Tính tất yếu phải phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh lưu xá, tỉnh thái nguyên​ (Trang 28)

5. Kết cấu luận văn

1.1.4. Tính tất yếu phải phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng

thương mại Việt Nam .

- Nhanh chóng, thuận tiện

Ngân hàng điện tử giúp khách hàng có thể liên lạc với Ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần) mà không cần đến ngân hàng . Mọi lúc mọi nơi khách hàng có thể tiếp cận với ngân hàng điện tử, chỉ cần gửi một tin nhắn, gọi điện thoại hay vào mạng Internet tại bất cứ đâu là có thể giao dịch, vấn tin, trả tiền các dịch vụ,… thay vì phải mất thời gian đến ngân hàng . Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các khách hàng có ít thời gian để đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch với Ngân hàng, các khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với Ngân hàng không nhiều, số

tiền mỗi lần giao dịch không lớn. Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu Ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với Ngân hàng điện tử.

- Tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập

Dịch vụ ngân hàng điện tử với công nghệ hiện đại đã giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và giảm chi phí dịch vụ. Khách hàng có thể giao dịch mà không cần đến ngân hàng do vậy tiết kiệm chi phí đi lại, đối với doanh nghiệp thì không chỉ tiết kiệm chi phí đi lại khi cần chuyền khoản, thanh toán hóa đơn,… mà còn tiết kiệm chi phí lưu trữ bảo quản khi trả lương qua tài khoản thay cho trả lương bằng tiền mặt, nhân viên không cần trực tiếp đến ngân hàng để thực hiện giao dịch nên có nhiều thời gian làm việc hơn. Hơn nữa phí giao dịch Ngân hàng điện tử được đánh giá là ở mức rất thấp so với giao dịch truyền thống, đặc biệt là giao dịch qua Internet, từ đó góp phần tăng thu nhập cho Ngân hàng. Số liệu về phí giao dịch Ngân hàng khảo sát ở Mỹ đã minh chứng cho điều đó:

Bảng 1.1: Phí giao dịch bình quân

STT Hình thức giao dịch Phí giao dịch bình quân/1 gd ( USD)

1 Giao dịch qua nhân viên ngân hàng 1,07

2 Giao dịch qua điện thoại 0,54

3 Giao dịch qua ATM 0,27

4 Giao dịch qua Internet 0,015

- Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh

Ngân hàng điện tử là một giải pháp của NHTM để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM. Điều quan trọng hơn là Ngân hàng điện tử còn giúp NHTM thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa” mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Ngân hàng điện tử cũng là công cụ quảng bá, khuyếch trương thương hiệu của NHTM một cách sinh động, hiệu quả.

- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn

Xét về mặt kinh doanh, Ngân hàng điện tử sẽ giúp khách hàng tiếp cận thông tin nhanh chóng đặc biệt là thông tin về tài khoản. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp có nhiều tài khoản khác nhau. Họ có thể kiểm tra số dư trên tất cả tài khoản của mình. Ngoài ra, khách hàng được ngân hàng phục vụ tận nơi với những thông tin nóng hổi nhất như biến động tỷ giá, lãi suất…

Mặt khác, doanh nghiệp có thể quản lý tiền tốt hơn, do ngân hàng điện tử có thể giúp bạn tăng vòng quay của đồng tiền và sử dụng, quản lý tiền mặt hiệu quả hơn trong kinh doanh.

- Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng

Chính tiện ích từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp dịch vụ mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với Ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Với mô hình Ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng nên khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng điện tử là rất cao.

- Cung cấp dịch vụ trọn gói

Điểm đặc biệt của dịch vụ Ngân hàng điện tử là có thể cung cấp dịch vụ trọn gói. Theo đó các Ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bản các nhu cầu của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quan tới Ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán...

- Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và góp phần thúc đẩy thương mại điện tử

Dịch vụ e-banking cho phép khách hàng giảm lượng giao dịch tiền mặt, do đó giúp người bán hàng nhanh chóng nhận được tiền thanh toán, bất chấp khoảng cách về địa lý nên có thể yên tâm tiến hành giao hàng một cách nhanh

chóng nhất, sớm thu hồi vốn để đầu tư tiếp tục sản xuất hay mua bán, giúp cho quá trình giao dịch được đơn giản và nhanh chóng, chi phí giao dịch được giảm bớt đáng kể và tính an toàn được đảm bảo hơn, và đã làm cho việc thanh toán trở nên thuận tiện hơn nhiều.

