Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hòa lạc hà nội i​ (Trang 105 - 107)

4.2.4 .Tăng cường đầu tư hiện đại hóa công nghệ

4.2.7. Các giải pháp khác

- Tạo ra sự tương hỗ giữa DVPTD và DVTD

Các DVNH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển DV này là cơ sở để phát triển DV kia và ngược lại. Do đó để phát triển DVPTD Agribank Hòa Lạc cần đẩy mạnh sự tương hỗ giữa các DV.

Để làm được điều đó, Agribank Hòa Lạc thực hiện các giải pháp sau:

+ Hoàn thiện và mở rộng các DV nhằm đáp ứng nhu cầu có tính logic của khách hàng và phải đảm bảo được việc cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ đó cho khách hàng, nhu cầu về vốn, thanh toán, mua bán ngoại tệ, trong đó có sử dụng công cụ phòng tránh rủi ro hối đoái cũng như bảo hiểm.

khuyến khích khách hàng sử dụng trọn gói các DVNH bằng việc đưa ra các mức phí ưu đãi đối với các khách hàng quen thuộc như khi khách hàng vay vốn tại một thời điểm, để duy trì khách hàng về giao dịch với CN, CN xét thấy nếu đây là khách hàng tiềm năng thì có thể có những chính sách lãi suất cấp tín dụng ưu đãi khách hàng, bù lại khách hàng phải cam kết sử dụng các DV thanh toán, mua bán ngoại tệ phát hành thẻ,…tại NH. Như vậy,CN thu được nguồn vốn trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn với lãi suất thấp cộng với các khoản phí của DVPTD cung cấp cho khách hàng. Điều này, vẫn đảm bảo lợi nhuận cho CN Hòa Lạc, đồng thời có thể phát triển DVPTD của Agribank.

- Bổ sung thêm quầy hỗ trợ và chăm sóc khách hàng:

Hiện nay Agribank Hòa Lạc chưa có quầy riêng phụ trách công tác giải đáp thắc mắc và chăm sóc KH mà được thực hiện lồng ghép trong nhiệm vụ của phòng Kế toán và ngân quỹ. Như vậy, mặc dù có thực hiện chăm sóc KH nhưng do không tách biệt nên còn nhiều hạn chế: thực hiện cùng lúc nhiều chức năng nên không đảm bảo chất lượng tư vấn, thiếu đồng bộ giữa các đơn vị, trình độ cũng như kỹ năng của nhân viên chưa cao, thiếu chuyên nghiệp … Do vậy việc bóc tách riêng chức năng nhiệm vụ để thành lập một bộ phận chăm sóc KH là hết sức cần thiết.

Quầy chăm sóc khách hàng không chỉ là kênh trao đổi thông tin giữa NH và KH, là nơi lắng nghe, giải đáp các nhu cầu, các thắc mắc, khiếu nại, tâm tư, nguyện vọng của KH… ghi nhận đề xuất, giải pháp của KH nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của NH. Không chỉ dừng ở việc xây dựng chất lượng dịch vụ của NH trong mắt KH bên ngoài mà Quầy hỗ trợ và chăm sóc khách hàng còn là kênh thông tin hỗ trợ cho kênh phân phối xử lý, giải đáp thắc mắc về nghiệp vụ mới, hỗ trợ chăm sóc KH như gọi điện chúc mừng sinh nhật KH, nhắc nợ vay, đến hạn sổ tiết kiệm; Hỗ trợ kênh phân phối bán các sản phẩm dịch vụ thông qua việc chuyển thông tin KH có nhu cầu sử dụng DVNH tới các kênh phân phối tại khu vực khách hàng sinh sống hoặc làm việc. Ngoài ra còn có thể cung cấp thêm dịch vụ tiện ích cho khách hàng như dịch vụ thanh toán, thu hộ tự động …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hòa lạc hà nội i​ (Trang 105 - 107)