Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ mobile banking tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh chương dương​ (Trang 54 - 62)

3.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một trong các hoạt động quan trọng chủ yếu của một Ngân hàng Thương mại. Nó mang vai trò cung cấp nguồn vốn cho Ngân hàng để thực hiện những hoạt động kinh doanh sinh lời khác như cấp tín dụng, cho vay, bảo lãnh,...

Trong giai đoạn 2016-2019, tình hình huy động vốn tại Vietinbank Chương Dương đã có nhiều thay đổi:

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động huy động vốn của Vietinbank Chương Dương giai đoạn 2016-2019 Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018 2019 Nguồn vốn huy động cuối năm Tỷ đồng 18,077 19,555 15,413 21,192 Nguồn vốn KHDN Lớn cuối năm Tỷ đồng 7,822 11,116 7,625 12,696 Nguồn vốn KHDN Vừa và Nhỏ cuối năm Tỷ đồng 3,848 1,158 938 1,470 Nguồn vốn KHDN FDI cuối năm Tỷ đồng 80 74 56 150 Nguồn vốn bán lẻ cuối năm Tỷ đồng 5,164 5,735 5,966 6,190 Nguồn vốn khác cuối năm Tỷ đồng 1,163 1,472 828 686 Nguồn vốn huy động bình quân Tỷ đồng 17,709 18,033 17,643 19,025 Nguồn vốn KHDN Lớn bình quân Tỷ đồng 9,078 10,753 9,633 11,350 Nguồn vốn KHDN Vừa và Nhỏ bình quân Tỷ đồng 3,769 1,021 1,033 1,200 Nguồn vốn KHDN FDI bình quân Tỷ đồng 81 45 67 55 Nguồn vốn bán lẻ bình quân Tỷ đồng 4,782 5,277 6,060 5,540 Nguồn vốn Khác bình quân Tỷ đồng 936 850 880 Nguồn vốn không kỳ hạn (CASA) bình quân 4,043 2,605 2,191 3,314 CASA KHDN bình quân Tỷ đồng 3,646 2,232 1,763 2,864 CASA bán lẻ bình quân Tỷ đồng 397 373 428 450

(Nguồn: Viettinbank Chương Dương)

Bảng Kết quả hoạt động huy động vốn Vietinbank Chương Dương giai đoạn 2016-2019 phía trên biểu thị rõ sự thay đổi trong nguồn vốn huy động của Vietinbank Chương Dươngtừ năm 2016 đến năm 2019. Nguồn vốn huy động cuối năm 2016 đến cuối năm 2017 tăng từ 18,077 tỷ đồng lên đến 19,555 tỷ đồng, sang năm 2018, giảm mạnh còn 15,413 tỷ đồng, còn 85,26% so với cuối năm 2016. Trong đó, nguồn vốn

cuối năm của khách hàng doanh nghiệp giảm mạnh kéo theo nguồn vốn huy động toàn chi nhánh. Nguồn vốn khách hàng doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này trong hoạt động kinh doanh) chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietinbank Chương Dương. Nguồn vốn khách hàng FDI giảm dần từ 80 tỷ đồng năm 2016 xuống đến 56 tỷ năm 2018. Nguồn vốn khách hàng bán lẻ tăng từ 5164 lên 5966 tỷ đồng từ năm 2016 đến 2018, nhưng không ảnh hưởng được nguồn vốn huy động cuối năm của toàn chi nhánh do tỷ trọng nguồn vốn khách hàng bán lẻ thấp so với khách hàng doanh nghiệp.Sang năm 2019, nguồn vốn huy động tại Vietinbank Chương Dương lại tăng trưởng trở lại và vượt qua những năm trước là 21,192 tỷ đồng. Đóng góp cho sự tăng trưởng này là sự tăng mạnh của nguồn vốn khách hàng doanh nghiệp và khách hàng bán lẻ. Riêng nguốn vốn khác có xu hướng giảm.

