5. Kết cấu luận văn
3.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Từ ngày 01/11/2006 lao động của Chi nhánh có 111 người; Mạng lưới đơn vị trực thuộc có 2 phòng Giao dịch Cẩm Phả và Bãi Cháy; 4 điểm giao dịch là Cửa Ông, Cẩm Thuỷ, Hồng Hải, Hà Lầm và Quỹ tiết kiệm số 3. Hội sở Chi nhánh gồm 5 phòng: Phòng Dịch vụ khách hàng, Tín dụng, Kế hoạch nguồn vốn, Tài chính kế toán và Tổ chức hành chính. Đến 6/2007 mở thêm Điểm giao dịch Hồng Hà.
Từ ngày 01/10/2008 thực hiện mô hình tổ chức theo dự án TA2 của BIDV, Hội sở Chi nhánh được sắp xếp lại gồm 7 phòng: Phòng Dịch vụ khách hàng, Quan hệ Khách hàng, Tài chính Kế toán, Quản lý Rủi Ro, Kế hoạch Tổng hợp, Quản trị Tín dụng, Tổ chức Hành chính và Tổ Điện toán.
Đến tháng 6/2009 Chi nhánh nâng cấp 4 điểm giao dịch thành phòng giao dịch là Cửa Ông, Cẩm Thuỷ, Hồng Hải, Hồng Hà và chuyển Điểm giao dịch Hà Lầm thành Quỹ Tiết kiệm.
Tháng 6 năm 2010 thành lập Quỹ tiết kiệm Giếng Đáy tại phường Bãi Cháy. Tháng 9 năm 2010 thành lập Quỹ tiết kiệm Cọc 6 tại phường Cẩm Phú. Tháng 11 năm 2011 Quỹ Tiết kiệm số 3 được nâng cấp thành Phòng giao dịch Bạch Đằng. Năm 2012 Phòng Quan hệ khách hàng được chuyển đổi thành hai phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp và Quan hệ khách hàng Cá nhân; các quỹ tiết kiệm Giếng Đáy, Cọc 6 được nâng cấp thành Phòng giao dịch Giếng Đáy và Cẩm Phú. Đến đầu năm 2012, Chi nhánh BIDV Quảng Ninh đã có mạng lưới đơn vị trực thuộc gồm 8 phòng giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm hoạt động tại địa bàn thành phố Hạ Long, Cẩm Phả và Bãi Cháy; Tại Hội sở Chi nhánh có 8 phòng nghiệp vụ và tổ Điện toán.
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Kỷ yếu 55 năm BIDV Quảng Ninh - Năm 2013)
BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng quản trị tín dụng Phòng QHKH DN Phòng QHKH CN Phòng TCHC Phòng Tài chính kế toán Phòng Quản lý rủi ro Phòng giao dịch khách hàng Tổ điện toán PGD Cẩm Phả PGD Bãi Cháy PGD Cẩm Thuỷ PGD Cửa Ông PGD trực thuộc Phòng ban thuộc hội sở chi nhánh PGD Cẩm Phú PGD Giếng Đáy PGD Bạch Đằng PGD Hồng Hải PGD Hồng Hà
Quỹ tiết kiệm Hà Lầm
3.1.3. Những nét chính trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh
Trong những năm qua, BIDV Quảng Ninh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một đơn vị kinh doanh thuộc khối ngân hàng trong hệ thống BIDV, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Quy mô huy động vốn và dư nợ tín dụng cho vay đối với nền kinh tế tăng trưởng cao hơn bình quân của toàn hệ thống BIDV (huy động vốn bình quân giai đoạn 2010 - 2014 tăng 30% trong khi BIDV tăng trưởng bình quân 20%); Hiệu quả hoạt động đạt mức cao so với bình quân của hệ thống BIDV và các Ngân hàng trên địa bàn: Lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người của Chi nhánh năm 2014 đạt 1.250 triệu/người, mức tăng trưởng bình quân của lợi nhuận sau thế đạt gần 20%/năm, thu nhập của người lao động luôn ổn định và đảm bảo.
