Một số chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh​ (Trang 49 - 53)

5. Kết cấu luận văn

2.3. Một số chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại BIDV chi nhánh Quảng Ninh như sau:

(1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh: lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, tình hình kinh doanh (huy động vốn, tín dụng. dịch vụ)…

(2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại ngân hàng:

Số lượng Doanh nghiệp xuất nhập khẩu được cán bộ quan hệ khách hàng tiếp thị nhu cầu bảo lãnh thuế

Đánh giá số lượng Khách hàng mà cán bộ quan hệ khách hàng tiếp thị nhu cầu bảo lãnh thuế thực hiện trong quy trình cấp bảo lãnh.Chỉ tiêu này đánh

giá khả năng tiếp thị, khả năng tư vấn bán hàng của cán bộ quan hệ khách hàng. Cán bộ có lên kế hoạch để tiếp thị khách hàng không? Số lượng tiếp thị được bao nhiêu khách hàng một tháng, một năm?

Số lượng Doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tiếp thị đề nghị cấp bảo lãnh

Đánh giá được số lượng Khách hàng tiếp thị bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu thành công? Tỷ lệ tiếp thị thành công như thế nào? Có tăng trưởng cùng với mức độ tăng của số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu không?

Thời gian cung ứng dịch vụ bảo lãnh

Có quy định thời gian tối đa của mỗi bộ phận tham gia trong quy trình cấp bảo lãnh hay không? Thời gian tham gia tác nghiệp của mỗi bộ phận có được đánh giá, tính toán cụ thể không? Thời gian cung ứng dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh ngắn hơn hay dài hơn so với các Ngân hàng trên cùng địa bàn?

Phương thức phát hành bảo lãnh

Phương thức phát hành bảo lãnh có đa dạng không? Phương thức phát hành đa dạng sẽ giúp cho Khách hàng có thể lựa chọn phương thức phát hành phù hợp nhất với quy mô của Doanh nghiệp mình? Khách hàng có thể lựa chọn theo phương thức phát hành bảo lãnh riêng, bảo lãnh chung khôi phục và không khôi phục, tương ứng với từng phương thức để nhận xét mức độ chấp nhận chi trả tiền phí của Doanh nghiệp là bao nhiêu?

Loại hình phát hành bảo lãnh

Loại hình bảo lãnh có đa dạng không? Có bao nhiêu loại hình phát hành bảo lãnh? Loại hình phát hành bảo lãnh đa dạng giúp cho Khách hàng có thể lựa chọn từng loại hình phát hành bảo lãnh phù hợp nhất với lĩnh vực kinh doanh, mức độ am hiểu công nghệ thông tin của Doanh nghiệp.

Doanh số bảo lãnh

Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng. Doanh số bảo lãnh được tính bằng tổng số tiền mà Chi nhánh đã cấp bảo lãnh thuế xuất

nhập khẩu cho các Khách hàng, thông thường được đánh giá trong thời kỳ là 1 năm.

Mức phí bảo lãnh

Việc áp dụng mức phí bảo lãnh được thực hiện có căn cứ vào mức độ rủi ro của khoản bảo lãnh, loại tài sản bảo đảm để tính toán áp dụng không? Ngoài ra, có đầy đủ các loại phí bảo lãnh như phí phát hành, phí sửa đổi, phí gia hạn bảo lãnh, phí hủy bảo lãnh hay không? Mỗi hình thức phát hành bảo lãnh có áp dụng một loại phí khác nhau không? Ngoài ra để đánh giá mức độ cạnh tranh về phí bảo lãnh so với các Ngân hàng khác.

Doanh thu phí bảo lãnh

Doanh thu phí bảo lãnh được tính từ tổng số phí từ hoạt động bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu đã thu được từ nhóm khách hàng là Doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chỉ tiêu này cũng góp phần đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Doanh thu phí bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu cao một mặt cho thấy quy mô về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng, mặt khác nó cũng cho thấy vị thế, mức độ tín nhiệm của ngân hàng. Đánh giá về chỉ tiêu này là đánh giá về mức doanh thu phí bảo lãnh thu được một năm là bao nhiêu? So sánh doanh thu phí bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu với doanh thu phí từ các nghiệp vụ khác của Ngân hàng để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo lãnh.

Tình hình thực hiện kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài sản bảo đảm của khách hàng sau khi phát hành bảo lãnh

Là chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm tra sau khi phát hành bảo lãnh?

Qua đó đánh giá mức độ tuân thủ quy trình cấp bảo lãnh của Ngân hàng.

Việc tiến hành kiểm tra có thực hiện không? Số lượng các cuộc kiểm tra được

thực hiện trong 1 năm là bao nhiêu? Có đảm bảo mỗi quý kiểm tra Doanh

nghiệp một lần hay không?

Số lượng các rủi ro tiềm ẩn được phát hiện sau kiểm tra, giám sát

Việc phát hiện số lượng rủi ro tiềm ẩn thông qua việc kiểm tra báo cáo tài chính của Doanh nghiệp, các thông tin từ các cơ quan hữu quan: cơ quan

chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan, cơ quan cảnh sát điều tra. Qua đó đánh giá Doanh nghiệp có gian lận thương mại không? Chủ doanh nghiệp có thuộc đối tượng bị điều tra, truy tố không? Đồng thời, đánh giá tình hình tài chính của Doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp có giảm bất thường không? Doanh nghiệp có sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định, qua đó làm mất cân đối nguồn không? Bên cạnh đó có thể xem xét, đánh giá chất lượng hiện tại của tài sản bảo đảm tiền vay có vị giảm sút so với lúc nhận tài sản không? Thông qua đánh giá, phát hiện số lượng các rủi ro để đề xuất phương án xử lý.

Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thuế

Đánh giá số lượng các món cấp bảo lãnh của Chi nhánh mà thời hạn Doanh nghiệp nộp tiền Thuế chậm so với quy định được cơ quan Hải quan gửi công văn yêu cầu Ngân hàng thực hiện thay nghĩa vụ; Số lượng các món cấp bảo lãnh của Chi nhánh mà phải thực hiện nộp thay cho Doanh nghiệp.

Chương 3

THỰC TRẠNG BẢO LÃNH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh​ (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)