năm (n) - Số LĐ tham gia BHXH năm (n-1) x 100% Số LĐ tham gia BHXH năm (n-1)

+ Các chỉ tiêu về tỷ trọng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc Tỷ trọng đơn vị

tham gia BHXH bắt buộc

=

Số đơn vị đã tham gia BHXH bắt buộc

x 100% Tổng số đơn vị thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này giúp nhà quản lýcó cái nhìn chung về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và là căn cứ để xác định doanh thu BHXH theo từng kỳ.

Tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được xác định thông qua báo cáo thống kê định kỳ từ cơ quan BHXH.

2.2.4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nội dung quản lý tiền thu BHXH bắt buộc

- Chỉ tiêu phản ánh về công tác tổ chức thu BHXH: phân cấp quản lý, lập kế hoạch thu, quản lý tiền thu, thông tin báo cáo, và hồ sơ dữ liệu…

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của các bộ phận liên quan đến quản lý tiền thu BHXH bắt buộc tại mỗi địa phương.

- Chỉ tiêu về quản lý mức thu BHXH bắt buộc

+ Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo cấp bậc, quân hàm và các khoản chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu chung.

+ Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quy định tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp

đồng lao động cùng với các khoản phụ cấp (nếu có) nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.

- Chỉ tiêu về số nợ đọng BHXH của các đơn vị tham gia BHXH bắt bộc Số nợ đọng BHXH là số tiền mà các đơn vị đóng thiếu, chậm nộp qua các năm và quỹ BHXH của thành phố Lào Cai. Số tiền này sẽ được truy thu.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ đóng đúng và đủ số tiền BHXH của các đơn vị có sử dụng lao động và tình hình truy thu số tiền nợ đọng qua các năm.

2.2.4.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nội dung thanh tra, kiểm tra quản lý thu BHXH bắt buộc

Để đánh giá việc thanh tra, kiểm tra dựa vào mức độ thường xuyên (Định kỳ, đột xuất) thực hiện các nội dung liên quan đến thu BHXH tại địa phương. Ngoài ra cần xem xét kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra như: số đơn vị vi phạm bị phát hiện, số tiền truy thu….

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của việc thanh tra, kiểm tra công tác thu BHXH tại các đơn vị và BHXH thành phố Lào Cai.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI

3.1. Khái quát về BHXH thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển BHXH thành phố Lào Cai

BHXH tỉnh Lào Cai chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1995, gồm 05 phòng nghiệp vụ và 11 BHXH huyện, thị xã. Năm 2003, Bảo hiểm y tế tỉnh Lào Cai sáp nhập sang BHXH tỉnh Lào Cai theo Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Tháng 4/2004, BHXH huyện Than Uyên được bàn giao về BHXH tỉnh Lai Châu. Đến nay, cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Lào Cai gồm 11 phòng nghiệp vụ (Phòng chế độ Bảo hiểm xã hội, phòng Giám định Bảo hiểm y tế, phòng Quản lý thu, phòng Kế hoạch - Tài chính, phòng Khai thác và thu nợ, phòng Thanh tra - Kiểm tra, phòng Công nghệ thông tin, phòng Cấp sổ, thẻ, phòng Tiếp nhận - Trả kết quả thủ tục hành chính, phòng Tổ chức cán bộ, Văn phòng)và 09 Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố(BHXH thành phố Lào Cai; BHXH huyện: Bảo Thắng, Bát Xát, Văn Bàn, Sa Pa, Bảo Yên, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai).

Như vậy, BHXH thành phố Lào Cai là một bộ phận thuộc sự quản lý trực tiếp của BHXH tỉnh Lào Cai. Theo thông tin được BHXH thành phố Lào Cai công bố trên các phương tiện truyền thông thì cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công tác liên quan đến BHXH trên địa bàn thành phố, hiện tại cơ quan có địa chỉ là Số 497 - Đường Hoàn Liên - Kim Tân - Lào Cai, số điện thoại: (0214)3821050, địa chỉ email: tplaoCai@laoCai.vss.gov.vn. (Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai, http://www.laoCai.bhxh.gov.vn)

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của BHXH thành phố Lào Cai

* Chức năng: BHXH thành phố Lào Cai là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Lào Cai, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố theo phân cấp

quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. BHXH thành phố chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố.

BHXH thành phố có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. Trụ sở làm việc: số 497, đường Hoàng Liên, Phường Kim Tân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

* Nhiệm vụ: Xây dựng, trình giám đốc BHXH tỉnh kế hoạch phát triển BHXH thành phố dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp.

- Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia bảo hiểm theo phân cấp.

- Tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT đối với các tổ chức và cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội lào cai (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)