Giới thiệu hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam​ (Trang 66 - 85)

hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

3.2.1. Giới thiệu hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Ngày 25/5/2014, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1033/QĐ-NHNN phê duyệt “ Đề án phát triển Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam đến 2015, hướng tới 2020”. Mục tiêu của Đề án là: nâng cao vai trò và vị thế của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) trong sự phát triển của ngành, đóng góp tích cực cho hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN); hỗ trợ tổ chức tín dụng (TCTD) trong hoạt động quản lý rủi ro và đảm bảo tiếp cận tín dụng công bằng của khách hàng vay, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

cầu thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển tín dụng như: Nghị quyết 19/NĐ-CP ngày 18/3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó yêu cầu NHNN thực hiện các giải pháp để cải thiện và minh bạch hoá thông tin tín dụng (TTTD), tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng, thuận lợi hơn trong tiếp cận tín dụng; Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng ngày 21/5/2014 về giải quyết khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh năm 2015, trong đó yêu cầu NHNN khuyến khích các TCTD áp dụng các hình thức đánh giá tín nhiệm khách hàng để tăng cường cho vay tín chấp...

Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Quyết định số 1572/QĐ- NHNN ngày 11/8/2014 về việc ban hành kế hoạch hành động của NHNN thực hiện Nghị quyết 19/NĐ-CP ngày 18/3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; trong đó nhiệm vụ của CIC được nêu rõ là “Xây dựng quy trình xử lý, kiểm soát dữ liệu trước khi cập nhật vào Cơ sở dữ liệu TTTD Quốc gia; xây dựng quy trình đăng ký tín dụng khách hàng vay; phát triển hệ thống sản phẩm TTTD đa dạng phục vụ cho các đối tượng khác nhau nhằm nâng cao tính minh bạch về thông tin: Xây dựng cổng kết nối với khách hàng vay, quy trình đăng ký tín dụng; hoàn thiện quy trình cung cấp thông tin cho người vay; hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân; hoàn thiện quy trình chỉnh sửa sai sót, xử lý khiếu nại góp phần bảo vệ người tiêu dùng trong tiếp cận tín dụng”

Do đó từ năm 2014, CIC đã lập đề án triển khai cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC.

Mục tiêu cung ứng dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC cụ thể như sau:

- Giúp khách hàng vay tự đánh giá mức độ tín nhiệm và tình trạng tín dụng của bản thân; kết nối với các TCTD để tiếp cận tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

- Giúp TCTD dễ dàng tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn và khai thác các báo cáo thông tin đánh giá về khách hàng.

- Giúp TCTD tăng cường áp dụng hình thức cho vay tín chấp dựa trên sự đánh giá tín nhiệm của khách hàng.

- Hỗ trợ việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tiêu dùng và tín dụng thẻ của khách hàng cá nhân, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân.

- Giảm thiểu thủ tục, hồ sơ, thời gian của khách hàng vay trong quá trình vay vốn, đồng thời nâng cao tính công khai, minh bạch của thông tin khách hàng đối với các TCTD.

Quy trình hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC như sau:

Hình 3.3: Quy trình hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC

Khách hàng vay thể nhân tiếp cận thông tin tín dụng của mình tại CIC nhằm các mục đích cơ bản sau:

- Với mục tiêu đảm bảo sự minh bạch về thông tin, đảm bảo quyền lợi và góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng vay, CIC xác định khách hàng vay doanh nghiệp và cá nhân là đối tượng phục vụ quan trọng.

- CIC triển khai cổng thông tin điện tử trực tiếp tới khách hàng vay, qua đó khách hàng vay có thể đăng ký tín dụng và khai thác các sản phẩm, dịch vụ TTTD theo quy định của pháp luật.

(i) Thu thập thông tin tín dụng của khách hàng vay thể nhân

Hiện nay CIC thu thập đa dạng các thông tin tín dụng nhằm phục vụ cho việc phân tích tín dụng khách hàng thể nhân.

