Các nhân tố tác động đến chuỗi giá trị toàn cầu bền vững

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25)

a. Các nhân tố bên trong

• Logistics đầu vào bền vững: Điều này liên quan tới việc quản lý các yếu tố đầu vào như mua nguyên vật liệu, lưu kho các sản phẩm đó nhằm mục đích đảm bảo nguồn cung sản xuất ổn định, phục vụ kịp thời cho quá trình canh tác. Điều này đánh giá tính bền vững mang khía cạnh kinh tế.

• Sản xuất bền vững: Điều này liên quan đến việc thay thế thuốc trừ sâu hóa học và phân bón bằng các sản phẩm sinh học để kiểm soát cỏ dại và sâu bệnh. Hơn nữa, việc đa dạng hóa cây trồng cũng được đề cập do nó có thể giảm rủi ro của vấn đề độc canh, thay đổi sinh học cũng như khí hậu. Khía cạnh này đánh giá sự bền vững mang tính môi trường.

• Tài chính và đầu tư: Điều này chú trọng đến việc các đơn vị sản xuất có đủ tiềm lực tài chính để luôn luôn nâng cao phương pháp canh tác, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị để ngày càng phù hợp hơn với các điều kiện về môi trường, nhu cầu xã hội. Khía cạnh này đánh giá sự bền vững mang tính kinh tế.

• Quản lý chuỗi cung ứng: Điều này chú ý đến sự đổi mới của chuỗi cung ứng và quản trị logistics để giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và kiểm soát mức độ ô nhiễm từ giao thông vận tải và quy trình sản xuất. Sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin cũng được chứng minh là rất quan trọng đối với khía

15

cạnh này. Điều này đánh giá sự bền vững chủ yếu mang tính môi trường

• Marketing và phân phối sản phẩm: Với mục đích đánh giá về khía cạnh kinh tế, điều này tập trung vào chính sách bán hàng và phân phối của các công ty cho sản phẩm, phát triển nhãn mác bao bì, chiến lược quảng bá, phát triển chiến lược về vòng đời sản phẩm... Đồng thời, cũng phải nâng cao thái độ và nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm bền vững. Bên cạnh đó, nhân tố này cũng đề cập đến các vấn đề về tính cạnh tranh trong và ngoài nước, vấn đề xuất khẩu để tạo được thương hiệu vững chắc trên thị trường.

• Quản lý môi trường: Điều này giúp kiểm tra các yếu tố quan trọng liên quan đến quản lý môi trường để giảm các tác động tiêu cực. Nó tập trung quan tâm đến sự đa dạng sinh học, chất lượng đất, tài nguyên thiên nhiên, sự thay đổi khí hậu, chất lượng không khí và nguồn nước, đồng thời giảm phát thải trong các hoạt động sản xuất cũng như vận tải. Quản lý việc xử lý chất thải, kiểm soát nguồn và lượng nước tiêu thụ cho tưới tiêu đông thời sử dụng hệ thống tiết kiệm năng lượng cũng nhận được rất nhiều sự chú ý . Khía cạnh này đánh giá sự bền vững mang tính môi trường.

• Logistics ngược: Điều này liên quan đến việc tái chế sản phẩm và các ngyên liệu đi kèm như bao bì, thùng đóng gói thậm chí là các sản phẩm lỗi, hỏng đồng thời sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Điều này vừa giúp giảm số lượng rác thải ra môi trường, vừa có thể giảm thiểu chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tính toán thật kỹ lưỡng các phương án thu hồi cũng như lưu kho để cân bằng lợi ích của doanh nghiệp cũng như cộng đồng. Điều này đo lường sự hiểu quả của bền vững mang tính kinh tế.

• Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Điều này liên quan đến sự hài hòa của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và nhân lực địa phương để giải quyết sự bất bình đẳng, giảm thiểu sự nghèo khó và nâng cao trình độ học vấn của xã hội. Điều này đánh giá yếu tố bền vững xã hội

b. Các nhân tố bên ngoài

• Các chính sách, quy định, hướng dẫn của chính phủ: Các quy định của chính phủ về việc phát triển bền vững như xử lý rác thải, khuyến khích sử dụng các

sản phẩm sinh học thân thiện với mô trường... đều hướng tới các yếu tố như môi trường, kinh tế, xã hội.