3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 3.1 Tình hình huy động vốn của BIDV Quảng Ninh 2011 - 2014
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ tăng trưởng BQ (%) Huy động vốn cuối kỳ 4.442 6.159 6.775 8.176 23,11 Huy động vốn BQ 3.810 5.288 6.346 7.995 28,26 Huy động vốn dân cư cuối kỳ 3.882 5.760 6.285 7.626 26.28 Huy động vốn dân cư BQ 3.252 4.585 5.685 7.277 30,99
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Quảng Ninh năm 2011 - 2014) Giai đoạn năm 2011 đến năm 2014, nền kinh tế đã dần hồi phục sau suy thoái, Chính sách vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp (khoảng 5% - 6%), theo đó hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại đã dần lấy được đà tăng trưởng. Giai đoạn này, nguồn vốn huy động của Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao, số dư huy động vốn cuối kỳ của năm 2014 đạt
8.176 tỷ đồng, tăng 1,84 lần so với năm 2011 tương đương số tuyệt đối là 3.734 tỷ đồng; huy động vốn bình quân năm 2014 đạt 7.995 tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với năm 2011 tương ứng với số tuyệt đối là 4.185 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân giai đoạn này là 28%, cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân (11%), do đó chi nhánh là đơn vị luôn chủ động được nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng. Trong tỷ trọng nguồn vốn huy động của Chi nhánh thì huy động vốn từ đối tượng khách hàng là dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao, huy động vốn dân cư bình quân chiếm giai đoạn này chiếm đến 88% tổng nguồn vốn bình quân. Số lượng khách hàng truyền thống, khách hàng quan trọng, khách hàng tiềm năng, khách hàng mới ngày được mở rộng góp phần tạo nền khách, nền vốnổn định và phát triển vững chắc.
Những thành tích nổi bật về công tác huy động vốn đạt được trong thời gian qua là do Ban lãnh đạo chi nhánh đã kịp thời đưa ra nhiều biện pháp phù hợp và hiệu quả như: giao kế hoạch huy động vốn không chỉ đối với các cán bộ kinh doanh trực tiếp mà còn đối với cán bộ công tác tại bộ phận gián tiếp (mức giao cán bộ tín dụng, giao dịch viên: hệ số giao huy động vốn là 1 thì mức giao các cán bộ ở phòng ban gián tiếp thì hệ số giao huy động vốn là 0,3); chấn chỉnh tác phong, phong cách giao dịch nhằm nâng cao uy tín, tạo niềm tin cho khách hàng; xây dựng cơ chế khuyến khích đối cán bộ nhân viên có kết quả huy động vốn cao (hàng quý căn cứ hiệu quả huy động vốn của cán bộ đem lại đều có mức thưởng tăng trưởng); bám sát tình hình lãi suất trên thị trường; đối với các khách hàng VIP, đặc thù như Khách hàng là các công ty thuộc Tổng Công ty than Đông Bắc; Vinacomin thì có thể trình Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để duyệt mức lãi suất cao hơn nhằm thu hút các khách hàng này (đối với số dư > 100 tỷ, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước).
3.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Tổng dư nợ tín dụng năm 2014 tăng gấp 1,32 lần so với thời điểm cuối năm 2011, giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11%. Tăng trưởng của Chi nhánh đảm bảo đúng định hướng chỉ đạo, giảm tỷ trọng
dư nợ trung, dài hạn theo chuẩn quốc tế, đẩy mạnh cho vay các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay cá nhân, hộ gia đình, bên cạnh việc duy trì tăng trưởng hợp lý cho các doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Cùng với việc tăng trưởng, chất lượng tín dụng của Chi nhánh luôn được đảm bảo.
Với lợi thế địa chính trị của thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung, định hướng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là đến năm 2020 Chi nhánh Quảng Ninh trở thành Chi nhánh bán lẻ dẫn đầu cụm động lực phía Bắc ngoài thủ đô Hà Nội, trong 5 năm qua từ nền khách hàng bán lẻ (cá nhân, hộ gia đình) còn non yếu (năm 2009, dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân đạt 90 tỷ đồng, dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ đạt 154 tỷ đồng); đến cuối năm 2014, sản phẩm tín dụng bán lẻ của Chi nhánh cũng đã tiếp cận tới các tầng lớp dân cư, góp phần cải thiện đời sống người dân như sản phẩm cho vay hộ sản xuất kinh doanh, cho vay hộ gia đình, cho vay mua nhà, mua ô tô, cho vay tín chấp... Năm 2014, tỷ trọng tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ chiếm 15% với dư nợ đạt 823 tỷ đồng.