CIC tiến hành thu thập thông tin của tất cả các khách hàng là thể nhân khi phát sinh quan hệ tín dụng tại các TCTD, CN TCTD, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. Các thông tin về khách hàng rất đa dạng và phong phú bao gồm: Thông tin về hồ sơ pháp lý của khách hàng có quan hệ tín dụng với TCTD, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng; thông tin về dư nợ của khách hàng và cho vay tiêu dùng; thông tin về bảo đảm tiền vay của khách hàng; thông tin về bảo lãnh cho khách hàng.

Các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải báo cáo các thông tin ở trên theo Thông tư 03/2013/TT-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam.

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động thu thập thông tin qua các năm

Chỉ tiêu/ Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Số lượng TCTD 120 118 122 119 123

Số TCTD báo cáo thông tin 120 118 122 119 123

Tỷ lệ TCTD báo cáo thông tin (%) 100 100 100 100 100

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, số TCTD báo cáo số liệu luôn đạt 100%.

Các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng báo cáo file điện tử qua website CIC đối với các báo cáo như: K1- thông tin về hồ sơ pháp lý của KH có quan hệ tín dụng với TCTD, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, K3 - thông tin dư nợ; K33 - thông tin dư nợ thẻ tín dụng; K4 - thông tin về đảm bảo tiền vay…

Các nguồn khác: CIC mở rộng thu thập thông tin các Bộ, ngành: Bộ công an, Bộ tài chính… Bên cạnh đó CIC còn chủ động làm việc với các cơ quan khác có quản lý dữ liệu về dân cư như: Bảo hiểm xã hội VN, các doanh nghiệp viễn thông…; các nguồn tin từ các trang tin điện tử chính thống…

Bên cạnh các nguồn tin trong nước, CIC chú trọng việc tăng cường hợp tác, mở rộng mối quan hệ với các cơ quan thông tin quốc tế và khu vực để thu thập thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư vào Việt Nam.

Đặc biệt, nguồn thu thập thông tin của CIC về khách hàng vay vốn thể nhân còn tới từ việc khách hàng thể nhân tự đăng ký thông tin tín dụng trên cổng thông tin của CIC.

Đăng ký tín dụng là việc khách hàng vay cung cấp cho CIC các thông tin cơ bản của bản thân, khả năng tài chính và chi tiết về nhu cầu vay thông qua cổng thông tin điện tử của CIC.

Sau khi đăng ký tín dụng, khách hàng sẽ được CIC cung cấp một mã số đăng ký tín dụng, trong đó có tóm tắt các thông tin cơ bản của khách hàng, mã số giao dịch, chỉ số tín nhiệm để khách hàng sử dụng khi làm thủ tục vay vốn tại TCTD.

Thông tin đăng ký tín dụng có thời hạn kể từ ngày đăng ký đến ngày hết hạn đăng ký trong mẫu đăng ký tín dụng. Sau thời hạn này, hệ thống tự động loại khỏi danh sách đăng ký nhu cầu vay của khách hàng.

bàn 12 tỉnh/thành phố đó là: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Dương và Vũng Tàu được đăng ký tín dụng và tra cứu TTTD trực tuyến trên trang web: cic.org.vn/ Đăng ký thể nhân.

Do Cổng thông tin khách hàng vay thể nhân mới được triển khai từ năm 2014, cho tới năm 2018 cũng mới chỉ triển khai trên địa bàn 12 tỉnh trong cả nước nên trong giai đoạn trên số lượng khách hàng vay thể nhân đăng ký thông tin trên CIC còn hạn chế.

Để góp phần thực hiện mục tiêu định hướng của NHNN về thúc đẩy tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp, đảm bảo các khách hàng được tiếp cận với các sản phẩm tín dụng một cách công bằng, minh bạch và góp phần hạn chế tín dụng đen. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, CIC đã xây dựng và vận hành Cổng thông tin kết nối khách hàng vay mới với nhiều tiện ích trên cả giao diện website (cic.gov.vn) và ứng dụng điện thoại thông minh từ tháng 6/2019 trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, lượng khách hàng vay thể nhân đăng ký thông tin đã tăng lên đáng kể.

