Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam​ (Trang 89)

cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Từ thực trạng, những ưu điểm và hạn chế cùng với việc phân tích các nguyên nhân gây nên hạn chế, ta có thể thấy rõ được một số nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam như sau:

Thứ nhất, về Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam - Chất lượng kho dữ liệu thông tin tín dụng

Kho dữ liệu CIC như là một kho báu về TTTD. Song song với việc tăng số lượng thông tin, chất lượng thông tin luôn được CIC chú trọng ngay từ khâu đầu vào. CIC đã chuẩn bị dữ liệu sẵn sàng cung cấp thông tin khi khách hàng vay thể nhân có nhu cầu khai thác tin. Các bản tin khách hàng vay thể nhân khai thác tính đến thời điểm hiện tại đều được CIC cung cấp kịp thời, không xảy ra trường hợp phải chờ đợi để cập nhật. Nguồn thông tin đó cũng đã và đang được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng cho nhu cầu khai thác tin trong tương lai.

- Chất lượng chấm điểm tín dụng thể nhân

Phiên chấm điểm khách hàng vay thể nhân mà CIC đang thực hiện theo mô hình hiện nay là 01 lần/ quý. Theo đó, thông tin về hạng điểm chưa có tính kịp thời dẫn đến việc người sử dụng thông tin thiếu thông tin cập nhật. Bản tin cung cấp ra cho khách hàng vay thể nhân chưa được TCTD quan tâm

ở phần hạng, điểm tín dụng làm căn cứ ra quyết định cấp vốn. Vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cung cấp TTTD cho khách hàng vay thể nhân.

- Chất lượng nguồn nhân lực

Đội ngũ cán bộ hỗ trợ, tư vấn của CIC đã nỗ lực không ngừng để mang lại sự hài lòng nhất cho người sử dụng thông tin. Tuy nhiên, đối KH vay thể nhân và TCTD chưa thực sự nhận được hỗ trợ, tư vấn kịp thời do hệ thống này hiện nay đang bị quá tải. Mặt khác, vấn đề truyền thông đang được CIC thực hiện dưới hình thưc tuyên truyền qua hội nghị, chưa chạm đến sự quan tâm thực sự của KH vay và TCTD. Chính vì thế, nhiều KH vay và cán bộ tín dụng còn chưa biết tới dịch vụ TTTD này làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ cung cấp TTTD cho KH vay thể nhân.

- Độ bảo mật thông tin

Hiện nay, CIC đang áp dụng hình thức xác thực KH vay thủ công, chủ yếu bằng phương pháp đánh giá của chuyên gia. Do chưa triển khai được hình thức xác thực số cho nên nhiều KH vay thể nhân còn lo lắng sợ bị giả mạo thông tin và e dè khi khai thác TTTD của chính bản thân. Việc này dẫn đến số lượng tin cung cấp cho KH vay thể nhân còn hạn chế.

Thứ hai, về Tổ chức tín dụng

CIC đã cấp quyền truy cập cho TCTD. TCTD được quyền tra cứu các khách hàng vay thể nhân có nhu cầu vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng trên địa bàn. Nhờ vậy, TCTD có thể tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng thông qua website của CIC, đồng thời có thể dễ dàng lựa chọn các khách hàng đáp ứng tốt nhất các tiêu chí trong chính sách cho vay của mình. Khi tiếp cận các khách hàng tiềm năng, TCTD căn cứ vào mã số do CIC cấp cho khách hàng vay để đăng nhập vào hệ thống nhận các báo cáo thông tin chi tiết của khách hàng phục vụ cho việc thẩm định hồ sơ vay vốn. CIC tạo điều kiện thuận lợi để giảm thiểu thủ tục, hồ sơ,