• Các chương trình phát triển bền vững: Hiện nay có rất nhiều các chương trình được xây dựng với mục đích phát triển bền vững. Khi tham gia các chương trình này, các doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ, đồng thời sẽ được giám sát nghiêm ngặt các hoạt động trong chuỗi giá trị. Gía thành các sản phẩm đạt chứng chỉ bền vững cũng sẽ cao hơn so với các sản phẩm thông thường.

• Tác động của môi trường: Sự thay đổi khí hậu, hạn hán, hạn mặn, nóng lên toàn cầu cũng đang có những tác động không nhỏ tới việc sản xuất cà phê.

1.2. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH CÀ PHÊ

1.2.1. Tổng quan về ngành công nghiệp cà phê

Cà phê là một ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời, với những dấu hiệu cho thấy nó bắt đầu từ thế kỷ thứ 15, khi mà Ethiopia - quê hương của cà phê đã xuất khẩu mặt hàng này sang đất nước Yemen. Sau đó, việc buôn bán cà phê nhanh chóng được mở rộng tại Ai Cập và Đế quốc Ottoman. Việc buôn bán này còn phát triển vượt trội hơn giữa Đế quốc Ottoman và Cộng hóa Venezia, điều đó đã đưa cà phê sang Châu Âu, mở rộng mặt hàng này đến khắp các quốc gia lớn mạnh như Anh, Pháp, Đức, Áo và Hà Lan. Với sự mở rộng thuộc địa của các nước Châu Âu, cà phê đã được giới thiệu rộng rãi tại các nước Mỹ Latinh và Châu Á, sau đó sớm trở thành ngành công nghiệp quan trọng tại các quốc gia thuộc địa này, đặc biệt là Nam Mỹ và Ản Độ. Ngành công nghiệp cà phê cũng đã đẩy mạnh sự gia tăng số lượng nô lệ tại các nước Nam Mỹ. Ngày nay, các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu vẫn nằm ở Nam Mỹ, điển hình như Brazil với tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 4,3 tỷ USD, chiếm gần 15% thị phần toàn cầu (theo ITC 2018).

Cà phê thường được sản xuất và chế biến bởi các quốc gia đang phát triển (90%), được tiêu thụ nhiều hơn bởi các quốc gia phát triển. Mặc dù có nhiều mẫu mã, mầu sắc cũng như hương vị, nhưng chỉ có hai loại cà phê chính được trồng thương mại là cà phê chè (arabica coffee) và cà phê vối (rosbuta coffee). Bên cạnh đó còn có một số loại được trồng nhưng ít phổ biến hơn là cà phê mít (liberica coffee) và cà phê xanh (green coffee). Cà phê chè được trồng chủ yếu ở các nước Mỹ La Tinh, Đông Phi, các tiểu vương quốc Ả Rập và Châu Á. Còn cà phê vối lại được trồng rộng rãi chủ yếu ở Tây và Trung Phi, Đông Nam Á và Brazil. Brazil cũng là quốc gia trồng và sản xuất cà

17

phê xanh lớn nhất thế giới, sau đó tới Việt Nam, Indonesia và Ethiopia. Cà phê chè hiện nay được trồng rộng rãi nhất với khoảng 70% diện tích trồng cà phê trên toàn thế giới, và nó cũng được đánh giá là loại cà phê có mùi thơm quyến rũ hơn và được yêu thích hơn. Cà phê vối thì cứng hơn và cũng có giá thành rẻ hơn, thường được sử dụng cho cà phê hòa tan. Do đó trên thị trường, cà phê chè cũng có giá bán cao hơn so với cà phê vối (chênh lệch có thể lên tới gấp 2 lần). Tuy nhiên, cà phê mà mọi người đang uống ngày nay thường được pha trộn giữa hai loại cà phê trên theo một tỷ lệ nhất định để cho ra được một hương vị cân bằng, thơm ngon hơn.

Cà phê hiện nay được công nhận là loại đồ uống phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới với mức độ tiêu thụ khoảng hơn 500 tỷ cốc mỗi năm và được trồng tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới. Với giá trị thương mại lên tới 100 tỷ, tạo công ăn việc làm cho hơn 25 triệu người dân, cà phê trở thành mặt hàng có giá trị thương mại đứng thứ hai trên toàn thế giới, chỉ đứng sau dầu thô. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Mỹ với 18% thị phần, tiếp sau là Đức, Pháp, Ý và Hà Lan với tổng giá trị nhập khẩu toàn thế giới lên tới hơn 31 tỷ USD (ITC 2018). Đi liền với nó, tổng giá trị xuất khẩu cũng lên tới gần 31 tỷ USD (ITC 2018), đứng đầu là Brazil, ngay sau đó là Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu lên tới gần 2,9 tỷ USD, chiếm 9,4% thị phần toàn thế giới.