Đơn vị: Khách hàng

Hình 3.4: Số lượng khách hàng thể nhân vay vốn đăng ký thông tin trên CIC

Nguồn: Báo cáo tổng kết của CIC qua các năm

1245 2568 5687 12600 63000 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2015 2016 2017 2018 2019

(ii) Xử lý thông tin

Khi tiếp nhận các nguồn TTTD do các TCTD, các tổ chức khác và khách hàng vay đăng ký tín dụng, CIC xây dựng chương trình phần mềm hiện đại với tính năng tự động cao để xử lý các thông tin nhận được qua việc kiểm tra, sàng lọc, đảm bảo tính tin cậy của thông tin đầu vào và phân tích, tổng hợp thông tin, cho điểm tín dụng đối với cá nhân tiêu dùng, để tạo lập các sản phẩm TTTD.

Đây là nguồn thông tin đầu vào quan trọng cho nên Ban Lãnh đạo CIC đã luôn chú trọng về chất lượng và tính cập nhật.

CIC đã xây dựng quy trình công nghệ tự động, đưa công nghệ tin học mới như Kho dữ liệu (DataWare House) vào ứng dụng. Mỗi một khách hàng vay được cấp một mã số để CIC thực hiện việc xử lý thông tin.

TTTD được CIC kiểm tra và cập nhật thường xuyên ba ngày một lần các thông tin phát sinh; CIC chủ động thực hiện kiểm tra dữ liệu thu thập được bằng việc xây dựng các quy luật kiểm tra tự động. Bên cạnh đó, số liệu dư nợ của từng TCTD được CIC thường xuyên kiểm tra chéo với số liệu trên bảng cân đối kế toán của TCTD do Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng cung cấp.

Bảng 3.2: Kết quả xử lý thông tin tín dụng khách hàng vay thể nhân qua các năm

Đơn vị: hồ sơ

( Nguồn : Báo cáo hoạt động của CIC qua các năm)

Năm/ chỉ tiêu Số hồ sơ khách hàng có dư nợ Tăng giảm hồ sơ có dư nợ Tăng giảm hồ sơ có dư nợ (%) Tỷ lệ cập nhật dư nợ (%) 2015 14.000.123 1.459.123 11,6 - 2016 16.200.150 2.200.027 15,7 99,4 2017 18.825.000 2.624.850 16,2 99,5 2018 21.254.000 2.429.000 12,1 99,6 2019 23.450.000 2.196.000 10,2 99,7

Theo bảng số liệu trên, có thể thấy khối lượng khách hàng thể nhân có dư nợ được CIC thu thập và xử lý đều tăng qua các năm, tỷ lệ hồ sơ khách hàng vay thể nhân được cập nhật dư nợ cũng tăng cao qua các năm.

(iii) Lưu trữ thông tin

Thời gian lưu trữ TTTD đối với một khách hàng là 05 năm kể từ ngày bổ sung, cập nhật TTTD lần cuối. Các thông tin lưu trữ được tính toán, mã hóa chính xác nhằm tiết kiệm tài nguyên và đảm bảo việc thực hiện tra cứu nhanh.

Bảng 3.3. Kết quả lưu trữ thông tin qua các năm

Đơn vị: hồ sơ. Năm/ Chỉ tiêu Số HSKH lưu trữ Tỷ lệ năm sau so với năm trước % Tổng dư nợ VNĐ (Tỷ VND) Tỷ lệ năm sau so với năm trước % Tổng dư nợ USD (Triệu USD) Tỷ lệ năm sau so với năm trước % 2015 24.400.000 - 4.628.000 - 22.000 - 2016 29.028.000 18,9 4.472.126 26,5 27.000 22,7 2017 33.500.126 15,4 4.500.024 21,6 28.000 3,7 2018 38.000.150 13,4 6.037.000 20,7 27.000 -3,5 2019 42.154.000 10.9 7.051.000 16,8 20.000 -25,9

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp qua các năm của CIC)

Từ kết quả lưu trữ TTTD qua các năm cho thấy kho dữ liệu CIC có quy mô rất lớn, đảm bảo việc truy xuất thông tin tức thời và đầy đủ.

