5. Kết cấu luận văn
3.2.6. Kiểm tra, giám sát và xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thuế
Cán bộ quan hệ khách hàng có trách nhiệm theo dõi quá trình phê duyệt và xác định khoản bảo lãnh đã được phát hành bảo lãnh, nghĩa vụ của khách hàng đối với BIDV đã phát sinh để có biện pháp kiểm tra, giám sát. Định kỳ hàng tháng/quý hoặc đột xuất cán bộ quan hệ khách hàng kiểm tra việc sử dụng đúng mục đích thư bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các cam kết, kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm … để đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh đồng thời kịp thời phát hiện các rủi ro tiềm ẩn. Việc kiểm tra rà soát được thực hiện thông qua hồ sơ bảo lãnh, sổ sách chứng từ kế toán của Khách hàng hoặc kiểm tra tại Doanh nghiệp.
Tình hình thực hiện kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài sản bảo đảm của khách hàng sau khi phát hành bảo lãnh
Đơn vị: 1 cuộc
Hình 3.8: Số lượng các cuộc kiểm tra sau khi phát hành bảo lãnh năm 2012 - 2014
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Quảng Ninh năm 2012 - 2014)
Số lượng cuộc kiểm tra sau khi phát hành bảo lãnh phản ánh việc thực hiện nghiêm túc quy trình cấp bảo lãnh của cán bộ ngân hàng. Thông thường việc kiểm tra sẽ được tiến hành hàng tháng/quý hoặc đột xuất đối với 1 khách hàng. Nếu tỷ lệ cuộc kiểm tra đạt 100% là rất tốt. Bảng biểu trên cho thấy số lượng cuộc kiểm tra sau khi phát hành bảo lãnh được tiến hành trong giai đoạn
- 50 100 150 200
từ năm 2012-2014. Năm 2012, số lượng cuộc kiểm tra là 35 cuộc/48 cuộc phải thực hiện (12 Doanh nghiệp), đạt tỷ lệ 73%. Năm 2013, số lượng cuộc kiểm tra là 70 cuộc/80 cuộc phải thực hiện (20 Doanh nghiệp), đạt tỷ lệ 88%. Tuy số lượng doanh nghiệp năm 2014 tăng lên rất nhanh, từ 20 khách hàng lên đến 50 khách hàng (tăng 150%), đồng thời số lượng cán bộ quan hệ khách hàng của Chi nhánh được bố trí thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh không tăng lên nhiều, nhưng cuộc kiểm tra được tiến hành là 180 cuộc/200 cuộc phải thực hiện, đạt tỷ lệ lên đến 90%.
Như vậy, số lượng các cuộc kiểm tra được chú trọng hơn qua các năm với tỷ lệ đạt mức khá cao (90% năm 2014), qua đó cho thấy việc tuân thủ khá tốt quy trình cấp bảo lãnh của cán bộ Ngân hàng, nhằm phát hiện các rủi ro tiềm ẩn.
Số lượng các rủi ro tiềm ẩn được phát hiện sau kiểm tra, giám sát
Đơn vị: 1 cuộc
Hình 3.9: Số lượng các rủi ro tiềm ẩn được phát hiện sau kiểm tra, giám sát giai đoạn năm 2012 -2014
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Quảng Ninh năm 2012 - 2014) Qua công tác kiểm tra, giám sát sau phát hành đã phát hiện ra rủi ro tiềm ẩn của công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu, qua đó góp phần phòng ngừa,
- 1 1 2 2 3 3
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1
1
hạn chế thấp nhất rủi ro cho Ngân hàng. Năm 2012, đã tiến hành kiểm tra 35 cuộc kiểm tra, phát hiện ra 1 trường hợp rủi ro ở khâu tài sản bảo đảm có dấu hiệu bị giảm sút giá trị. Năm 2013, toàn Chi nhánh đã tiến hành 70 cuộc kiểm tra sau phát hành bảo lãnh, qua đó phát hiện 1 trường hợp rủi ro trong việc tính thừa số thuế phải nộp, qua đó Ngân hàng bảo lãnh số tiền nhiều hơn giá trị tiền thuế phải nộp. Năm 2014, qua việc tiến hành 180 cuộc kiểm tra, Chi nhánh đã phát hiện ra 3 trường hợp rủi ro cho Ngân hàng, cụ thể: 1 trường hợp giám đốc Doanh nghiệp bị khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi vi phạm pháp luật; có 1 trường hợp có dấu hiệu buôn lậu hàng hóa tạm nhập tái xuất; 1 trường hợp còn lại rủi ro do hàng hóa sản xuất ra bị thị trường xuất khẩu trả lại do không đạt tiêu chuẩn.
