Vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP quân đội​ (Trang 32 - 34)

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tƣơng đồng nhƣ sau:

- Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lƣợng và tạo việc làm là rất đáng kể.

- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có đƣợc sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.

- Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.

- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết đƣợc dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

- Là trụ cột của kinh tế địa phƣơng: nếu nhƣ doanh nghiệp lớn thƣờng đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nƣớc, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phƣơng và là ngƣời đóng góp quan trọng vào

thu ngân sách, vào sản lƣợng và tạo công ăn việc làm ở địa phƣơng. - Đóng góp không nhỏ giá trị G P cho quốc gia.

Đặc biệt đối với Việt Nam, vai trò của các doanh ngiệp nhỏ và vừa còn thể hiện trên các mặt sau:

- Là nơi tạo ra việc làm cho một số bộ phận ngƣời dân lao động

+ Số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng gia tang, khối lƣợng lớn việc làm trong xã hội càng tăng, đặc biệt là những ngƣời lao động thu nhập thấp, làm tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần làm giảm tình trạng di dân vào các khu đô thị lớn, giảm thiểu thất nghiệp và các tệ nạn xã hội.

- Là nơi khai thác và phát huy tối đa nguồn lực xã hội

+ Trong dân cƣ còn rất nhiều tiềm năng vẫn chƣa đƣợc khai thác và sử dụng đúng mức nhƣ tiềm năng về tài chính, về nguồn lực lao động, kinh nghiệm, trí óc… Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tận dụng nguồn lao động và nguyên liệu giá rẻ, làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm.

+ Thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa với những ƣu thế nhƣ: không yêu cầu vốn đầu tƣ quá lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, giá lao động rẻ… đang dần trở thành mục tiêu cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hƣớng tới.

- Là đơn vị góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Phần lớn các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế thƣờng chỉ tập trung ở những vùng đô thị, là nơi có cơ sở hạ tầng tốt, dân cứ đông đúc và thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở mọi vùng miền, mọi khu vực của đất nƣớc, kể cả những vùng nông thôn hay những nơi kinh tế còn chƣa phát triển. Các doanh nghiệp này thƣờng không yêu cầu trình độ ngƣời lao động cao nên đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn lao động trong khu vực nông nghiệp, nhờ đó thúc đẩy nhanh quá

trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, làm cho các ngành công nghiệp, thƣơng mại – dịch vụ phát triển và thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

o vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều quốc gia đã khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển. Nhƣng cũng phải thừa nhận một thực tế, các DNNVVN vẫn phải tự vận động và liên kết để hợp tác kinh doanh do thiếu vắng vai trò rõ nét của chính sách nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP quân đội​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)