thời gian của khách hàng vay thể nhân trong quá trình vay vốn và giúp các TCTD tăng cường áp dụng hình thức cho vay tín chấp.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình triển khai việc cung cấp TTTD cho khách hàng vay thể nhân tại CIC, nhiều TCTD chưa thực sự quan tâm đến báo cáo TTTD của chính KH vay thể nhân. Khi KH có nhu cầu vay vốn, đã đăng ký tín dụng và gửi kèm bản báo cáo thông tin của họ tới TCTD thì bị từ chối. KH vay thể nhân chỉ nhận được kết nối từ một số công ty tài chính cho vay với lãi suất quá cao, thủ tục đòi nợ gắt gao, hà khắc. Những TCTD có chính sách cho vay ưu đãi đã từ chối ngay hoặc nếu có xem báo cáo TTTD thì cũng khéo léo tìm cách chỉ ra những điểm yếu về khả năng tài chính của KH vay thể nhân để từ chối việc xem xét cấp tín dụng. Do đó, KH vay thể nhân có tâm lý chán nản và không muốn khai thác thông tin, số lượng tin cung cấp ra thấp.

Thứ ba, về bản thân khách hàng vay thể nhân

Thời gian qua, số lượng KH vay thể nhân biết và quan tâm tới việc khai thác thông tin của chính bản thân họ có tăng nhưng chưa thực sự tăng cao. KH vay thể nhân muốn xem thông tin bản thân, để biết cụ thể về tình trạng tín dụng và mong muốn nhận được tư vấn về tài chính giúp ích cho việc giải quyết nhu cầu tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thống ở hiện tại hoặc tương lai. Tuy nhiên, thực tế trong số KH vay thể nhân đã khai thác báo cáo thông tin tại CIC chủ yếu tập trung vào nhóm người cần chứng minh tài chính để xin việc làm hay đi du học thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố lớn như: thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh… Trong khi đó, lượng khách hàng thể nhân ở các tỉnh xa hay các huyện vùng sâu, vùng xa có nhu cầu vay vốn ở các ngân hàng có uy tín trên địa bàn thường ít khai thác bản tin hơn. Một bộ phận khách hàng thể nhân bị hạn chế cản trở về công nghệ thông tin, đường truyền, mạng… nhưng đa số do khách hàng chưa thực

sự quan tâm đến việc cải thiện điểm số tín dụng tốt. Vì thế, lượng KH vay thể nhân hiểu và chủ động khai thác bản tin của bản thân họ còn chưa nhiều. Vấn đề này cũng đồng nghĩa với việc CIC đã không thu thập được nhiều thông tin bổ sung, chi tiết, cập nhật về bản thân khách hàng vay qua kênh thông tin này. Do đó đã ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động cung cấp TTTD cho KH vay thể nhân tại CIC.

Thứ tư, về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Văn bản quy phạm pháp luật

Hiện nay, chưa xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mà có sự tham gia của các đơn vị thuộc NHNN để thống nhất, hướng dẫn các TCTD triển khai thực hiện việc đánh giá, tiếp nhận đơn xin vay của khách hàng dựa trên điểm số tín dụng trong báo cáo TTTD và hồ sơ đăng ký tín dụng khách hàng vay thể nhân lưu trữ tại CIC. Mặc dù CIC thấy được vai trò của TCTD ở đây là rất lớn nhưng do luật chưa bắt buộc cho nên TCTD không có nghĩa vụ phải kết nối với khách hàng vay thể nhân để xem xét giải ngân. Việc này ảnh hưởng nhiều tới hoạt động cung cấp TTTD cho khách hàng vay thể nhân.

- Bảo mật thông tin

CIC đã phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - C06, Bộ Công an kết nối thông tin để xác thực khách hàng vay thể nhân. Tuy nhiên, do chưa nhận được những biện pháp hỗ trợ từ NHNN để thúc đẩy hơn nữa việc tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin với đơn vị trên, cho nên việc xác thực số chưa thực hiện được. KH vay còn nhiều lo lắng về độ bảo mật thông tin cá nhân cho nên hạn chế khai thác báo cáo TTTD của bản thân. Số lượng tin cung cấp chưa nhiều.

