Sơ lược về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Lưu Xá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh lưu xá, tỉnh thái nguyên​ (Trang 54)

5. Kết cấu luận văn

3.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Lưu Xá

3.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá, Tỉnh Thái Nguyên

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lưu xá (VietinBank - Chi nhánh Lưu Xá )

Địa chỉ: 656/1 – Đường Cách mạng tháng 8, phường Trung Thành – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

Điện thoại : 02083.832.810

Cùng với sự ra đời của Ngân hàng Công Thương Việt Nam (nay là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank) năm 1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam. Ngân hàng Công thương Lưu Xá là chi nhánh ngân hàng cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Công thương tỉnh Thái Nguyên. Được thành lập với mục tiêu nhằm cung ứng các dịch vụ tài chính ngân hàng phục vụ khu vực công nghiệp phía nam tỉnh Thái Nguyên, tập trung chủ yếu là khu vực khu công nghiệp Gang thép.

Từ ngày 01/07/2006 được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Là chi nhánh nằm ở phía Nam thành phố, cách trung tâm thành phố 8 km, nơi có khu công nghiệp Gang Thép, cái nôi của ngành luyện kim nước ta, dân cư chủ yếu là người lao động, thu nhập chủ yếu từ lương.

Với hệ thống giao dịch một cửa Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Lưu Xá đã , đang và sẽ cung cấp những sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng tốt nhất cho khách hàng.

Với hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một Chi nhánh NHTM có tiềm lực mạnh với quy mô và phạm vi hoạt động kinh doanh không ngừng được mở rộng, chất lượng và hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao, uy tín và vị thế được khẳng định, thể hiện vai trò hết sức quan trong và là chỗ dựa đáng tin cậy trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội của địa phương.

Tại Chi nhánh đã áp dụng công nghệ Ngân hàng đã theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình kinh tế ngày càng phát triển. Đến nay kỹ thuật tin học đã được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh, như thanh toán, hạch toán, kế toán, quản lý tín dụng, thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, quản lý nhân sự, quản lý về lao động tiền lương; thông tin, báo cáo, ....

Chi nhánh đã có nhiều quan tâm xây dựng đội ngũ nhân lực có phẩm chất chính trị, có năng lực quản lý và có trình độ nghiệp vụ, từng bước đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong cơ chế thị trường. Đây là một trong những nhân tố quyết định tới sự thành công trong hoạt động kinh doanh.

Từ khi thành lập cho đến nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá không ngừng cải thiện phương thức hoạt động và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, trên địa bàn Vietinbank chi nhánh Lưu xá có 1 chi nhánh chính và 07 Phòng giao dịch, bao gồm:

- Phòng giao dịch Tích Lương: Số 770A Tổ 9 – Phường Tích Lương, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. ĐT/FAX: 02083.847.613

- Phòng giao dịch Trung Thành: Số 50 Tổ 11 – Đường Gang Thép, Phường Trung Thành, Thành phố Thái Nguyên. ĐT/FAX: 02083.832.822

- Phòng giao dịch Vó Ngựa: số 216 – tổ 15, Đường Quốc lộ 37, Phường Tân Thành, Tỉnh Thái Nguyên. ĐT/FAX: 02083.834.436

- Phòng giao dịch Cam Giá : Đường Cách mạng tháng 8, Phường Cam Giá, Tỉnh Thái Nguyên.ĐT/FAX: 02083.650.040

- Phòng giao dịch Hương Sơn – Phú Bình: TT Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. ĐT/FAX: 02083.567.799

- Phòng giao dịch Điềm Thụy: Quốc lộ 37, Điềm Thụy, huyện Phú Bình,TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. ĐT/FAX: 02083.867.678

- Phòng giao dịch Tân Thành: Tổ 2 Phường Tân Thành, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. ĐT/FAX: 02083.645.623

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá

Căn cứ quyết định số 925/2013/QĐ-TGĐ-NHCT1 ngày 14 tháng 06 năm 2012 “V/v Ban hành quy định, chức năng nhiệm vụ các phòng thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá hiện nay gồm có 6 phòng chức năng và 7 phòng giao dịch đều được bố trí đặt tại những nơi dân cư đông đúc, có các trường Đại học ,cao đẳng cũng như các doanh nghiệp tiềm năng… thuận tiện cho khách hàng giao dịch.