Để nhìn rõ hơn về sự thay đổi nguồn vốn huy động của Vietinbank Chương Dương, ta có thể xem xét theo biểu đồ như dưới đây:

Biểu đồ 3.1. Kết quả huy động vốn tại Vietinbank Chương Dương giai đoạn 2016-2019 0 5000 10000 15000 20000 25000 2016 2017 2018 2019

Kết quả huy động vốn Vietinbank Chương Dương

Nguồn vốn KHDN Lớn Nguồn vốn KHDN VVN Nguồn vốn KHDN FDI Nguồn vốn bán l ẻ Nguồn vốn khác

Về nguồn vốn bình quân, năm 2016, nguồn vốn huy động bình quân năm là 17,109 tỷ đồng, sau đó tăng lên 18,033 tỷ đồng vào năm 2017, và giảm xuống 17,643 tỷ đồng năm 2018. Trong đó, chỉ riêng nguồn vốn bán lẻ tăng từ 4,782 tỷ đồng năm 2016 lên 6,060 tỷ đồng năm 2018. Năm 2019, nguồn vốn bình quân tăng trở lại là 19,025 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn khách hàng doanh nghiệp lớn bình quân tăng mạnh nhất (11,350 tỷ đồng), nguồn vốn khách hàng bán lẻ bình quân vẫn giảm.

Trên đây là những phân tích về tổng nguồn vốn huy động tại Vietinbank Chương giai đoạn 2016-2019. Xét về nguồn vốn không kỳ hạn nói riêng (nguồn vốn từ các tài khoản CASA – tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn), ta thấy được nguồn vốn không kỳ hạn bình quân cũng giảm gấp đôi trong 3 năm, từ 4,030 tỷ đồng xuống còn 2,191 tỷ đồng. Nguyên nhân gây ra cũng là do giảm nguồn vốn khách hàng doanh nghiệp kéo theo giảm nguồn vốn CASA toàn chi nhánh. Năm 2019, nguồn vốn không kỳ hạn cũng tăng trở lại là 3,314 tỷ đồng với đóng góp lớn nhất đến từ nguồn vốn không kỳ hạn của khách hàng doanh nghiệp là 2,864 tỷ đồng.

Từ những phân tích trên, có thể thấy nguồn vốn huy động của Vietinbank Chương Dương mang xu hướng tăng dần theo từng năm. Năm 2018, nguồn vốn huy động giảm mạnh. Nguyên nhân gây ra là xu hướng chuyển dịch cơ cấu tiền gửi theo hướng gia tăng tiền gửi trung, dài hạn, giảm tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn ngắn. Biểu hiện rõ nét cho sự thay đổi này là quyết định giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn của Vietinbank xuống dưới mức 6%/năm và giữ nguyên lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, mở rộng những sản phẩm mang tính dài hạn như trái phiếu, bảo hiểm,... Tuy nhiên, tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn lại chiếm phần lớn trong quy mô tiền gửi của khách hàng tại Vietinbank Chi nhánh Chương Dương. Điều này khiến cho huy động vốn tại Chi nhánh gặp được nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng khác cùng với các Chi nhánh khác của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng đang mở rộng thị trường tại khu vực Long Biên – địa bàn chính của Vietinbank Chương Dương và thu hút đi một lượng khách hàng tiền gửi lớn từ Chi nhánh. Sang năm 2019, nguồn vốn huy động của Vietinbank Chương Dương có nhiều khởi sắc do Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp thu hút khách hàng như mở ngày hội bán lẻ, tổ chức các chương trình gắn kết khách hàng nhằm thu hút

khách hàng bán lẻ, lợi dụng nguồn vốn nhàn rỗi của cư dân. Cùng với đó, Chi nhánh cũng chăm sóc, giữ gìn những khách hàng doanh nghiệp cũ, tìm kiếm, mời chào các khách hàng doanh nghiệp mới trên địa bàn. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vồn khách hàng doanh nghiệp phần lớn do Phòng giao dịch Phúc Lợi (Sài Đồng) Chi nhánh Chương Dương đã mời chào được Tập đoàn HATECO chuyển sang gửi tiền và vay tín dụng tại Chi nhánh.

3.1.3.2. Tình hình dư nợ

Để tìm hiểu về tình hình dư nợ của Vietinbank Chương Dương trong 4 năm giai đoạn 2016-2019, chúng ta xem xét bảng sau:

Bảng 3.2. Tình hình dư nợ cho vay của Vietinbank Chương Dương giai đoạn 2016-2019

Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018 2019

Dư nợ cho vay nền

kinh tế cuối kỳ Tỷ đồng 6,203 6,940 5,986 7,633 Dư nợ KHDN Lớn cuối kỳ Tỷ đồng 4,749 4,713 3,765 5,639 Dư nợ KHDN Vừa và Nhỏ cuối kỳ Tỷ đồng 879 1,199 988 1,144 Dư nợ KHDN FDI cuối kỳ Tỷ đồng 16 16 17 190 Dư nợ Khách hàng Bán lẻ cuối kỳ Tỷ đồng 559 1,012 1,217 1,230

