5. Kết cấu luận văn
1.3.4. Bài học kinh nghiê ̣m đối với công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh
Nghiệp vụ bảo lãnh thuế tại Chi nhánh BIDV Quảng Ninh ra thị trường sau các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Móng Cái, Chi nhánh Ngân hàng công thương Móng Cái cũng như Chi nhánh BIDV Móng Cái, bên cạnh việc gặp một số khó khăn về thị phần, thương hiệu thì cũng có nhiều thuận lợi đó là được áp dụng ngay những bài học kinh nghiệm quý báu của các “đàn anh” đi
trước, qua đó góp phần vào hoàn thiện để nâng cao công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại Chi nhánh. Một số bài học kinh nghiệm mà Chi nhánh áp dụng để đạt được hiệu quả là:
- Thứ nhất, Từ bài học kinh nghiệm của BIDV - Chi nhánh Móng Cái, Vietinbank - Chi nhánh Móng cái về tiếp thị tới khách hàng về bảo lãnh xuất nhập khẩu. BIDV- Chi nhánh Quảng Ninh cần tăng cường tiếp thị khách hàng trên cơ sở danh sách doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (chắt lọc những doanh nghiệp có địa bàn hoạt động tại thành phố Móng Cái, thành phố Hạ Long). Đây là yếu tố đánh giá khả năng bán hàng, bán sản phẩm của cán bộ Ngân hàng. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, khách hàng xuất nhập khẩu tập trung lớn nhất tại thành phố Móng Cái, sau đó là thành phố Hạ Long. Do đó, trên cơ sở danh sách này, các cán bộ Ngân hàng (vai trò nòng cốt là cán bộ quan hệ khách hàng) chủ động lên kế hoạch gặp gỡ, tiếp thị nhu cầu bảo lãnh thuế của Ngân hàng;
- Thứ hai, Áp dụng bài học của Vietcombank - Chi nhánh Móng Cái, BIDV - Chi nhánh Quảng Ninh cần tiến hành quảng bá sản phẩm dịch vụ thông qua kênh truyền hình, đài báo… Đây mặc dù là hình thức không mới nhưng vẫn là kênh được đánh giá ít nhiều đạt hiệu quả về mặt nhận diện thương hiệu, hình ảnh của Ngân hàng. Việc này đi đôi với tiếp thị trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
- Thứ ba, từ kinh nghiệm của Vietinbank - Chi nhánh Móng Cái và Vietcombank - Chi nhánh Móng Cái về cấp bảo lãnh không có đảm bảo bằng tài sản, BIDV - Chi nhánh Quảng Ninh có thể áp dụng cấp bảo lãnh không có bảo đảm bằng tài sản đối với các khách hàng có doanh số XNK lớn tại Chi nhánh; đồng thời đưa tỷ lệ tín chấp cao (1 tỷ đồng tài sản được cấp bảo lãnh > 3 tỷ đồng). Đối với những khách hàng được đánh giá xếp hạng tín dụng từ AA trở lên đồng thời có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu < 2,5 lần đều được Chi nhánh áp
dụng tỷ lệ tín chấp cao (1 tỷ đồng tài sản được cấp bảo lãnh 5 tỷ đồng), không phân biệt doanh số phát hành bảo lãnh ít hay nhiều.
- Thứ tư, áp dụng bằng mức phi bảo lãnh của Vietcombank - Chi nhánh Mòng cái, BIDV - Chi nhánh Quảng Ninh áp dụng phí bảo lãnh cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (tối thiểu 250 nghìn đồng/01 thư bảo lãnh riêng; 1 triệu đồng/01 thư bảo lãnh chung). Thực hiện áp dụng mức phí này ngay đối với các khách hàng mới mặc dù chỉ đạt tối thiểu hóa lợi ích nhưng về lâu dài muốn cạnh tranh trong điều kiện ra thị trường sau thì buộc BIDV Quảng Ninh phải có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là về phí cấp bảo lãnh.
- Thứ năm, đối với tiền ký quỹ của doanh nghiệp tạm nhập tái xuất: Chi nhánh áp dụng mức lãi suất ưu đãi để lôi kéo khách hàng, mức lãi suất từ 4%/năm trở lên.
- Thứ sáu, Chi nhánh Quảng Ninh trình Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc giao tăng thẩm quyền phát quyết tín dụng, bảo lãnh cho Chi nhánh trong hạn mức 100 tỷ đồng (hiện tại đang là 75 tỷ đồng), qua đó rút ngắn được thời gian xử lý hồ sơ cho khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh (như hiện tại nếu nhu cầu của khách hàng > 75 tỷ đồng thì phải trình hồ sơ lên Hội sở Chính, thời gian khách hàng phải đợi ít nhất là mất 10 ngày làm việc).
- Thứ 7, Hồ sơ, thủ tục cấp bảo lãnh đơn giản, quy trình nhanh chóng, đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng về dịch vụ cấp bảo lãnh.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Có nhiều vấn đề liên quan đến đề tài luận văn, tuy nhiên để làm rõ nội dung nghiên cứu đã đặt ra đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi sau:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh là gì? - Thực trạng công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh hiện nay ra sao?