Sơ đồ tổ chức của các phòng ban ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá được mô tả như sơ đồ 3.1 sau:

Sơ đồ 3.1 : Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Lưu Xá

(Nguồn: Phòng Tổ chức - hành chính VietinBank - Chi nhánh Lưu Xá)

Bộ máy tổ chức tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá có 06 phòng ban, và 07 Phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng. Mỗi phòng chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các phòng ban cùng nghiệp vụ tại các chi nhánh trực thuộc và được phân định rõ ràng như sau:

- Ban lãnh đạo: Gồm 01 đồng chí Giám đốc và 03 đồng chí phó Giám đốc trực tiếp làm công tác chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh được phân công rõ ràng từng phần hành công việc cho từng đồng chí lãnh đạo.

BAN GIÁM ĐỐC Khối kinh doanh Khối hoạt động Khối vận hành Khối hỗ trợ Phòng KHDN Phòng tổng hợp Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức hành chính Tổ tài trợ TM Phòng kế toán giao dịch Tổ bảo vệ Phòng Bán lẻ Tổ Thông tin điện toán Phòng giao dịch

- Các phòng chức năng: Làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo và trực tiếp tác nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hàng:

+ Phòng Kế toán giao dịch và phòng tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp giới thiệu, tư vấn hỗ trợ và thực hiện các giao dịch, dịch vụ trực tiếp với khách hàng; Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ khác, xử lý hạch toán giao dịch; tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện giao dịch tài chính và phi tài chính của toàn chi nhánh đúng theo quy định hiện hành của NHCT; Thực hiện kiểm soát đối với các giao dịch tài chính đã phát sinh tại đơn vị sau mỗi ngày, mỗi tháng, quý, năm; Thực hiện nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh.

Quản lý toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm.; bảo đảm công tác an toàn kho quỹ của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển; Điều hành và sử dụng tiền mặt tiết kiệm, hiệu quả; Tổ chức thu, chi, giao, nhận, điều chuyển tiền mặt đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng; Giám sát kiểm tra việc tuân thủ quy định trong lĩnh vực Tiền tệ kho quỹ; Tổ chức kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy từ có giá, ấn chỉ quan trọng hồ sơ tài sản bảo đảm. theo quy định của NHCT.

+ Phòng Tổ chức - hành chính: Tham mưu cho ban giám đốc về công tác Quản lý cán bộ, hành chính quản trị của chi nhánh; Thực hiện công tác thi đua tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT. Thực hiện các chức năng về đảm bảo an toàn tài sản, quy định về bảo quản trang thiết bị, quản lý con dấu của chi nhánh, bảo dưỡng phương tiện đi lại; thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nhân sự, đào tạo, hành chính quản trị của chi nhánh.

+ Phòng Hỗ trợ tín dụng: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho

vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam.

+ Phòng Tổng hợp: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh. Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể.

+ Phòng khách hàng doanh nghiệp: Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược đối với khách hàng doanh nghiệp, phân loại khách hàng tập trung đầu tư cho vay đối với các khách hàng là doanh nghiệp và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng doanh nghiệp. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.

+ Phòng Bán lẻ: Tổ chức triển khai chiến lược, mô hình hoạt động đã được phê duyệt đối với phân khúc khách hàng ưu tiên trong toàn hệ thống; tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch, quy trình, chính sách sản phẩm, dịch vụ bán lẻ liên quan đến phân khúc khách hàng ưu tiên; thực hiện công tác triển khai hoạt động thúc đẩy bán, quản lý chất lượng dịch vụ và giải quyết các vướng mắc thuộc phân khúc khách hàng ưu tiên, thúc đẩy bán chéo; Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với phân khúc khách hàng ưu tiên và đề xuất giải pháp; Chỉ đạo, triển khai quản lý chất lượng dịch vụ, hình ảnh và tăng cường quan hệ với các đối tác không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ, lợi ích cho khách hàng và ngân hàng;

3.1.3. Thông tin chung của các đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử đã điều tra theo khảo sát.

Loại hình doanh nghiệp: Trong 75 mẫu khảo sát khách hàng doanh nghiệp

thì có 20 công ty cổ phần (chiếm 26,7%), 41 công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 54,7%), 04 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 5,3%), 01 công ty liên doanh (chiếm 1,3%), 01 công ty 100% vốn nước ngoài (chiếm 1,3%), 08 hợp tác xã (chiếm 10,7%). Số liệu này là hợp lý vì: Loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Loại hình doanh nghiệp công ty liên doanh, công ty 100 vốn nước ngoài trên địa bàn tỉnh rất ít và chủ yếu tập trung ở khu vực khu công nghiệp- khu vực này cách khá xa trụ sở của chi nhánh nên việc tiếp cận các loại hình doanh nghiệp này còn khiêm tốn.