Dư nợ cho vay nền

kinh tế bình quân Tỷ đồng 5,656 6,508 6,333 6,866 Dư nợ KHDN Lớn Bình quân Tỷ đồng 4,380 4,747 4,211 5,050 Dư nợ KHDN Vừa và Nhỏ Bình quân Tỷ đồng 836 1,013 1,107 1,005 Dư nợ KHDN FDI Bình quân Tỷ đồng 4 15 16 21 Dư nợ bán lẻ Bình quân Tỷ đồng 437 735 999 790

(Nguồn: Vietinbank Chương Dương)

Tình hình dư nợ tại Vietinbank Chương Dương giai đoạn 2016-2019 cũng có sự biến động không nhỏ. Dư nợ cuối kỳ từ năm 2016 đến năm 2017 tăng từ 6,203 tỷ đồng lên đến 6,940 tỷ đồng. Đến năm 2018, dư nợ cuối kỳ tại Chi nhánh giảm

xuống còn 5,986 tỷ đồng. Trên thực tế, dư nợ tại phân khúc KHDN vừa và nhỏ, KHDN vốn FDI đều có sự tăng nhẹ từ 2016 đến 2018, phân khúc Khách hàng bán lẻ tăng gấp đôi sau 3 năm (từ 559 tỷ đồng lên đến 1,217 tỷ đồng). Tuy vậy, dư nợ cho vay thuộc phân khúc KHDN lớn giảm từ 4,749 tỷ đồng năm 2016 xuống 3,765 tỷ đồng năm 2018 làm ảnh hưởng dư nợ cuối kỳ toàn chi nhánh giảm còn 96.5% so với cuối năm 2016. Dư nợ cuối kỳ tăng trưởng trở lại vào năm 2019 với mức 7,633 tỷ đồng, trong đó, dư nợ khách hàng doanh nghiệp lớn đóng vai trờ chủ yếu với mức tăng lên là 5,639 tỷ đồng.

Ngược lại, dư nợ bình quân năm lại tăng trong giai đoạn 2016-2019. Dư nợ bình quân năm 2016 đạt mức 5,656 tỷ đồng, sau đó tăng lên 6,508 tỷ đồng năm 2017, và giảm nhẹ còn 6,333 tỷ đồng năm 2018 nhưng vẫn đạt 111.97% so với năm 2016. Trong đó phân khúc KH bán lẻ tăng mạnh nhất, gấp đôi so với 2016. Sang năm 2019, dư nợ bình quân vẫn tiếp tục tăng lên đến 6,866 tỷ đồng, trong đó, riêng dư nợ khách hàng doanh nghiệp lớn bình quân tăng lên đến 5,050 tỷ đồng, dư nợ bình quân khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và dư nợ bình quân khách hàng bán lẻ giảm xuống lần lượt là 1,005 tỷ đồng và 790 tỷ đồng. Từ bảng tổng hợp tình hình dư nợ, ta chuyển dư nợ bình quân sang biểu đồ để nhìn rõ hơn như dưới đây:

Biểu đồ 3.2. Dư nợ bình quân tại Vietinbank Chương Dương giai đoạn 2016-2019

Từ biểu đồ trên, có thể phân tích ra xu hướng tăng dần của dư nợ bình quân tại Vietinbank Chương giai đoạn 2016-2019. Tuy dư nợ bình quân của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn giảm mạnh vào năm 2018 khiến cho dư nợ bình quân toàn chi nhánh giảm, dư nợ bình quân nhóm khách hàng bán lẻ vẫn tăng nhanh dần giúp kéo dậy tăng trưởng dư nợ bình quân của toàn chi nhánh.

Tổng hợp phân tích về dư nợ cuối kỳ và dư nợ bình quân của Vietinbank Chương Dương, dư nợ cho vay của Chi nhánh trong giai đoạn 2016-2019 có xu hướng tăng dần. Trong 4 năm này, Vietinbank Chương Dương có sự sụt giảm dư nợ vào năm 2018 nhưng dư nợ của Chi nhánh đã tăng trưởng trở lại vào năm 2019. Nguyên nhân gây ra sự sụt giảm năm 2018 là do Ngân hàng Nhà nước định hướng giảm tỉ lệ vốn ngắn hạn /cho vay trung và dài hạn xuống còn 40% khiến Chi nhánh khó mở rộng các khoản vay trung và dài hạn.