- Hợp tác quốc tế

Để nâng cao tính chính xác và cập nhật của kết quả chấm điểm, được đón nhận bởi số đông KH vay thể nhân và TCTD thì CIC đang hợp tác với

tập đoàn NICE - Hàn Quốc để xây dựng phương pháp chấm điểm tín dụng mới 2.0 theo chuẩn thông lệ quốc tế. Nhưng đến nay phần việc này vẫn đang trong giai đoạn kiểm thử do chưa được NHNN tạo điều kiện tốt nhất để CIC triển khai nhanh tiến độ hợp tác, sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng. Bởi vậy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động cung cấp TTTD cho KH vay thể nhân tại CIC.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đề cập đến thực trạng hoạt động cung cấp TTTD cho khách hàng vay thể nhân của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Đồng thời đã nêu lên quá trình hình thành và phát triển cũng như chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy, tổ chức, quản lý của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Bên cạnh đó, chương 3 còn nêu lên những thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cung cấp TTTD cho khách hàng vay thể nhân cùng với nguyên nhân gây ra tồn tại đó. Từ đó, giúp chúng ta cái nhìn tổng thể về hoạt động cung cấp TTTD cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2015 -2019.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG VAY THỂ NHÂN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM 4.1 Định hướng phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Đến năm 2025 và hướng đến năm 2030, phát triển CIC thành một Trung tâm thông tin tín dụng công theo tiêu chuẩn quốc tế, giữ vai trò quan trọng trong cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia, phấn đấu cải thiện các chỉ số hoạt động TTTD theo đánh giá của nhóm Ngân hàng Thế giới và nằm trong nhóm các nước dẫn đầu khu vực ASEAN và khu vực Châu Á, qua đó góp phần nâng cao chỉ số tiếp cận tín dụng và cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam. Điều đó được thể hiện:

Một là, nâng tầm qui mô tổ chức và hoạt động của CIC đáp ứng yêu

cầu: (i) phục vụ quản lý nhà nước của NHNN, hỗ trợ tăng trưởng tín dụng hiệu quả bền vững, phát triển kinh tế - xã hội và (ii) năng lực cạnh tranh dịch vụ thông tin tín dụng điện tử, hội nhập quốc tế.

Hai là, xây dựng, quản lý kho thông tin tín dụng quốc gia thống nhất,

đầy đủ, chất lượng cao theo chuẩn quốc tế, là nguồn dữ liệu TTTD chủ yếu, kênh TTTD tin cậy ổn định để cung cấp đa dạng sản phẩm thông tin cho NHNN, các TCTD, tổ chức khác và cá nhân trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đánh giá người vay, tiếp cận tín dụng một cách khách quan, khoa học, công bằng, minh bạch, giải quyết tốt nhất khả năng không cân xứng về thông tin. Để làm được điều này, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống ngân hàng lẫn khách hàng vay.

Chính phủ đã quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc NHNN của CIC. CIC cần phải mở rộng hoạt động của mình.

Bên cạnh đó, tín dụng đen đang hoành hành khắp nơi. Loại hình cho vay này trải dài khắp các khu vực từ thành thị đến nông thôn với các hình thức hoạt động hết sức tinh vi. Mặc dù Chính phủ đã và đang áp dụng nhiều biện pháp mạnh để ngăn chặn, triệt phá và đẩy lùi hoạt động này. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận người dân khi không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thống thì tìm tới nguồn vốn vay bất hợp pháp này. Tín dụng cá nhân là nguồn lợi nhuận tiềm năng, nếu các TCTD không nắm bắt sẽ mất cơ hội nhường chỗ cho tín dụng đen.

