Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ mobile banking tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh chương dương​ (Trang 102 - 104)

4.3.1.1. Bổ sung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách về dịch vụ Mobile Banking

Là hệ quả tất yếu của sự phát triển công nghệ thông tin, dịch vụ Mobile Banking đượcứng dụng rộng rãi trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam. Tuy nhiên, hành lang pháp lý về dịch vụ Ngân hàng Điện tử nói chung và dịch vụ Mobile Banking nói riêng còn chưa đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của các ngân hàng và các định chế tài chính.

Mặc dù Việt Nam đã có các thông tư, nghị định về thanh toán điện tử (Nghị định 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, Thông tư số 35/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet,... ) nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc về mặt pháp lý và thủ tục giấy tờ. Điều này khiến dịch vụ Mobile Banking chưa được mở rộng nhanh phù hợp nhu cầu của khách hàng.

Những quy định về chứng từ điện tử hiện hành không phù hợp với những chứng từ điện tử phát sinh trong các giao dịch số. Hệ thống văn bản pháp luật về

chữ ký số đã được ban hành nhưng còn nhiều hạn chế.Việc đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng vẫn chưa được giải quyết. Cơ sở hạ tầng cứng của nền kinh tế số - nền tảng công nghệ số đã vượt lên trên hạ tầng mềm - hệ thống quy định pháp lý, hệ thống thể chế liên quan đến kinh tế số. Chính phủ phải mất một vài năm để ra đời một Nghị định, trong khi đó, công nghệ phát triển nhanh hơn, thậm chí chỉ sau 2-3 tháng lại có một loại hình công nghệ mới. Do đó, Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp lý chặt chẽ nhưng vẫn cho phép những mô hình đổi mới sáng tạo với những thứ chưa có cơ sở pháp lý.

4.3.1.2. Chính sách khuyến khích hỗ trợ NHTM

Trước tầm quan trọng của sự chuyển đổi từ hình thức ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số, mà đại biểu là Mobile Banking, các NHTM Việt Nam cần có sự hỗ trợ khuyến khích từ Nhà nước Việt Nam không chỉ qua sự hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý:

- Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ theo hướng đồng bộ, có khả năng tích hợp, kết nối giữa các ngành, lĩnh vực khác nhau để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số, nâng cao chất lượng phục vụ và tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng; cụ thể là phát triển hạ tầng thanh toán điện tử với việc nâng cấp Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo hướng tập trung hóa và thúc đẩy việc vận hành chính thức Hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ hoạt động 24/7, xử lý thanh toán tức thời.

- Ưu tiên đầu tư, ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng; phát triển ngân hàng theo mô hình ngân hàng số, trong đó lấy thanh toán số là làm bước đầu cho việc kết nối với các dịch vụ ngân hàng khác như huy động, cho vay, đầu tư, bảo hiểm... và giao tiếp thuận tiện với các hệ sinh thái số khác ngoài NHTM nhằm cung ứng các sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện lợi, cá nhân hóa với chi phí thấp. Cụ thể, triển khai các tiêu chuẩn về thanh toán QR Code, tiêu chuẩn thẻ chíp nhằm tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán và phục vụ thanh toán an toàn, thuận tiện, tích hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ mobile banking tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh chương dương​ (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)