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp: Trong 75 mẫu khảo sát khách

hàng doanh nghiệp thì có 03 doanh nghiệp có thời gian hoạt động nhỏ hơn 1 năm (chiếm 4%), 06 doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 1 đến 3 năm (chiếm 8%), 10 doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ trên 3 năm đến 5 năm (chiếm 13,3%), 20 doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ trên 5 năm đến 10 năm (chiếm 26,7%), 36 doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 10 năm (chiếm 48%). Điều này cho thấy các khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng chủ yếu có thời gian hoạt động trên 5 năm.

Tần suất giao dịch với ngân hàng: Trong 75 mẫu khảo sát khách hàng

doanh nghiệp thì có 12 khách hàng mới giao dịch lần đầu với ngân hàng (chiếm16%), 26 khách hàng có hơn 1 lần giao dịch với ngân hàng (chiếm 34,7%), 37 khách hàng thường xuyên giao dịch với khách hàng (49,3%).

Mục đích giao dịch tín dụng của khách hàng doanh nghiệp: Trong 75 mẫu

khảo sát khách hàng cá nhân thì có 60 khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking với mục đích thanh toán các giao dịch lớn (chiếm 80%), 15 khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile banking với mục đích thanh toán các giao dịch nhỏ (chiếm 20%).

Giới tính của khách hàng cá nhân: Trong 145 mẫu khảo sát khách hàng

cá nhân thì có 60 khách hàng là nam (chiếm 41,4%), 85 khách hàng là nữ (chiếm 58,6%).

Độ tuổi của khách hàng cá nhân: Trong 145 mẫu khảo sát khách hàng cá

nhân thì có 21 khách hàng có độ tuổi từ 18 đến 31 tuổi (chiếm 14,5%), 62 khách hàng có độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi (chiếm 42,8%), 34 khách hàng có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi (chiếm 23,4%), 22 khách hàng có độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi (chiếm 15,2%), 06 khách hàng có độ tuổi trên 60 (chiếm 4,1%). Qua số liệu này cho thấy nhóm độ tuổi chủ yếu của khách hàng cá nhân là từ 31 đến 40 tuổi, đây là nhóm tuổi mà khách hàng có đủ độ chín chắn, tích lũy được nhiều kinh nghiệm cuộc sống và kinh doanh, có thu nhập ổn định nên nhóm khách hàng này có sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử.

Trình độ của khách hàng cá nhân: Trong 145 mẫu khảo sát khách hàng

cá nhân thì có 12 khách hàng tốt nghiệp trung học phổ thông (chiếm 8,3%), 43 khách hàng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, 68 khách hàng tốt nghiệp đại học (chiếm 46,9%), 22 khách hàng tốt nghiệp trên đại học (chiếm 15,2%). Điều này có thấy các khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ của ngân hàng đều có trình độ tốt, thấp nhất là tốt nghiệp trung học phổ thông.

Thu nhập của khách hàng cá nhân: Trong 145 mẫu khảo sát khách hàng

cá nhân thì có 62 khách hàng có thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng (chiếm 42,8%), 54 khách hàng có thu nhập từ trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng (chiếm 37,2%), 29 khách hàng có thu nhập từ trên 10 đến 50 triệu đồng (chiếm 20%).

Tần suất sử dụng dịch vụ tín dụng của khách hàng cá nhân: Trong 145

mẫu khảo sát khách hàng cá nhân thì có 51 khách hàng mới giao dịch điện tử lần đầu với ngân hàng (chiếm 35,2%), 66 khách hàng có giao dịch điện tử nhiều hơn 1 lần với ngân hàng (chiếm 45,5%), 28 khách hàng có giao dịch điện tử thường xuyên với ngân hàng (chiếm 19,3%).

khảo sát khách hàng cá nhân thì có 104 khách hàng giao dịch mobile banking tiêu dùng (chiếm 51%), 34 khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking (chiếm 23,4%). Qua đấy cho thấy khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ chủ yếu với mục đích tiêu dùng như: chuyển tiền, đặt vé máy bay, khách sạn, thanh toán các cước mua hàng.

3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá.

Những năm qua kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, thị trường chứng khoán suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng, tín dụng tăng trưởng thấp, hàng tồn kho ở mức cao, nợ xấu gia tăng. Hệ thống Ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu cũng gặp rất nhiều trở ngại. Nhưng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lưu Xá vẫn có những bước phát triển đáng ghi nhận, tiếp tục đạt được những kết quả vững chắc trên tất cả các mặt nghiệp vụ chuyên môn cũng như các hoạt động Đoàn thể khác.

3.1.4.1. Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố ban đầu, huyết mạch mà bất cứ một nhà kinh doanh nào cũng cần phải có để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì yếu tố cạnh tranh là một trong những yếu tố hàng đầu không thể thiếu được, để tăng cường năng lực cạnh tranh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh lưu xá, tỉnh thái nguyên​ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)