Dịch vụ ngân hàng điện tử góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử. Nhờ các phương thức thanh toán hiện đại qua e-banking mà doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn trong các giao dịch thương mại. Dịch vụ thanh toán trực tuyến là nền tảng của các hệ thống thương mại điện tử, do vậy việc đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ hoàn hiện hóa thương mại điện tử

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử

1.1.5.1. Công nghệ thông tin

Một khi khách hàng đã thoát ly dần thói quen dùng tiền mặt, được hướng dẫn về các dịch vụ thanh toán điện tử và hiểu rằng các dịch vụ điện tử tiên tiến hơn các dịch vụ truyền thống, họ có thể truy cập máy tính, mạng thanh toán điện tử và có được các kỹ năng CNTT cần thiết thì mong muốn sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử sẽ phụ thuộc vào sự thuận tiện và an toàn mà các dịch vụ thanh toán điện tử có thể bảo đảm.

Những vấn đề bảo mật của các hệ thống thanh toán truyền thống đã được biết rõ bao gồm tiền có thể bị làm giả, chữ ký có thể bị giả mạo, séc có thể bị làm khống…Các hệ thống thanh toán điện tử có cùng các vấn đề về bảo mật như các hệ thống truyền thống, ngoài ra còn có thêm nhiều vấn đề khác nữa: Các chứng từ bảo mật có thể bị sao chép một cách hoàn hảo và tùy tiện, chữ ký điện tử có thể được tạo ra bởi bất kỳ ai biết mã khóa riêng, danh tính của người trả có thể gắn với mọi giao dịch thanh toán…

Rõ ràng là thiếu các biện pháp an toàn bảo mật thì việc phát triển dịch vụ thanh toán điện tử không thể thực hiện được. Tuy nhiên, một hệ thống thanh toán điện tử được thiết kế tốt sẽ có độ an toàn bảo mật tốt hơn các hệ thống thanh toán truyền thống, ngoài ra còn hơn hẳn về phương diện sử dụng linh hoạt.

1.1.5.2. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin:

Ngân hàng là một trong những nghành ứng dụng công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Hầu hết các hệ thống ngân hàng đã chuyển từ việc xử lý các nghiệp vụ trên các máy tính đơn lẻ, sang phương thức xử lý trên mạng. Do vậy các giao dịch được xử lý rất nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày một đa dạng của khách hàng. Chính sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã kéo theo sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin cho sự ra đời của dịch vụ ngân hàng điện tử đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có cơ sở nền tảng cần thiết, bao gồm công nghệ tính toán và công nghệ truyền thông. Những người chiến thắng sẽ là những ngân hàng tận dụng được khả năng của CNTT và truyền thông trong việc hoạch định chiến lược để kinh doanh tốt hơn, tăng cường năng lực của tổ chức, quản lý rủi ro và xây dựng khách hàng tốt hơn.

1.1.5.3. Chứng từ điện tử:

Chứng từ điện tử là một trong những yếu tố quan trọng trong giao dịch thanh toán điện tử, đây còn là nhu cầu của nền kinh tế đang chuyển đổi, phát triển và là xu thế của thời đại kỹ thuật số.

Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg, ngày 21/03/2002 của thủ tướng chính phủ: “Chứng từ điện tử là chứng từ kế toán mà các yếu tố của nó được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử đã được mã hóa mà không có sự thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.”

Việc chứng từ giấy chuyển sang chứng từ điện tử là một công nghệ mới, một bước phát triển lớn của ngành công nghệ thông tin. Thực chất quá trình chuyển đổi từ biểu mẫu, con số và những thông tin trên một chứng từ bằng giấy sang dạng thông tin số hóa để truyền đi trên hệ thống mạng là không khó, nhưng làm thế nào để toàn bộ thông tin ấy tuyệt đối an toàn khi truyền dẫn hoặc cất

trong các vật mang tin là một vấn đề lớn. Chứng từ điện tử phải được công nhận như chứng từ giấy thường dùng trong thanh toán, kế toán, và loại chứng từ này được pháp luật bảo vệ.

1.1.5.4. An toàn thông tin trên mạng:

Như đã nói ở trên, việc truyền thông tin trên mạng hàm chứa rất nhiều rủi ro, chính vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các giao dịch dựa trên các phương tiện điện tử được thực hiện và hoàn thành một cách bảo mật và an toàn tuyệt đối. Do vậy, dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển và được sử dụng rộng rãi thì các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phải đối mặt với các hiểm họa liên quan tới việc bảo mật thông tin truyền đi trong các giao dịch của khách hàng, trong đó yếu tố quan trọng chính là vấn đề an ninh dữ liệu trên mạng. Vì vậy, nếu thiếu những biện pháp an toàn bảo mật thì việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử không thể thực hiện được.

Mã hóa đường truyền: Để giữ bí mật khi truyền tải thông tin giữa hai

thực thể nào đó người ta tiến hành mã hóa chúng. Mã hóa thông tin là chuyển thông tin sang một dạng mới khác dạng ban đầu, dạng mới này được gọi chung là văn bản mã hóa. Việc mã hóa được thực hiện dựa trên một tập hợp các quy tắc mà mà thực thể gửi và nhận quy ước được sử dụng, tập hợp các quy tắc đó gọi là mật mã.

