Định hướng phát triển dịch vụ MobileBanking tại Vietinbank Chương Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ mobile banking tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh chương dương​ (Trang 96 - 98)

4.1. Định hướng phát triển dịch vụ Mobile Banking tại Vietinbank Chương Dương Dương

Là một phần của hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam, Vietinbank Chương Dương cùng với các chi nhánh trong toàn hệ thống đặt mục tiêu trong dài hạn là tiếp tục giữ vững vị trí NHTM trụ cột của Ngành Ngân hàng; đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trong việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước; hỗ trợ nền kinh tế; không ngừng đổi mới, hiện đại hóa toàn hệ thống; nỗ lực thực hiện hoạt động kinh doanh; phát triển an toàn, bền vững; hướng đến chuẩn mực và thông lệ quốc tế; đảm bảo quyền lợi cổ đông và người lao động.

Cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 đã mang đến sự phát triển về mặt công nghệ, kéo theo đó là ảnh hưởng rộng lớn đến mọi mặt của xã hội, trong đó ngành Tài chính – Ngân hàng đã chịu ảnh hưởng khá lớn. Thanh toán không dùng tiền mặt đang trở thành xu thế mới và nhận được Nhà nước ủng hộ. Đứng trước sự thay đổi của thời đại, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương cần có hướng đi để thích ứng với sự thay đổi này. Vì vậy, dịch vụ Mobile Banking là một dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ cần được phát triển trọng tâm tại Vietinbank Chương Dương tại thời điểm này.

Để phát triển dịch vụ Mobile Banking, Vietinbank Chương Dương tập trung xây dựng một số mục tiêu cụ thể sau:

- Phát triển nguồn nhân lực đối với cả đội ngũ nhân viên tư vấn, quảng bá sản phẩm và đội ngũ nhân viên kỹ thuật: Với sự phát triển không ngừng của công nghệ tự động hóa, Vietinbank Chương Dương có thể giảm nguồn nhân lực tương ứng. Tuy vậy nhân viên trong ngân hàng cần được đào tạo sâu hơn về chuyên nghiệp.

Đối với nhân viên giao dịch, chất lượng phục vụ của nhân viên ảnh hưởng khá lớn đến quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng. Khi một ngân hàng cải tiến

công nghệ dịch vụ Mobile Banking, các ngân hàng khác sẽ nhanh chóng cải tiến theo. Ngoại trừ giao diện, khách hàng không thể nhận thấy được sự khác biệt giữa các ứng dụng Mobile Banking của mỗi ngân hàng. Trong tình huống đó, giao dịch viên, tư vấn viên cần trau dồi kiến thức về sản phẩm dịch vụ, kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng giới thiệu sản phẩm để hấp dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking tại Vietinbank Chương Dương.

Đối với nhân viên kỹ thuật, ứng dụng của công nghệ số vào dịch vụ ngân hàng đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ chuyên gia về công nghệ nhằm duy trì, phát triển hệ thống ngân hàng điện tử. Việc bồi dưỡng đội ngũ nhân viên kỹ thuật có kiến thức chuyên sâu về công nghệ và ngân hàng điện tử là mục tiêu cấp thiết của ngân hàng Vietinbank trong thời đại hiện nay.

- Nâng cao nguồn lực tài chính giúp Vietinbank có năng lực mở rộng, cải tiến công nghệ phục vụ cho dịch vụ Mobile Banking: Đẩy mạnh toàn diện các mặt hoạt động của chi nhánh, tăng trưởng tín dụng và huy động vốn hợp lý; tiếp tục phát huy các hoạt động vốn là thế mạnh của chi nhánh, phản ứng linh hoạt với thị trường; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo hướng đa dạng hóa, hiện đại hóa, tiện ích tối đa đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh cần mở rộng thị phần bằng cách tiếp thị, thu hút và gia tăng khách hàng mới cả về số lượng, nâng cao tính cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ tốt nhất, sản phẩm ngân hàng khác biệt, lãi suất ưu đãi vượt trội hơn so với các NHTM khác trên cùng địa bàn, thu hút khách hàng có năng lực tài chính, trình độ kinh doanh đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

- Chú trọng phát triển Khoa học Công nghệ về hai mặt:

+ Cập nhật, nâng cao công nghệ mới đuổi kịp phát triển của thời đại

+ Nâng cao hạ tầng kỹ thuật nhằm tăng khả năng ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động dịch vụ ngân hàng.

- Chú trọng vào quảng bá, tìm kiếm phương thức mở rộng sản phẩm dịch vụ Mobile Banking đối với cả khách hàng cũ của Vietinbank và những khách hàng mới tiềm năng. Lập chiến lược Marketing dài hạn và bền vững để nâng cao hình ảnh vị thế của ngân hàng, từ đó tác động tích cực tới hoạt động phát triển dịch vụ Mobile

Banking. Sàng lọc khách hàng tốt, phục vụ trọn gói các sản phẩm dịch vụ, gia tăng lợi ích cho khách hàng, có chính sách ưu đãi đối với khách hàng VIP, khách hàng chiến lược, khách hàng truyền thống, khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm của Ngân hàng Công thương.

- Bám sát quy hoạch, chương trình kinh tế của địa phương, chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và thực trạng phát triển kinh tế ở địa phương để có giải pháp tiếp tục mở rộng quy mô dịch vụ đúng hướng, phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế và khả năng quản lý của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo chất lượng dịch vụ an toàn, hiệu quả.

- Tuân thủ quy trình, quy chế và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ, tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống, tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát, quản trị điều hành, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ mobile banking tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh chương dương​ (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)