Bảng 3.2 Hoạt động tín dụng của BIDV 2011 - 2014
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ tăng BQ (%) Dư nợ tín dụng cuối kỳ 4.244 4.953 5.335 5.603 9,81 Dư nợ tín dụng BQ 3.944 4.878 5.122 5.323 10,87 Dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ 784 750 800 823 1,73 Dư nợ tín dụng bán lẻ BQ 720 747 768 798 3,49 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,28 0,52 0,85 1,30 67,37 Tỷ lệ nợ trung dài hạn/ Tổng dư nợ (%) 43,60 37,90 45,5 51,10 6,43
Bên cạnh tín dụng bán lẻ được quan tâm phát triển và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, Chi nhánh BIDV Quảng Ninh còn có lợi thế cạnh tranh ở sản phẩm cho vay tổ chức kinh tế truyền thống. Có thể nói diện mạo tỉnh Quảng Ninh từng ngày được thay đổi nhờ có sự đóng góp không nhỏ của BIDV Quảng Ninh thông qua hoạt động tín dụng. Nhiều dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước triển khai trên địa bàn tỉnh được BIDV Quảng Ninh tài trợ tín dụng cùng doanh nghiệp với số tiền giải ngân hàng ngàn tỷ đồng như: các dự án giao thông, đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; dự án sản xuất xi măng: Công ty CP Xi măng Hạ Long, Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả; sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu, nhiệt điện, than khoáng sản... như các dự án xuống sâu âm 50 của mỏ than tây nam Khe Tam của Công ty than Dương Huy, mỏ than Ngã Hai Công ty Than Quang Hanh, Mỏ Khe Chàm, Công ty Than 35, đầu tư mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông bí, Dự án nhà máy xử lý bùn nước Công ty tuyển than Cửa Ông, Công ty Gốm Đất Việt, Gạch Giếng đáy; đối với lĩnh vực bất động sản, du lịch: Công ty cổ phần thực phẩm Bim, Công ty cổ phần tập đoàn SunGroup, Công ty cổ phần tập đoàn VinGroup: Dự án khu đô thị Bim, phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, Dự án Công viên Đại Dương, Dự án Khu nghỉ dưỡng Đảo Rều; Bệnh viện quốc tế Vinmec …
3.1.3.3. Hoạt động dịch vụ
Thực hiện đúng định hướng của một ngân hàng hiện đại, Chi nhánh đã từng bước chuyển đổi cơ cấu nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, đưa công nghệ thông tin áp dụng rộng rãi, có hiệu quả vào các quy trình tác nghiệp. Thu dịch vụ ròng tăng trưởng đều qua các năm, mức tăng bình quân đạt 62,8%/năm.
Ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống như chuyển tiền trong nước, bảo lãnh, thanh toán quốc tế…trong những năm qua Chi nhánh đã chú trọng phát triển mạng lưới máy giao dịch tự động ATM với dịch vụ thẻ đi kèm với việc trả lương qua tài khoản cho phần lớn khách hàng của Chi nhánh. Bên cạnh nguồn thu từ dịch vụ, việc trả lương qua tài khoản thẻ ATM đã góp phần quan trọng
trong việc huy động được nguồn vốn giá rẻ đi đôi với việc mở rộng nền khách hàng bán lẻ và quảng bá thương hiệu của BIDV. Đến nay Chi nhánh có số lượng 23 máy ATM, tốc độ phát triển thẻ của Chi nhánh tăng trưởng 20% năm, số thẻ phát hành và quản lý của Chi nhánh là hơn 150 ngàn thẻ ghi nợ nội địa, chiếm 86% tổng số khách hàng. Với số lượng thẻ nội địa trên Chi nhánh đã phát triển được các dịch vụ khác như POS, BSMS, thanh toán hóa đơn, VNTopup…thị phần thẻ của chi nhánh đứng thứ hai trên địa bàn tỉnh.