Kinh nghiệm của một số ngânhàng thương mại trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hòa lạc hà nội i​ (Trang 45 - 48)

1.4.1.1. Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Hiện nay thu từ DVPTD trung bình chiếm từ trên 20% đến 35% tổng thu nhập của Vietcombank. Trong đó, thu từ DVPTD chủ yếu là từ phí ( chiếm khoảng 60% tổng thu từ hoạt động phi tín dụng) bên cạnh đó là thu từ DV kinh doanh và đầu tư (như kinh doanh ngoại Ngoại hối, vàng và Các dịch vụ tài chính phái sinh). Đây cũng là NHTM có DVPTD được triển khai sớm và đạt hiệu quả tốt.Đầu tư cho

mảng DVPTD tại Vietcombank luôn được chủ trọng, kết quả đạt được đã có sự cải biến tích cực, DVPTD đã và đang mang lại một khoản thu nhập ổn định cho các NH. Song thực sự thu nhập từ DVPTD vẫn còn khá khiêm tốn so với mục tiêu và khả năng của Viecombank. Trong đó, xét về cơ cấu các loại hình DVPTD thì tỷ lệ tăng trưởng đang dần thiên về DVPTD hiện đại, và có thể nói trong những năm gần đây các giao dịch công cụ tài chính phái sinh đạt mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm DVPTD hiện đại của Vietcombank. Các DVPTD như DV thanh toán, DV Ngân hàng điện tử, DV kinh doanh ngoại tệ cũng là những DV có tỷ trọng thu nhập tương đối lớn trong tổng thu nhập DVPTD của Vietcombank.

Với mục tiêu tăng tỷ trọng thu nhập từ DVPTD/tổng thu nhập lên 45-55% thì Vietcomabank cần nỗ lực thêm rất nhiều.

1.4.1.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)

Nếu như trước năm 2012 tỷ lệ đầu tư dịch vụ phi tín dụng của ACB chỉ chiếm trung bình dưới 15% tổng thu nhập, còn tương đối khiêm tốn thì từ sau năm 2013 trở lại đây chi phí đầu tư cho dịch vụ phi tín dụng đãđược ACB chú trọng và cải thiện hơn. Từ năm 2014 tỷ lệ đầu tư cho dịch vụ phi tín dụng luôn đạt trung bình trên 25% tổng thu nhập.

Theo các tài liệu khảo sát phỏng vấn đáng tin cậy, tỷ lệ đầu tư hợp lý mà ACB áp dụng cho hoạt động phi tín dụng nhằm đạt tối đa lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng thì đa số các ý kiến trả lời phỏng vấn đều cho rằng tỷ lệ đầu tư cho hoạt động phi tín dụng chiếm 30%-40% trên tổng thu nhập là hợp lý. Theo đánh giá của ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thì tỷ lệ đầu tư cho dịch vụ phi tín dụng chiếm khoảng 30-40% thu nhập của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay và sắp tới gần đây có thể coi là một tỷ lệ đầu tư hợp lý để phát triển dịch vụ phi tín dụng tương xứng với những cơ hội cũng như mục tiêu của ngân hàng (là đạt thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng chiếm 45-55% tổng thu nhập ngân hàng). Bởi lẽ để xây dựng nền tảng và phát triển dịch vụ phi tín dụng cần chi phí đầu tư ban đầu là khá lớn. Do đó, ACB cần chú trọng đầu tư hơn nữa để nâng cao chất lượng và hiệu quả của DVPTD tại ngân hàng.

1.4.1.3 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombannk)

Cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và kênh phân phối truyền thống, Techcombank đãđẩy mạnh phát triển các kênh phân phối hiện đại như: Mạng lưới ATM và các điểm chấp nhận thẻ (POS) để phát triển dịch vụ phi tín dụng.