(iii) Cung cấp thông tin

- Việc tra cứu thông tin thực hiện tự động trên website của CIC. Người sử dụng thông tin phải đăng ký để CIC cấp quyền, cấp mật khẩu truy cập.

Hàng năm, CIC cung cấp TTTD về khách hàng vay thể nhân cho các TCTD, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng với số lượng rất lớn.

Bảng 3.4. Kết quả cung cấp TTTD khách hàng vay thể nhân qua các năm

Đơn vị: bản

Năm/ Chỉ

tiêu Số bản tin cung cấp

Tỷ lệ năm sau so với năm trước(%)

2015 4.000.000 -

2016 5.000.000 25

2017 6.000.000 20

2018 8.000.000 33

2019 13.000.000 62

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp qua các năm của CIC)

Riêng với khách hàng vay thể nhân, được khai thác TTTD của bản thân tại CIC thông qua việc đăng ký tài khoản. Đây là hình thức cung cấp thông tin minh bạch hoàn toàn mới với mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng vay thể nhân tiếp cận tín dụng một cách công bằng, văn minh.

Bảng 3.5: Kết quả hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng

vay thể nhân tại CIC

Đơn vị: bản

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Số lượng cung cấp thông tin 462 723 2.336 8.700 28.000 Tăng trưởng số lần cung cấp

thông tin

4,6 1,5 3,2 3,7 3,2

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp qua các năm của CIC)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể nhận thấy hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC ngày càng được cải thiện về quy mô. Điển hình là số lượt bản tin cung cấp cho khách hàng vay thể nhân ngày càng tăng lên kể từ khi CIC vận hành Cổng thông tin kết nối khách hàng vay mới với nhiều tiện ích trên cả giao diện web và ứng dụng điện thoại thông

3.2.2. Phân tích mức độ phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam thông qua các chỉ tiêu

3.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng

- Số lượt khách hàng thể nhân ( số lượt trả lời tin) được cung cấp thông tin tín dụng

Từ năm 2014, CIC bắt đầu triển khai sản phẩm cho khách hàng vay tự truy vấn thông tin tín dụng của bản thân. Tuy nhiên đến giữa năm 2015 sản phẩm này mới chính thức được đưa vào sử dụng. Ban đầu CIC hợp tác duy nhất với Vietinbank làm đầu mối triển khai quảng cáo sản phẩm này đến khách hàng vay. Các khách hàng vay thể nhân muốn truy vấn thông tin tín dụng bản thân có thể đến các chi nhánh Vietinbank tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và các trụ sở CIC để được hỗ trợ. Do đó, trong hai năm đầu triển khai, việc cung cấp thông tin cho các khách hàng thể nhân vay vốn còn khá hạn chế. Đến năm 2017, CIC đã mở Cổng Thông tin tín dụng khách hàng vay và thí điểm ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sau đó lan rộng ra 12 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện nay, Cổng thông tin điện tử kết nối khách hàng vay đã chính thức triển khai trên toàn quốc, góp phần thực hiện mục tiêu định hướng của NHNN về thúc đẩy tiếp cận tín dụng của người dân, đảm bảo các khách hàng vay được tiếp cận với các sản phẩm tín dụng một cách công bằng, minh bạch, hạn chế tín dụng đen. Số lượng thông tin cung cấp cho chính bản thân khách hàng vay đã tăng cao.

Bảng 3.6: So sánh chỉ tiêu cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại CIC với các chỉ tiêu khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho khách hàng vay thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam​ (Trang 66 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)