4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

4.2.1 Tập trung tăng cường chất lượng kho dữ liệu thông tin tín dụng đảm bảo sẵn sàng cho hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng bảo sẵn sàng cho hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân

Đây là giải pháp mang tính tiên quyết. Như chúng ta đã biết, TTTD cung cấp cho khách hàng vay thể nhân bao gồm: thông tin pháp lý, thông tin dư nợ, thông tin hạng, điểm tín dụng, thông tin TCTD mà khách hàng đang có QHTD. Để có được những thông tin chất lượng, phụ thuộc rất lớn vào nguồn dữ liệu tại kho dữ liệu TTTD quốc gia được tổng hợp, xử lý, phân tích, lưu trữ từ nguồn thu thập tại NHNN, các TCTD, các Bộ, ngành có liên quan và từ chính khách hàng vay thể nhân. Do vậy, sự vào cuộc của NHNN, các TCTD, các Bộ, ngành và các khách hàng vay rất quan trọng.

Đặc biệt, đối với khách hàng vay thể nhân, việc đánh giá cơ sở dữ liệu hiện tại của CIC là rất cần thiết để xây dựng được mô hình chấm điểm tín dụng hiện đại, theo chuẩn quốc tế. Thực tiễn cho thấy, mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân thường được xây dựng dựa trên phương pháp thống kê, trong đó mọi tiêu chuẩn được tự động hóa và mang yếu tố khách quan.

Nguồn dữ liệu làm căn cứ áp dụng phương pháp thống kê để xây dựng mô hình phân tích, chấm điểm cần ưu tiên các vấn đề như sau:

a) Độ chính xác của dữ liệu: Đặc biệt là các dữ liệu được cho là cần thiết để dự đoán khả năng xảy ra nợ xấu của khách hàng thể nhân (bao gồm cả dữ liệu để xây dựng và dữ liệu để kiểm định mô hình).

b) Độ chi tiết của dữ liệu: thông tin lịch sử nợ quá hạn và lịch sử vay nợ càng chi tiết theo sản phẩm bao nhiêu thì việc ứng dụng vào mô hình càng phù hợp bấy nhiêu.

c) Thời gian lưu trữ dữ liệu càng dài càng tốt: Thông thường về thông tin dư nợ lưu trữ càng dài thì độ chính xác của mô hình càng cao.

Căn cứ vào thực tế, kho dữ liệu của CIC hoàn toàn có thể đáp ứng được việc phát triển mô hình chấm điểm tín dụng. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục chuẩn hoá các loại thông tin khách hàng vay thể nhân trong kho dữ liệu: thông tin nhận dạng khách hàng, các loại hình tín dụng, chi tiết hợp đồng tín dụng, thẻ tín dụng, bảo đảm tiền vay…Đồng thời, tiếp tục mở rộng các nguồn thông tin ngoài ngành như cơ quan tư pháp, cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ… để phục vụ tốt hơn cho việc xây dựng, hoàn thiện mô hình.

Hiện tại, phương pháp chấm điểm tín dụng khách hàng vay thể nhân tại CIC đã theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, CIC cần sớm triển khai mô hình chấm điểm tín dụng 2.0 mới, hiện đại hơn mà CIC đang hợp tác với tập đoàn NICE của Hàn Quốc để xây dựng và hoàn thiện mô hình.

4.2.2 Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Đây là một trong những giải pháp quan trọng. Các khách hàng vay thể nhân hiện đang có dư nợ chiếm số lượng lớn trong kho dữ liệu TTTD quốc gia. CIC đã chủ động triển khai nâng cấp toàn diện Cổng thông tin kết nối khách hàng vay nhằm tạo điều kiện để mọi tầng lớp nhân dân dễ dàng tiếp cận

với nguồn vốn vay hợp pháp khi có nhu cầu. Tại đây, khách hàng vay đăng ký tài khoản để được cấp quyền khai thác báo cáo TTTD của bản thân, đăng ký vay và được các TCTD kết nối để xem xét giải ngân.

Để khách hàng có được thông tin đầy đủ, kịp thời, chất lượng trên báo cáo TTTD và thuận tiện khi đăng nhập hệ thống, an toàn không bị mạo danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam​ (Trang 89)