ATM được xem là kênh NH tự phục vụ, một kênh phân phối hiện đại. Hơn 10 năm về trước, một cột mốc được cho là điểm khởi đầu của thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam. Khi đó, thị trường có thẻ nội địa dùng trên máy ATM là F@st Access của Techcombank với tổng số lượng phát hành đạt hơn 100.000 thẻ (kể cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế). Đến năm 2015, số lượng thẻ phát hành tại Techcombank đã gấp hơn 300 lần và luôn duy trì tỷ lệ tăng trưởng rất cao hàng năm, có năm trên 300%. ATM Techcombank cung cấp các DV 24h/ngày, 365 ngày/năm và được lắp đặt tại các điểm thuận tiện cho khách hàng thực hiện giao dịch. ATM không chỉ đơn thuần chỉ để thực hiện giao dịch rút tiền, với các tiến bộ về công nghệ thông tin và phổ biến của internet, ATM có thể cung cấp một cách hiệu quả các DVNH khác như truy vấn thông tin, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn và thực hiện các giao dịch điện tử khác và đây cũng là kênh quảng cáo hiệu quả trong hoạt động DVPTD của Techcombank. Cùng với sự phát triển các dịch vụ thẻ phải đi kèm xây dựng và kết nối các hạ tầng thanh toán. Sau năm 2011, Techcombank chuyển trọng tâm từ ATM sang phát triển hệ thống thanh toán POS nên kênh giao dịch tự động ATM có chiều hướng tăng trưởng nhẹ. Theo thông báo từ ngân hàng Techcombank tính đến 31/12/2018, toàn thị trường đã có 2.573 máy ATM và 7.470 máy POS của Techcombank, mức tăng trưởng lần lượt là 23% và 181% so với năm 2011. Đây là “bệ phóng” và cơ sở để Techcombank càng đặt niềm tin vào sự phát triển của các loại thẻ ngân hàng khác nhau cũng như các dịch vụ phi tín dụng khác.

Ngoài việc phát triển các kênh phân phối hiện đại như hiện nay Techcombank cũng đã mở rộng các kênh giao dịch khác bằng việc thiết lập mối quan hệ với các NHTM khác và tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

1.4.1.4 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang (Agribank Bắc Giang)

Cùng với huy động tiền gửi và đẩy mạnh cho vay, Agribank Bắc Giang thường xuyên quan tâm, nâng cao chất lượng các dịch vụ. Nhờ chất lượng phục vụ

mà đến nay, Agribank Bắc Giang với 18 máy ATM, gần 100 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ (POS), ngân hàng đã phát hành hơn 140 nghìn thẻ ATM.

Trong đó, có trên 600 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn chọn sử dụng các dịch vụ của ngân hàng No&PTNT VN – CN Bắc Giang và thực hiện trả lương qua tài khoản. Đặc biệt, chủ thẻ không chỉ lĩnh lương qua thẻ ATM mà còn đăng ký các dịch vụ E-Banking, Internet Banking... để sử dụng và thực hiện các dịch vụ gửi tiền trực tuyến, thanh toán hóa đơn... rất tiện lợi.Thực tế, khách hàng sử dụng dịch vụ ATM của ngân hàng đều thấy thuận tiện, mang lại nhiều lợi ích.

Dịch vụ thanh toán quốc tế, chi trả tiền kiều hối cũng được đẩy mạnh triển khai và được đông đảo khách hàng lựa chọn, đánh giá cao.Năm 2018, doanh số thanh toán quốc tế đạt 74,96 triệu USD; chi trả kiều hối của đơn vị đứng đầu trên địa bàn cũng như trong toàn hệ thống với doanh số đạt 26.7 triệu USD.

Được biết, để đạt được kết quả trên, Agribank Bắc Giang luôn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, mở rộng dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ; tăng cường liên kết với Công ty điện lực, Công ty Cổ phần nước sạch, VNPT, Viettel... và các cơ quan, trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Giang để triển khai các dịch vụ thu hộ như: Thu hộ tiền điện, điện thoại, nước sạch, nộp thuế điện tử, nộp ngân sách, học phí...

Bên cạnh đó, Agribank Bắc Giang cũng thường xuyên quan tâm đến khâu chăm sóc khách hàng, thông qua các hoạt động khuyến mại, chăm sóc khách hàng đơn vị đã thường xuyên tiếp nhận được các ý kiến đóng góp, phản hồi của khách hàng để kịp thời khắc phục, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

1.4.2. Bài học đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Hòa Lạc Hà Nội I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hòa lạc hà nội i​ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)