- Để hoàn thiện công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh, cần phải có những giải pháp gì?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liê ̣u
Luận văn sử dụng Phương pháp thu thập dữ liệu thông tin thứ cấp. Nguồn thông tin này chủ yếu dựa vào các sách tham khảo, các công trình khoa học, luận văn đã được công bố, các văn bản chính sách… nhằm làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh nói riêng.
Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp này được sử dụng như sau: - Thu thập các thông tin, dữ liệu từ các lĩnh vực có liên quan hoặc tác động đến công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu. Đây là một trong những cơ sở thực tiễn giúp cho việc đưa ra những phân tích và đánh giá có tính thuyết phục hơn.
- Thu thập thông tin từ: Báo cáo thường niên giai đoạn 2012-2014 của BIDV Chi nhánh Quảng Ninh, Báo cáo của BIDV Chi nhánh Móng Cái… và
các báo cáo Kinh tế, xã hội khác của UBND tỉnh Quảng Ninh, Ngân hàng Nhà nước…để đảm bảo tính cập nhật của các thông tin được sử dụng trong đề tài.
2.2.2. Phương phá p tổng hợp thông tin/ số liê ̣u
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp so sánh
Trong phân tích kinh tế so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá, có cùng nội dung, cùng một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của chỉ tiêu. Nó cho phép ta tổng hợp được những nét chung thu được những nét riêng của hiện tượng so sánh. Từ đó đánh giá được mặt phát triển hay yếu kém, hiệu quả hay không hiệu quả để từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh cần phải xác định số gốc để so sánh.
So sánh số liệu kỳ gốc với số liệu kỳ trước, để biết được nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng .
So sánh giữa các chỉ tiêu, kết quả kinh doanh, chỉ số phản ánh công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Quảng Ninh với các chi nhánh khác.
Từ việc so sánh, đánh giá kết hợp với các nguồn lực, cho phép ta xác định lựa chọn giải pháp tối ưu cho phù hợp với việc nâng cao công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại Chi nhánh.
Qua số liệu đã thu thập được tôi sẽ đi vào phân tích và so sánh thực trạng giữa các năm dựa trên những số liệu đó. Trên cơ sở đó rút ra đánh giá, kết luận và nhận định của bản thân.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ một cách khoa học, khách quan thực trạng kinh doanh mảng xuất
nhập khẩu tại Chi nhánh cũng như công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại Chi nhánh. Các chỉ tiêu sử dụng như số bình quân, độ lệch tiêu chuẩn, tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng trưởng bình quân, lượng tăng giảm liên hoàn….
2.2.3.3 Phương pháp chuyên khảo
Lấy ý kiến thăm dò của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn và các cán bộ quản lý có kinh nghiệm tại các cơ quan Nhà nước, cán bộ ngân hàng nhằm thu thập ý kiến đóng góp, kinh nghiệm quý báu và thực tế trong công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại ngân hàng.
2.2.3.4 Phương pháp đồ thị
Dùng các hình vẽ hoặc các đường nét hình học để miêu tả đặc điểm số lượng của đối tượng nghiên cứu: số lượng doanh nghiệp, doanh số bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh, cơ cấu thu dịch vụ….theo thời gian hàng năm. Từ mô hình đồ thị giúp đề tài cô đọng được những đặc điểm cơ bản của một hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng là công cụ để tác giả minh chứng rõ nhất về sự biến đổi, sự tăng trưởng hay suy thoái về quy mô, hiệu quả. Thông qua số liệu, các chỉ tiêu đánh giá được minh chứng bằng biểu đồ.
2.3. Một số chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá công tác bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại BIDV chi nhánh Quảng Ninh như sau:
(1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh: lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, tình hình kinh doanh (huy động vốn, tín dụng. dịch vụ)…
(2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu tại ngân hàng:
Số lượng Doanh nghiệp xuất nhập khẩu được cán bộ quan hệ khách hàng tiếp thị nhu cầu bảo lãnh thuế
Đánh giá số lượng Khách hàng mà cán bộ quan hệ khách hàng tiếp thị nhu cầu bảo lãnh thuế thực hiện trong quy trình cấp bảo lãnh.Chỉ tiêu này đánh
giá khả năng tiếp thị, khả năng tư vấn bán hàng của cán bộ quan hệ khách hàng. Cán bộ có lên kế hoạch để tiếp thị khách hàng không? Số lượng tiếp thị được bao nhiêu khách hàng một tháng, một năm?
Số lượng Doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tiếp thị đề nghị cấp bảo lãnh
Đánh giá được số lượng Khách hàng tiếp thị bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu thành công? Tỷ lệ tiếp thị thành công như thế nào? Có tăng trưởng cùng với mức độ tăng của số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu không?