Qua công tác phát hiện rủi ro, giúp cho Chi nhánh BIDV Quảng Ninh có biện pháp ứng xử kịp thời: Yêu cầu thay thế tài sản bảo đảm, dừng cấp bảo lãnh. Qua đó góp phần hạn chế thấp nhất rủi ro khi phải thực hiện thay nghĩa vụ cho khách hàng. Công tác thẩm định, lựa chọn khách hàng được tiến hành thận trọng cũng như công tác kiểm tra sau phát hành bảo lãnh không dựa trên hình thức mà đi vào bản chất (xuống tận nơi làm việc với Doanh nghiệp đề nghị cung cấp thông tin, số liệu cũng như tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau), tính đến hết ngày 31/12/2014, Chi nhánh chưa phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nộp tiền thuế cho Ngân sách thay cho Khách hàng.
Hình 3.10: Số lượng các thông báo của cơ quan Hải quan yêu cầu nộp thuế giai đoạn năm 2012 -2014
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Quảng Ninh năm 2012 - 2014) Bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu về bản chất là bảo lãnh tiền thuế xuất nhập khẩu trong thời gian được chậm nộp của Doanh nghiệp. Khi hết thời hạn bảo lãnh, Doanh nghiệp phải thực hiện nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước. Nếu Doanh nghiệp không thực hiện nộp thì Ngân hàng phải thực hiện thay nghĩa vụ. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá công tác bảo lãnh thuế của Ngân hàng, tỷ lệ phải nộp thay càng thấp càng tốt. Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2014, Chi nhánh Quảng Ninh đã có nhiều lần nhận được văn bản thông báo thời hạn nộp thuế của Doanh nghiệp (còn khoảng 5 ngày nữa là hết thời hạn chậm nộp), yêu cầu Ngân hàng phải thực hiện nộp thuế trong trường hợp Doanh nghiệp không thực hiện khi hết thời hạn chậm nộp; số lượng công văn yêu cầu nộp Ngân sách của Hải quan trong năm 2012 gửi cho Chi nhánh là 2 trường hợp, sau khi nhận được thông báo của Ngân hàng gửi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán bảo lãnh phát sinh, 2 trường hợp này Khách hàng của Chi nhánh đều đã thực hiện nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước. Các năm 2013, 2014 Chi nhánh BIDV Quảng Ninh lần lượt nhận được 5 và 10 công văn của cơ quan Hải quan yêu cầu nộp tiền thuế xuất nhập khẩu, 100% các trường hợp này đều
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Hải quan gửi CV DN tự nộp NH nộp thay
được bản thân các Khách hàng của Chi nhánh tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước mà Chi nhánh không phải thực hiện thay.
3.2.7. Thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh
Đối với bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu, Thư bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh có thời hạn hết hiệu lực mở (không có thời hạn hết hiệu lực, BIDV phải bảo lãnh đến cùng), bộ phận quan hệ khách hàng có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc khách hàng cung cấp các bằng chứng liên quan đến điều kiện hết hiệu lực của thư bảo lãnh đó là thông báo về việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp đầy đủ tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước của cơ quan Hải quan nơi Người nộp thuế mở tờ khai Hải quan. Khi nhận được các bằng chứng liên quan, bộ phận quan hệ khách hàng lập đề xuất tất toán bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở phê duyệt của cấp có thẩm quyền, cán bộ quan hệ khách hàng chuyển đề xuất tất toán kèm theo hồ sơ liên quan chuyển sang bộ phận quản trị tín dụng để thực hiện tác nghiệp và lưu giữ hồ sơ.