Ngành công nghiệp cà phê đã và đang gây ra rất nhiều các vấn đề về môi trường, kinh tế, xã hội, con người và thậm chí là cả đạo đức. Do đó, rất nhiều các đạo luật quốc tế đã được ban hành để giám sát việc sản xuất, chế biến và giao thương mặt hàng này. Trong quá khứ, việc phát triển ngành công nghiệp cà phê được coi là một trong các nguyên nhân làm gia tăng số lượng nô lệ. Còn ngày nay, do cà phê được sản xuất chủ yếu tại các quốc gia đang phát triển với những điều kiện làm việc nghèo nàn và không được kiểm soát, việc lạm dụng lao động trẻ em và bóc lột sức lao động của người nông dân trong quá trình thương mại vẫn rất phổ biến. Các tổ chức quyền con người quốc tế đã kêu gọi các luật lệ nhiều hơn và kêu gọi người dân tham gia vào trồng cà phê thương mại bình đẳng. Hơn thế nữa, việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong canh tác cà phê đã gây ra nhiều hiện tượng cháy và chặt phá rừng, suy thoái đất và nguồn nước, hủy hoại môi trường sống xung quanh. Theo quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên, trong 50 quốc gia có tỷ lệ chặt phá rừng lớn nhất từ năm 1990 đến năm 1995, 37 trong số đó là các quốc gia sản xuất cà phê. Do đó, các nhà hoạt động vì môi trường đã và đang kêu gọi mang các phương pháp canh tác cà phê truyền thống trở lại.

Con người Môi trường Lợi ích kinh tế Sự quản lý Canh tác và chế biến - Điều kiện làm việc nghèo nàn - Điều kiện sống nghèo - Chặt phá rừng - Phá hủy môi trường sống - Ô nhiễm do thuốc trừ - Có thể không tiêu thụ trước khi quá hạn - Khủng hoảng cà phê: - Ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ thế giới khuyến khích thương

1.2.2. Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp cà phê

Chuỗi giá trị toàn cầu của cà phê có thể chia thành bốn giai đoạn cơ bản: Canh tác, chế biến, rang xay và tiêu thụ. Mỗi giai đoạn trong chuỗi sẽ có các yếu tố môi trường, xã hội, kinh tế và quản trị đều ảnh hưởng tới sự bền vững tương lai của hạt cà phê. Với yếu tố toàn cầu của chuỗi giá trị cà phê, nó sẽ gắn liền với các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp, cá nhân tại các quốc gia khác nhau.

Chuỗi giá trị cà phê bắt đầu từ công đoạn canh tác bao gồm trồng cây cà phê, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, tưới tiêu và cuối cùng là thu hoạch quả cà phê. Sau quá trình canh tác, sau khi được hái, quả cà phê sẽ được phân loại, những quả chưa đủ chất lượng sẽ bị loại bỏ. Công đoạn tiếp theo sẽ là chế biến quả cà phê bằng cách ủ, hoặc hiện đại hơn sẽ là sấy để lấy được hạt cả phê xanh. Hiện nay có hai cách để sấy cà phê đó là sấy lạnh và sấy phun và sấy lạnh được đánh giá là sẽ cho hạt cà phê có hương vị tốt hơn. Sau đó, một loạt các công đoạn bổ trợ sẽ được thực hiện làm tăng thêm giá trị cho hạt cà phê như đánh bóng, lựa chọn, rửa và làm khô. Những công đoạn bổ trợ trên đều được thực hiện để tiến hành công đoạn chính tiếp theo là rang. Sau khi rang và đóng gói, cà phê hạt đã có thể sẵn sàng được bán ra, xuất khẩu và tiêu thụ. Ngoài ra, hạt cà phê còn có thể được xay, pha trộn để đóng thành những gói cà phê hòa tan dùng trực tiếp.

