- Thị trường TTTD ngân hàng
Thị trường TTTD ngân hàng bao gồm nhiều chủ thể tham gia với rất nhiều hoạt động. Thị trường TTTD càng phát triển thì hoạt động của TTTD nói chung và hoạt động cung cấp TTTD cho khách hàng vay càng được đẩy mạnh hơn, cụ thể như sau:
* Ngân hàng Trung ương và các đơn vị liên quan thuộc NHNN trong
phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình được khai thác sản phẩm TTTD để phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của ngành về tiền tệ, tín dụng và giám sát hoạt động của các TCTD. Đồng thời các đơn vị trên có trách nhiệm phối hợp với trung tâm TTTD cung cấp thông tin hoặc phối hợp kiểm tra, giám sát một số việc liên quan đến hoạt động TTTD.
* Các cơ quan quản lý nhà nước khác: Các cơ quan quản lý nhà nước
khai thác sản phẩm TTTD phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ về thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, điều tra, thống kê xã hội và các mục đích khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, các cơ quan trên cũng chia sẻ thông tin với trung tâm TTTD như các thông tin về nhận dạng thân nhân, trốn thuế, tội phạm truy nã...
* TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài: cung cấp TTTD đầu vào cho trung tâm TTTD. Họ chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và kịp thời của TTTD theo quy định, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng TTTD. Đồng thời họ khai thác, sử dụng TTTD phục vụ cho việc quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Hiện nay, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế tuy có nhiều thuận lợi nhưng các TCTD luôn phải đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh ngày càng gay gắt, nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy, TTTD ngân hàng ngày càng trở nên cần thiết và là nhu cầu thông tin thường xuyên của các TCTD. Đặc biệt, với khách hàng vay thể nhân, TCTD cần biết tình trạng cụ thể của khách hàng đang giao dịch thường xuyên với ngân hàng như thế nào để nắm bắt cơ hội tăng nguồn lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân.
* Các tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống TTTD giữ vai trò chia sẻ
thông tin, vừa là nguồn cung cấp thông tin, vừa là người sử dụng thông tin theo quy định về hoạt động TTTD và theo thỏa thuận, cam kết.
* Các tổ chức khác: hiện nay, một số tổ chức khác được tham gia hệ thống TTTD như: các công ty điện thoại, công ty cho thuê, bán hàng trả chậm …Các thành viên này cũng tham gia chia sẻ thông tin và được sử dụng TTTD để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhằm ngăn ngừa hạn chế rủi ro và bảo vệ người tiêu dùng.
* Khách hàng vay được khai thác TTTD của bản thân giúp khách hàng
vay tự đánh giá mức độ tín nhiệm và tình trạng tín dụng của bản thân; đảm bảo minh bạch hóa thông tin, hỗ trợ việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tiêu dùng và tín dụng thẻ của khách hàng thể nhân, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, đẩy lùi tín dụng đen. Đồng thời, khách hàng vay cũng trực tiếp cung cấp thông tin cá nhân của mình cho trung tâm TTTD.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, số lượng khách hàng vay vốn quan tâm đến thông tin tín dụng bản thân đang còn rất hạn chế, đặc biệt những
khách đang sinh sống ở vùng sâu vùng xa. Sự quan tâm của bản thân khách hàng vay tới việc duy trì và cải thiện điểm số tín dụng tốt chưa thực sự được phổ cập rộng rãi. Tình trạng thông tin bất cân xứng giữa TCTD và người đi vay vẫn đang tồn tại. Tín dụng đen vẫn đang len lỏi khắp nơi, tìm đến tận nhà của những ngưởi khát vốn.
Đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cung cấp TTTD cho khách hàng vay thể nhân.
- Hội nhập, hợp tác quốc tế
Trong thời kỳ bước vào nền kinh tế tri thức, tham gia vào siêu xa lộ thông tin trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế ngày nay thì một nhân tố không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế nói chung và cũng như đối với lĩnh vực TTTD ngân hàng nói riêng, đó là hợp tác quốc tế, liên kết quốc tế về thông tin. Chính việc nối mạng quốc tế và trong nước theo xu thế “siêu xa lộ thông tin” đã góp phần rất lớn trong việc tập hợp, khai thác sử dụng tài nguyên về lao động, vốn và trí thức của nhân loại cho sự phát triển nền kinh tế thế giới trong thập kỷ vừa qua. Thực tế đối với lĩnh vực TTTD ngân hàng cũng vậy, thời gian qua thông qua chính sách mở cửa của VN đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp thông qua viện trợ, đầu tư, hợp tác quốc tế của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IFC, IMF, ADB, JBIC, và NHTW của nhiều nước như Nhật, Pháp, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore,… cùng nhiều NHTM lớn trên thế giới, nhiều công ty TTTD lớn trên thế giới nên hoạt động của hệ thống TTTD ngân hàng VN đã có những bước phát triển nhảy vọt (như sẽ đánh giá ở Chương III). Vì thế, trong các giải pháp để phát triển hệ thống TTTD ngân hàng VN nói chung và phát triển hoạt động cung cấp TTTD cho khách hàng vay thể nhân nói riêng, cần tiếp tục coi đây là một nhân tố rất quan trọng để góp phần cho TTTD ngân hàng VN tiếp tục phát triển đạt trình độ ngang tầm khu vực, dần hội nhập và liên kết chung được với mạng lưới TTTD toàn cầu.
1.5 Kinh nghiệm phát triển hoạt động cung cấp thông tin tín dụng cho