Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hòa lạc hà nội i​ (Trang 89 - 93)

3.3.5 .Nhóm dịchvụ phi tín dụng khác

3.3. Đánh giá chung hoạtđộng phát triển dịchvụ phi tín dụng tại ngânhàng nông

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

3.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

- Các loại hình dịch vụ phi tín dụng (DVPTD) của Agribank Hòa Lạc còn đơn điệu, nghèo nàn, chất lượng chưa cao và còn mang nặng tính truyền thống, tập trung ở một số dịch vụ, gồm: dịch vụ tài khoản thanh toán, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh, ủy thác, dịch vụ tư vấn… Các sản phẩm khi ban hành chưa kiểm soát được hết tính hiệu quả, phù hợp với thị trường, chưa được thiết kế theo dạng may đo phù hợp với từng đối tượng khách hàng

- Agribank Hòa Lạc chưa đưa ra chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng mang tính dài hơi, việc phát triển dịch vụ phi tín dụng còn thụ động theo hệ thống Agribank, chưa có định hướng và lộ trình triển khai cụ thể trong phát triển các dịch vụ phi tín dụng cho các chi nhánh trong toàn hệ thống Agribank.

- Agribank Hà Lạc thường mạnh về phát triển các dịch vụ đơn lẻ mà chưa thực sự chú trọng phát triển các gói dịch vụ cho khách hàng, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của Agribank Hòa Lạc so với các chi nhánh của NHTM khác trên địa bàn huyện Thạch Thất và toàn Hà Nội.

- Mặc dù Agribank Hòa Lạc có thế mạnh kênh phân phối truyền thống, nhưng còn hạn chế kênh phân phối hiện đại, do đó chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ phi tín dụng qua các kênh phân phối hiện đại ở các thành phố, thị xã, thị trấn lân cận trong cả nước.

- Việc triển khai một số dự án công nghệ thông tin còn chậm (dự án đa kênh, Internet Banking, Contact-Center, phát hành và thanh toán thẻ Chip theo chuẩn EMV), các phần mềm ứng dụng để triển khai một số dịch vụ và kênh phân phối hiện đại đang trong quá trình triển khai và chưa hoàn thiện, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển, đa dạng hóa dịch vụ của Agribank Hòa Lạc.

- Việc khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý, chăm sóc khách hàng trên hệ thống chưa thực hiện được đầy đủ do thiếu dữ liệu thông tin đầu vào về khách hàng, chưa tách bạch để theo dõi đầy đủ theo từng dịch vụ trên hệ thống, còn thiếu ứng dụng khai thác thông tin và hỗ trợ ra quyết định.

- Tính bảo mật của một số dịch vụ còn chưa cao, chẳng hạn như hiện nay các loại thẻ của Agribank đang dựa trên nền tảng công nghệ thẻ từ, do đó tính bảo mật và độ an toàn thấp, hạn chế khi phát triển các chức năng, tiện ích gia tăng cho sản phẩm thẻ.

- Trình độ, kiến thức, khả năng giao tiếp đối với khách hàng, khả năng tiếp thu công nghệ mới của cán bộ Agribank Hòa Lạc còn yếu, chưa đồng đều, nhiều cán bộ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

- Agrirbank Hòa Lạc chưa xây dựng bộ phận chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ giao dịch, giải quyết khiếu nại của khách hàng nên nhiều khi còn để khách hàng phàn nàn về chất lượng phục vụ của Agribank.

- Cơ chế khuyến khích cho chi nhánh Hòa Lạc được thực hiện chủ yếu đối với các dịch vụ truyền thống như huy động vốn, tín dụng; các dịch vụ khác chưa có cơ chế khuyến khích hoặc hình thức khuyến khích chưa hấp dẫn, dẫn đến các chi nhánh nói chung, cán bộ công nhân viên nói riêng chưa thực sự quan tâm phát triển các dịch vụ phi tín dụng.

3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

+ Môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng mặc dù đã hình thành khá đồng bộ và ngày càng được hoàn hiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, hướng dẫn thi hành luật ở một số lĩnh vực còn thiếu và chưa kịp thời. Người dân Việt Nam nói chung và nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế còn chưa tôn trọng pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm, các cơ quan hành pháp trong nhiều trường hợp cũng chưa tuân thủ đúng pháp luật, điều này ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ phi tín dụng.

+ Do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế kéo dài, các doanh nghiệp trong nước đã và đang đối phó rất nhiều khó khăn, thách thức; thu nhập thực tế của đại bộ phận dân chúng bị ảnh hưởng, từ đó việc sử dụng dịch vụ ngân hàng theo đó cũng hạn chế hơn.

+ Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Việt Nam đang là vấn đề quan trọng nhất trong triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử dẫn tới dịch vụ phi tín dụng cũng theo đó mà khó phát triển mạnh.

+ Tâm lý của người dân, mức độ hiểu biết về DVPTD hiện đại thấp nên khách hàng sử dụng ít gây ra sự lãng phí khi NH đầu tư vào các máy móc thiết bị hiện đại.

- Nguyên nhân từ phía đối thủ cạnh tranh

+ Sức ép gay gắt từ sự cạnh trạnh của các NHTM khiến cho thị phần dịch vụ phi tín dụng của Agribank Hòa Lạc nói riêng và Agribank nói chung càng trở nên khó mở rộng. Hơn nữa, Agribank cũng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các chính sách của NHNN trong khi đó các NHTM khác thì lại có sức hút với khách hàng hơn khi tung ra nhiều dịch vụ phi tín dụng với mức phí ưu đãi.

+ Các NHTMCP hiện nay đang cố gắng hết sức mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng, trong khi đó Agribank là ngân hàng đã có thương hiệu lâu đời nhưng lại chưa được đầu tư mạnh về công nghệ và các dịch vụ ngân hàng của Agribank lại kém đa dạng hơn so với một số NHTMCP, do vậy cản trờ dịch vụ phi tín dụng phát triển.

Kết Luận Chương 3

Trong chương 3, trên cơ sở vận dụng khung lý thuyết được xây dựng trong chương 1 và phương pháp nghiên cứu trong chương 2, luận văn giới thiệu khái lược về Agribank Hòa Lạc Hà Nội I, khái quát hoạt động các dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội và các chi nhánh của Agribank tại Hà Nội. Tiếp theo, luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agirbank Hòa Lạc. Trong đó, luận vănđãđề cập đến các dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ bảo lãnh; và các dịch vụ phi tín dụng khác như dịch vụ tư vấn; dịch vụ ủy thác.Luận văn khái quát các kết quả đạt được, các hạn chế và các nguyên nhân hạn chế của việc phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agirbank Hòa Lạc.

Những kết quả đạt được trong chương 3 là cơ sở khoa học thực tiễn cho các giải pháp và kiến nghị đối với phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank Hòa Lạc trong chương 4.

CHƯƠNG 4:GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

NAM – CHI NHÁNH HÒA LẠC HÀ NỘI I

4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Vi ệt Nam- Chi nhánh Hòa Lạc Hà Nội I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hòa lạc hà nội i​ (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)