Các công đoạn như canh tác và xử lý mang lại giá trị gia tăng thấp hơn thường được thực hiện tại các quốc gia sản xuất mà thường là các quốc gia đang phát triển. Còn các giai đoạn như rang xay, tiêu thụ mang lại giá trị gia tăng cao hơn thì thường được thực hiện tại các quốc gia tiêu thụ. Bên cạnh đó, các công đoạn trên cũng đem lại khá nhiều tác động tới con người, môi trường, kinh tế, thể hiện ở bảng sau:

Rang xay - Gây ô nhiễm không khí và độc hại cho sức khỏe cộng đồng - Ô nhiễm không khí từ việc đốt khí ga - Có thể đem lại lợi nhuận cao hơn

do thường mua từ những người nông dân với giá thấp - Tiêu chuẩn khí thải của EPA rất đa dạng - Có rất nhiều tiêu chuẩn hiện

Tiêu dùng - Bao bì hoặc các cốc dùng một lần thường được làm từ những nguyên liệu khó tái chế, khi thải ra môi trường sẽ rất khó - Các quy định của FDA rất nghiêm ngặt khi nói tới vấn đề tái chế, điều này có mối liên hệ trực tiếp tới sản phẩm cà phê

Organic v 4C v vv v v Rainforest Alliance vv v Bird-friendly vv UTZ Cirtified v v v Starbucks C.A.F.E v v v vv Fairtrade vv v (Nguồn: Internet) Trong chuỗi giá trị toàn cầu này, có rất nhiều đối tượng tham gia như: các đại lý địa phương thu mua quả cà phê từ những hộ nuôi trồng nhỏ lẻ, những nhà bán buôn với chức năng có thể như một người bán trực tiếp vào thị trường nội địa hoặc xuất/nhập khẩu hạt cà phê, nhà rang xay, các nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Trong số này, nhà rang xay thường có mức độ ảnh hưởng cũng như lợi nhuận cao nhất. Họ có thể kiểm soát các nhà thương nhân quốc tế do nguồn cung đầu vào quá lớn, độ tập trung thị trường, tỷ lệ pha trộn ngày càng linh hoạt, và đặc biệt là họ áp dụng chiến lược “Quản lý hàng tồn kho bởi nhà cung cấp”. Với chiến lược này, một phần hàng tồn kho sẽ được chuyển cho các thương nhân, từ đó các thương nhân này sẽ chịu luôn rất nhiều rủi ro thay cho nhà rang xay.

1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ

CỦA

NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÀ PHÊ

Cho đến nay, trong cộng đồng ngành công nghiệp cà phê đã có tới hơn 20 chương trình cấp chứng chỉ bền vững, trong số đó nổi bật lên như : Chứng chỉ Orgianic (Organic coffee), 4C (Common code for coffee community), Chứng nhận cà phê thương mại bình đẳng (Fair trade coffee), Liên minh rừng mưa (Rainforest Alliance), Cà phê tốt (UTZ certified) hay Chứng nhận cà phê trồng dưới bóng râm (Shade-Grown coffee). Tuy nhiên, trong số những chương trình lớn như này, thì những người quan tâm đến nó hiện chỉ đang chiếm một số lượng rất nhỏ. Bên cạnh đó, tùy theo khu vực mà số chứng chỉ khác sẽ được áp dụng cho cộng đồng sản xuất cà phê tại khu vực ấy. Các chương trình trên tuy nội dung, cách tiếp cận có khác nhau nhưng có chung một mục tiêu là phát triển cà phê bền vững. Mức độ quan trọng đối với các yếu tố môi trường, xã hội, kinh tế, chất lượng trong một số chương trình phát triển cà phê bền vững chủ yếu được thể hiện ở bảng dưới.Bảng 1.4: Các tiêu chuẩn trong các chứng chỉ cà phê phổ biến

v: Mức độ quan trọng; vv: mức độ rất quan trọng

(Nguồn: Nguyen GNT. and Tapan S.) Việt Nam hiện nay có hai chứng chỉ cà phê phổ biến nhất là 4C (với khoảng 123.637 ha được chứng nhận tính đến năm 2017) và Cà phê tốt (với khoảng 43.929 ha được chứng nhận tính đến năm 2017) với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt cả về môi

trường, xã hội, kinh tế và chất lượng. Trong thập kỷ vừa qua, chứng chỉ 4C là một trong những chứng chỉ phát triển mạnh mẽ nhất với tốc độ tăng trưởng khoảng 11,3%. Chứng chỉ này bao hàm tất cả các tiêu chuẩn với một mức độ quan trọng là môi trường, kinh tế, chất lượng và đặc biệt quan trọng với tiêu chuẩn xã hội. Bài viết này tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu về chứng chỉ 4C và thực trạng ngành nông nghiệp cà phê Việt Nam với chứng chỉ này.

4C - Commoon code for coffee community là một bộ quy tắc ứng xử chung và tự nguyện cho cộng đồng cà phê do Hiệp hội cà phê Đức và Cơ quan phát triển quốc tế

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25)