Chữ ký điện tử: Chứng chỉ số (CA) là một tập tin có chứa đựng dữ liệu

về người chủ sở hữu. Các dữ liệu này được nhà cung cấp chứng chỉ số xác nhận và chứng thực. Người sử dụng sẽ dùng chứng chỉ số mà mình được cấp để ký vào thông điệp điện tử. Việc ký chữ ký điện tử này đồng nghĩa với việc mã hóa thông điệp trước khi gửi đi qua đường truyền Internet. Lúc này chứng chỉ số cấp cho khách hàng được xem như là chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử là dữ liệu đã được ký và mã hóa bởi và chỉ duy nhất bởi người chủ sở hữu

Công nghệ bảo mật:

+ ET (Secure Electronic Transaction): là một giao thức bảo mật do Microsoft phát triển, SET có tính riêng tư, được chứng thực và rất khó xâm

nhập nên tạo được độ an toàn cao, tuy nhiên, SET ít được sử dụng do tính phức tạp và sự đòi hỏi phải có các bộ đọc card đặc biệt cho người sử dụng.

+ SSL (Secure Socket Layer): là công nghệ bảo mật do hãng Nestcape phát triển, tích hợp sẵn trong bộ trình duyệt của khách hàng, đó là một cơ chế mã hóa và thiết lập một đường truyền bảo mật từ máy của Ngân hàng đến khách hàng. SSL đơn giản và được ứng dụng rộng rãi. Điểm nổi bật của SSL là ta có thể ngay lập tức tạo một trang hệ thống mạng lưới với các biểu mẫu để khách hàng cung cấp thông tin về họ trong lúc giao dịch, và đảm bảo rằng các thông tin này được bảo mật và mã hóa khi được gửi đi trên Internet.

Bức tường lửa: Đây là kỹ thuật được tích hợp vào hệ thống để chống lại sự truy cập trái phép, nhằm bảo vệ các nguồn thông tin nội bộ cũng như chống lại sự xâm nhập vào hệ thống của một số thông tin không mong muốn. Bức tường lửa có thể hiểu là một cơ chế để bảo vệ mạng tin tưởng khỏi các mạng không tin tưởng, bảo vệ một hệ thống mạng riêng hoạt động trong một môi trường mạng chung.

Hệ thống văn bản pháp luật:

Dịch vụ ngân hàng điện tử là một ứng dụng mới của công nghệ, để vận hành và quản lý các dịch vụ này đòi hỏi phải có hệ thống văn bản pháp lý mới và đầy đủ. Để đạt được tính hiệu quả và an toàn khi triển khai dịch vụ này cần được pháp luật hướng dẫn và bảo vệ.

Vì vậy, vào ngày 29/11/2005, kỳ họp thứ 8 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11. Luật này đã chính thức được áp dụng vào ngày 1/3/2006, tiếp đó, Chính Phủ cũng đã ban hành một số Nghị định nhằm hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật giao dịch điện tử:

- Ngày 09/06/2006: Ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử.

- Ngày 15/02/2007: Ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

- Ngày 23/02/2007: Ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

- Ngày 08/03/2007: Ban hành Nghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong ngân hàng.

- Ngày 31/12/2008: Ban hành Nghị định số 59/2008/QĐ-BTTTT quy định về áp dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

1.1.5.5. Mức sống của người dân

Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Khi người dân phải sống với thu nhập thấp, hay nói cách khác có ít tiền thì có lẽ họ sẽ không quan tâm đến các dịch vụ ngân hàng. Người dân sẽ dùng tiền mặt thay vì sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử. Do vậy, phát triển kinh tế và cải thiện mức sống luôn luôn đi song song với nhau, đây là những yếu tố tiên quyết cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử.

1.1.5.6. Sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ thanh toán điện tử:

Thói quen và sự yêu thích dùng tiền mặt, tính “ì” của khách hàng trước các dịch vụ mới có thể là trở ngại chính cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Khách hàng thường dễ dàng chấp nhận những dịch vụ thanh toán điện tử phổ biến hơn là những dịch vụ mà các nhà cung cấp giới thiệu và quảng bá với họ. Một khi không được khách hàng chấp nhận thì không có lý do nào để các ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử. Sự hiểu biết của đông đảo khách hàng về các dịch vụ thanh toán điện tử và ích lợi của các dịch vụ này là hết sức cần thiết. Rõ ràng rằng các dịch vụ thanh toán điện tử là các dịch vụ hiện đại và tốt. Tuy vậy, chúng ta không thể cho rằng các dịch vụ tốt là đủ. Để xúc tiến các dịch vụ thanh toán điện tử các ngân hàng cung cấp các dịch vụ này cần phải làm cho khách hàng biết đến sự tồn tại của những dịch vụ này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh lưu xá, tỉnh thái nguyên​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)