Việc siết chặt cho vay trong lĩnh vực nhà đất, bất động sản cũng khiến cho dư nợ tín dụng giảm năm 2018. Nguyên nhân thứ ba là vào năm 2018, Chi nhánh thực hiện xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng tại Chi nhánh. Điều này kéo thấp mức dư nợ cho vay của Chi nhánh trong năm.

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2016 2017 2018 2019

Dư nợ bình quân Vietinbank Chương Dương giai đoạn 2016-2019

Dư nợ cho vay nền kinh tế bình quân Dư nợ KHDN Lớn Bình quân Dư nợ KHDN Vừa và Nhỏ Bình quân Dư nợ KHDN FDI Bình quân Dư nợ bán lẻ Bình quân

3.1.3.3. Tình hình dịch vụ

Tình hình thu phí dịch vụ từ năm 2016 đến 2019 có sự khởi sắc không nhỏ. Ta có thể quan sát sự thay đổi của tình hình thu phí dịch vụ của Vietinbank trong giai đoạn này thông qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.3. Tổng thu phí dịch vụ của Vietinbank Chương Dương giai đoạn 2016-2019

(Nguồn: Vietinbank Chương Dương)

Tổng phí dịch vụ tăng mạnh từ 65,465 triệu đồng năm 2016 lên 87,140 triệu đồng năm 2019. Kết hợp với tình hình huy động vốn và dư nợ ở trên, có thể thấy Vietinbank Chương Dương đang có sự chuyển dịch trọng tâm kinh doanh từ bộ phận huy động vốn và bộ phận tín dụng sang bộ phận dịch vụ.

Doanh thu đến từ thu phí các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác bên ngoài hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng có sự tăng lên trong vòng 3 năm gần đây. Đặc biệt tử năm 2017 đến năm 2019, doanh thu này tăng mạnh biểu hiện sự thay đổi cơ cấu kinh doanh trong hoạt động ngân hàng của Vietinbank Chương Dương.

65465 65,355 70,499 87,140 0 20000 40000 60000 80000 100000 2016 2017 2018 2019 Tổng thu phí dịch vụ

Bảng 3.3. Doanh thu phí dịch vụ của Vietinbank Chương Dương giai đoạn 2016-2019

Chỉ tiêu Đơ

n vị 2016 2017 2018 2019 Doanh số thanh toán tại đơn vị chấp

nhận thẻ

Tỷ

đồng 641 616 872 883

Doanh thu phí bảo hiểm VBI 918 2,817 5,721 5,691

KHDN Trđ 918 755 2,535 2,103

Khách hàng Bán lẻ Trđ 2,062 3,186 3,588

Doanh thu phí bảo hiểm AVIVA 639 1,546 3,677 3,892

KHDN Trđ 0 0 0

Khách hàng Bán lẻ Trđ 639 1,546 3,677 3,892

Số lượng thẻ ATM được khách hàng sử

dụng cái 23,11 5 68,54 3 68,36 1 83,97 4

(Nguồn: Vietinbank Chương Dương)

Doanh số thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ tăng từ 641 tỷ dồng lên 883 tỷ đồng từ 2016 đến 2019. Số thẻ ATM kích hoạt tăng từ 23115 cái năm 2016 lên gấp 4, đạt 83,974 cái năm 2019. Có thể thấy được nhu cầu khách hàng đối với thanh toán qua thẻ đang gia tăng.

Doanh thu hoạt động bảo hiểm cũng tăng mạnh trong vòng 4 năm từ 2016 đến 2019. Bảo hiểm phi nhân thọ (Vietinbank liên kết với công ty VBI) tăng doanh thu từ 918 triệu đồng lên tơi 5,691 triệu đồng trong giai đoạn 2016-2019. Cùng với đó, Doanh thu bảo hiểm nhân thọ (đến từ công ty Vietin Aviva) tăng từ 639 triệu đồng năm 2016 lên 3,892 triệu đồng năm 2019. Trong đó, Bảo hiểm VBI thiên về phân khúc KHDN, Bảo hiểm Aviva tập trung vào mảng KH Bán lẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ mobile banking tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh chương dương​ (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)