Kiến nghị với cơ quan Hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh​ (Trang 104 - 108)

5. Kết cấu luận văn

4.4.4. Kiến nghị với cơ quan Hải quan

Thứ nhất, nâng cấp đường truyền mạng và ứng dụng Hải quan điện tử để việc truyền nhận dữ liệu bảo lãnh điện tử được thực hiện thông suốt, không còn hiện tượng bị nghẽn mạng;

Thứ hai, trong trường hợp thay đổi/ sửa đổi nội dung của thư bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu cần thông báo công khai trên trang Web của Tổng cục Hải quan (customs.gov.vn) ít nhất 3 ngày làm việc để các Ngân hàng cập nhật, tránh trường hợp phát hành xong thư bảo lãnh rồi lại bị hủy do cơ quan Hải quan không chấp nhận;

Thứ ba, đề nghị xác nhận vào văn bản chấp thuận cho Người nộp thuế được sử dụng bảo lãnh chung (việc thực hiện theo bảo lãnh chung (có phục hồi hay không phục hồi) và văn bản đề nghị sử dụng bảo lãnh chung của khách hàng gửi Cơ quan Hải quan chỉ có thể kiểm soát được khi có xác nhận chắc chắn của Cơ quan Hải quan nhưng trong thực tế nhiều trường hợp CQHQ không xác nhận);

Thứ tư, trường hợp hủy ngang thư bảo lãnh, đề nghị xác nhận vào văn bản hủy ngang do Ngân hàng gửi để Ngân hàng có căn cứ tất toán nghĩa vụ bảo lãnh.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến khởi sắc, trong sự phát triển chung của nền kinh tế, không thể không kể đến vai trò của ngân hàng thương mại (NHTM) - một tổ chức trung gian tài chính của nền kinh tế được biết đến với vai trò quan trọng là thực hiện huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và sử dụng các nguồn vốn huy động này để thực hiện cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngoài ra ngân hàng còn cung ứng các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho cá nhân và các tổ chức nhằm tạo ra lợi nhuận. Một trong những dịch vụ quan trọng nhất mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế là dịch vụ bảo lãnh. Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước thì hoạt động bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu là hết sức quan trọng. Đề tài “Hoàn thiện công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh” đã đạt được một số các kết quả chính sau:

Một là, hệ thống hóa các khái niệm, chức năng, vai trò bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại cũng như đưa ra các chỉ tiêu định tính và định lượng làm cơ sở để đánh giá công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu.

Hai là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn đã đánh giá thực trạng công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh, khẳng định những kết quả chi nhánh đã đạt được và những hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ba là, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp đối với Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh để hoàn thiện hơn nữa công tác bảo lãnh tại Chi nhánh. Đồng thời mạnh dạn kiến nghị với các cơ quan Quản lý cấp trên hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý cho hoạt động bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh

nói riêng và bảo lãnh ngân hàng nói chung được an toàn và ngày càng phát triển. Các giải pháp được đề xuất là:

- Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và Marketing nhằm nâng cao thương hiệu của BIDV Quảng Ninh

- Nâng cao khả năng giao tiếp của cán bộ ngân hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hang

- Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu - Xây dựng chính sách khách hàng đặc thù nhằm thu hút khách hàng mới - Phân công tổ quản lý khách hàng chuyên trách hoạt động bảo lãnh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005.

2. Báo cáo thường niên của BIDV Quảng Ninh năm 2012, 2013, 2014.

3. Công văn số 4448/CV-QLTD, Giao mức thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với Chi nhánh Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngày 29/07/2013.

4. Công văn số 3858/CV-PTSPBB, Hướng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán thuế xuất nhập khẩu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngày 04/7/2014.

5. Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Năm 2004

6. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

7. Luật quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý Thuế.

8. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014.

9. Quy định số 379/QĐ-QLTD , Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngày 24/01/2013

10. Quy định số 8955/QĐ-QLTD, Quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngày 31/12/2014 11. Quyết định số 588/QĐ-HĐQT, Quy chế bảo lãnh đối với khách hàng,

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngày 25/04/2013.

12. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam , Quy trình cấp tín dụng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam¸ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Năm 2009.

14. Thông tư 07/2015/TT-NHNN, Quy định về bảo lãnh ngân hàng, Ngân hàng nhà nước, ngày 25/6/2015.

15. Thông tư 38/2015/TT-BTC, Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ tài chính, ngày 25/3/2015.

16. Thông tư 05/2014/TT-BCT, Quy định về hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa, Bộ công thương, ngày 27/01/2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh​ (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)