Thời gian cung ứng dịch vụ bảo lãnh
Có quy định thời gian tối đa của mỗi bộ phận tham gia trong quy trình cấp bảo lãnh hay không? Thời gian tham gia tác nghiệp của mỗi bộ phận có được đánh giá, tính toán cụ thể không? Thời gian cung ứng dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh ngắn hơn hay dài hơn so với các Ngân hàng trên cùng địa bàn?
Phương thức phát hành bảo lãnh
Phương thức phát hành bảo lãnh có đa dạng không? Phương thức phát hành đa dạng sẽ giúp cho Khách hàng có thể lựa chọn phương thức phát hành phù hợp nhất với quy mô của Doanh nghiệp mình? Khách hàng có thể lựa chọn theo phương thức phát hành bảo lãnh riêng, bảo lãnh chung khôi phục và không khôi phục, tương ứng với từng phương thức để nhận xét mức độ chấp nhận chi trả tiền phí của Doanh nghiệp là bao nhiêu?
Loại hình phát hành bảo lãnh
Loại hình bảo lãnh có đa dạng không? Có bao nhiêu loại hình phát hành bảo lãnh? Loại hình phát hành bảo lãnh đa dạng giúp cho Khách hàng có thể lựa chọn từng loại hình phát hành bảo lãnh phù hợp nhất với lĩnh vực kinh doanh, mức độ am hiểu công nghệ thông tin của Doanh nghiệp.
Doanh số bảo lãnh
Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng. Doanh số bảo lãnh được tính bằng tổng số tiền mà Chi nhánh đã cấp bảo lãnh thuế xuất
nhập khẩu cho các Khách hàng, thông thường được đánh giá trong thời kỳ là 1 năm.
Mức phí bảo lãnh
Việc áp dụng mức phí bảo lãnh được thực hiện có căn cứ vào mức độ rủi ro của khoản bảo lãnh, loại tài sản bảo đảm để tính toán áp dụng không? Ngoài ra, có đầy đủ các loại phí bảo lãnh như phí phát hành, phí sửa đổi, phí gia hạn bảo lãnh, phí hủy bảo lãnh hay không? Mỗi hình thức phát hành bảo lãnh có áp dụng một loại phí khác nhau không? Ngoài ra để đánh giá mức độ cạnh tranh về phí bảo lãnh so với các Ngân hàng khác.
Doanh thu phí bảo lãnh
Doanh thu phí bảo lãnh được tính từ tổng số phí từ hoạt động bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu đã thu được từ nhóm khách hàng là Doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chỉ tiêu này cũng góp phần đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Doanh thu phí bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu cao một mặt cho thấy quy mô về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng, mặt khác nó cũng cho thấy vị thế, mức độ tín nhiệm của ngân hàng. Đánh giá về chỉ tiêu này là đánh giá về mức doanh thu phí bảo lãnh thu được một năm là bao nhiêu? So sánh doanh thu phí bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu với doanh thu phí từ các nghiệp vụ khác của Ngân hàng để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo lãnh.
Tình hình thực hiện kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài sản bảo đảm của khách hàng sau khi phát hành bảo lãnh
Là chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm tra sau khi phát hành bảo lãnh?
Qua đó đánh giá mức độ tuân thủ quy trình cấp bảo lãnh của Ngân hàng.
Việc tiến hành kiểm tra có thực hiện không? Số lượng các cuộc kiểm tra được
thực hiện trong 1 năm là bao nhiêu? Có đảm bảo mỗi quý kiểm tra Doanh
nghiệp một lần hay không?
Số lượng các rủi ro tiềm ẩn được phát hiện sau kiểm tra, giám sát
Việc phát hiện số lượng rủi ro tiềm ẩn thông qua việc kiểm tra báo cáo tài chính của Doanh nghiệp, các thông tin từ các cơ quan hữu quan: cơ quan
chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan, cơ quan cảnh sát điều tra. Qua đó đánh giá Doanh nghiệp có gian lận thương mại không? Chủ doanh nghiệp có thuộc đối tượng bị điều tra, truy tố không? Đồng thời, đánh giá tình hình tài chính của Doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp có giảm bất thường không? Doanh nghiệp có sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định, qua đó làm mất cân đối nguồn không? Bên cạnh đó có thể xem xét, đánh giá chất lượng hiện tại của tài sản bảo đảm tiền vay có vị giảm sút so với lúc nhận tài sản không? Thông qua đánh giá, phát hiện số lượng các rủi ro để đề xuất phương án xử lý.
Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thuế
Đánh giá số lượng các món cấp bảo lãnh của Chi nhánh mà thời hạn Doanh nghiệp nộp tiền Thuế chậm so với quy định được cơ quan Hải quan gửi công văn yêu cầu Ngân hàng thực hiện thay nghĩa vụ; Số lượng các món cấp bảo lãnh của Chi nhánh mà phải thực hiện nộp thay cho Doanh nghiệp.
Chương 3
THỰC TRẠNG BẢO LÃNH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -
CHI NHÁNH QUẢNG NINH
3.1. Giớ i thiê ̣u chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh - Chi nhánh Quảng Ninh
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển