2.2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA
2.2.2 Công đoạn canh tác
Công đoạn canh tác chủ yếu được thực hiện tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt nam nhờ có nguồn lao động giá rẻ dồi dào. Theo nghiên cứu của D’Heze và cộng sự năm 2013, mặc dù có rất nhiều kinh nghiệm trong canh tác cà phê, nhưng cuộc sống người người nông dân Việt Nam lại chưa có nhiều cải thiện đáng kể do mức rủi ro cao trong điều kiện sản xuất cũng như thị trường. Tuy tạo ra được ít giá trị gia tăng nhất trong chuỗi giá trị, nhưng đây cũng được coi là công đoạn rất quan trọng, góp phần quyết định chất lượng hạt cà phê. Công đoạn này cũng được các
chương trình bền vững trong đó có 4C chú ý nhiều nhất do có thể tác động tới tất cả các yêu cầu về tiêu chuẩn như môi trường, xã hội, quản lý, chất lượng và đạo đức.
- Tiêu chuẩn về môi trường:
Một thực trạng đáng buồn trong ngành nông nghiệp nói riêng và các ngành công nghiệp sản xuất nói chung, vẫn có một bộ phận người dân với tư tưởng tập trung vào nâng cao năng suất, sản lượng mà chưa tập trung nhiều vào việc nâng cao chất lượng. Hiện này, với giá thành tương đối rẻ, thuận tiện sử dụng, hiệu quả cao và tâm lý muốn nâng cao năng suất, người nông dân đang lạm dụng các sản phầm phân bón cũng như thuốc trừ sâu hóa học. Việc lạm dụng này làm cho thuốc trừ sâu và phân bón hóa học tồn tại trong đất, nước, không khí gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Ngoài việc gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu còn tồn tại trong môi trường là tác nhân sản sinh ra những cá thể sâu bệnh kháng thuốc và rất khó để tiêu diệt. Theo khảo sát của Giang N.T. Nguyen và Tapan Sarker năm 2018 với 137 hộ nông dân sản xuất cà phê cả nhỏ, vừa và lớn, 57,7% trong số họ (79 trong số 137) thừa nhận sử dụng cả phân hữu cơ và phân hóa học, và chỉ 38,7% (53 trong số 137) nói rằng họ chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, cùng với đó, 70,1 % người tham gia khảo sát (96 trong số 137) thừa nhận rằng học đã sử dụng lượng lớn thuốc trừ sâu để kiểm soát sâu bệnh trong canh tác cà phê. Việc dư lượng thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật thậm chí tồn tại trên cả quả cà phê, làm giảm giá trị và rất khó để xuất khẩu sang những quốc gia lớn với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Cũng theo cuộc khảo sát, những người nông dân sản xuất được cấp các chứng chỉ bền vững thường sử dụng ít thuốc trừ sâu để kiểm soát sâu bệnh hơn những người không có chứng chỉ. Và người ta cũng tin rằng nếu nông dân sản xuất tham gia các chương trình chứng nhận cà phê bền vững, việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu bệnh sẽ được kiểm soát và quản lý đúng cách do người nông dân sẽ được đào tạo và giáo dục về lợi ích của việc thực hiện canh tác bền vững và an toàn.
Bảng 2.8: Mối quan hệ giữa việc sở hữu chứng nhận bền vững và sử dụng thuốc trừ sâu
trừ sâu
Có sở hữu Không sở hữu
Không sử dụng 29 12 41
Có sử dụng 37 59 96
45
Hiện nay, với các phương tiện truyền thông hiện đại, các thông tin về canh tác phần lớn đã được đưa tới cho người nông dân. Ket hợp với các chính sách, khuyến khích của các cơ quan lãnh đạo, người dân sản xuất đã bắt tay vào việc chuyển hướng sản xuất theo phương pháp hữu cơ, bền vững. Đặc biệt ở các khu vực như Buôn Ma Thuật, Cầu Đất, Sơn La, các hộ nông dân đã dần thay thế phân bón hóa học bằng phân bón hữu cơ bằng phân chuồng ủ cũng như tận dụng các phê phẩm từ thải ra từ quả cà phê nên đã giảm được rất lớn chi phí sản xuất đầu vào đồng thời bảo vệ được môi trường và sức khỏe người dân nơi đây. Các nhà vườn cũng đanh áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng và dịch hại tổng hợp để hạn chế sâu bệnh, nếu có sử dụng thuốc chống sâu bệnh thì cũng là các chế phẩm có nguồn gốc sinh học.
Từ xa xưa, không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới đã sử dụng các phương pháp canh tác “du canh du cư” - người dân khai phá rừng để trồng trọt, thường là trồng các cây nông nghiệp để cho lương thực, sau khi đất đã hết màu mỡ thì họ chuyển đi và công việc lại lặp lại. Và việc khai phá rừng thường bằng phương pháp đốt, do thời gian sẽ nhanh hơn và không tốn công sức. Tuy nhiên, tất cả các hình thức chặt phá rừng đều đi ngược lại với các tiêu chí bền vững, vì không những làm giảm diện tích rừng, đồng thời đất đai tại các khu vực đó sẽ nhanh chóng bị xói mòn do không có các biện pháp phục hồi sau thời gian dài canh tác. Tại Việt Nam hiện nay, với việc truyền thông cho người dân đồng thời có các hoạt động bảo vệ, hiện tượng phá rừng trồng cây nông nghiệp đã giảm một cách đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp cá biệt, đặc biệt trong thời kỳ trồng cà phê đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Ghi nhận tại Tây Nguyên, Lâm Đồng là những địa phương đã có hiện tượng tái diễn nạn chặt phá rừng. Đây sẽ là một bài toán khó cho đảng và nhà nước trong công cuộc đưa người dân tham gia vào việc định canh định cư, bảo vệ tài nguyên rừng.
So với các giống cây nông nghiệp khác, cà phê được coi là một trong những giống cây cho giá trị sản lượng cao nhất. Như đã trình bày ở trên, quan niệm của người dân sản xuất vẫn là tập trung vào việc gia tăng sản lượng, do đó canh tác theo hình thức thâm canh. Tuy nhiên, việc thâm canh cà phê mà thiếu cây bóng mát với bộ rễ lớn khiến cho đất dễ bị suy thoái và xói mòn. Bên cạnh đó, việc trồng xen kẽ các cây bóng râm trong vườn cà phê sẽ giúp điều hòa độ ẩm khu vườn, giúp quả cà phê phát triển tốt hơn. Rất nhiều các chương trình chứng nhận cà phê đã yêu cầu điều này như 4C, chứng nhận cà phê dưới bóng râm (shade-grown coffee). Cũng theo khảo sát của
Giang N.T. Nguyen và Tapan Sarker năm 2018, gần 60% người tham gia khảo sát cho biết họ đã đa dạng hóa vườn cà phê của họ với các giống cây nông nghiệp khác như bơ, sầu riêng, điều, hồ tiêu.
Khảo sát trên còn đưa ra một số liệu khoảng 73,7% (101 trong số 137 người tham gia) cho biết họ phải tự xử lý chất thải rắn thay vì chờ đợi các công ty địa phương đến thu gom nó, và với sự thiếu hụt các trang thiết bị để xử lý chất thải, đây sẽ là một tác động tiêu cực đến môi trường như là ô nhiễm và suy thoái nguồn đất. Mặt khác, những người thu gom và giám sát địa phương từ các công ty chế biến cà phê đã thừa nhận rằng họ không chú ý đến việc xử lý chất thải mặc dù các công ty luôn công bố rằng họ luôn tuân thủ nghiêm ngặt việc xử lý chất thải theo hướng dẫn và quy định của chính phủ Việt Nam. Với việc tham gia các chương trình cà phê bền vững, quy trình xử lý chất thải sẽ được các kiểm soát một cách chặt chẽ hơn. Kết hợp với các khóa đào tạo và tuyên truyền, việc xử lý chất thải không theo quy trình tại các hộ nông dân sản xuất cũng như các doanh nghiệp sẽ được chấm dứt.
Ngoài các vấn đề về canh tác như đã kể trên, ngành công nghiệp cà phê cũng phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Thời tiết hiện nay đang thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, nhiệt độ ngày càng gia tăng gây ra tình trạng hạn hán. Khu vực Đồng bằng sông cửu long thì xảy ra tình trạng ngập mặn nên thiếu nước tưới tiêu, ảnh hưởng trầm trọng đến năng suất cũng như chất lượng nông sản nói chung và cây cà phê nói riêng. Cũng trong khảo sát của Giang N.T. Nguyen và Tapan Sarker năm 2018, có tới 47,4% (65 trong số 137 người tham gia) xác nhận họ phải trải qua vấn đề xói mòn đất trong năm canh tác vừa qua và 65,7% (90 trong số 137 người) cho biết họ bị thiếu nước tưới tiêu trong thời gian canh tác. Hiện nay, các hộ nông dân đang áp dụng nhiều phương pháp để khắc phục những vấn đề này như tích trữ nước, sử dụng các giống cây cần tưới ít, hay việc sử dụng các hệ thống tưới nước nhỏ giọt, giúp tiết kiệm nước.
- Tiêu chuẩn về xã hội:
Từ xa xưa, khi các nhà truyền giáo người Pháp đem cây cà phê đến Việt Nam, các đồn điền cà phê được mở lên. Những người dân Việt Nam khi đó bị ép vào các đồn điền này, làm việc với tần suất cực lớn, điều kiện làm việc thì nghèo nàn. Ngày nay, xã hội phát triển, quyền con người được thực thi thì công việc của mọi người cũng dễ chịu hơn. Tuy nhiên, vẫn còn đó những tồn tại mà chính người chủ những vườn cà phê cũng thấy khó giải quyết. Tại thành phố Buôn Ma Thuật, thống kê cho
Sở hữu chứng chỉ
hần trăm bán cà phê trực tiếp Tổng 0-30% 30-50% 50-70% 70-100%
47
thấy trồng cà phê là nguồn thu nhập chính của gần 90% các hộ canh tác tại đây. Các gia đình tại đây trung bình có một đến ba thành viên, bao gồm một đến hai trẻ đang ở độ tuổi đi học, đều trông cậy vào doanh thu từ vườn cà phê. Cũng theo khảo sát của Giang N.T. Nguyen và Tapan Sarker năm 2018, có tới 86,1% nông dân cho biết họ phải làm việc từ 8 đến 12 tiếng mỗi ngày để chăm sóc vườn cà phê. Hơn thế nữa, tại các hộ canh tác cà phê mà sử dụng thuốc trừ sâu cũng như các chế phẩm sinh học đều khiến môi trường làm việc trở nên thiếu an toàn. Ghi nhận tại tỉnh Sơn La từ trước năm 2017, có rất nhiều trường hơp người nông dân bị phơi nhiễm hóa chất trong quá trình sử dụng các sản phẩm phân bón hay thuốc trừ sâu hóa học. Không chỉ những người trực tiếp sử dụng mà còn cả những hộ dân xung quanh cũng có nguy cơ phơi nhiễm do dư lượng hóa chất còn tồn tại trong môi trường này. Cũng theo những cuộc khảo sát trên, phần lớn người dân canh tác cà phê đều đã hoàn thành chương trình giáo dục từ cấp trung học trở lên. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy họ có một cơ sở tốt để tìm hiểu các phương pháp canh tác tiên tiến mới để tham gia vào các chương trình chứng nhận.
- Tiêu chuẩn về quản lý:
Theo tính toán của WASI, tính đến năm 2017, có tới 198.000ha cà phê trên 20 năm tuổi, chiếm khoảng hơn 30%. Những cây cà phê già cỗi như vậy sẽ cho năng suất không được cao, chất lượng quả cà phê cũng không được đồng đều. Việc tái canh cũng đang trong quá trình thực hiện theo đề án tái canh cây cà phê gia đoạn 2014-2020. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng sẽ tái canh 45.600ha, tỉnh Đắk Lắk là 29.600ha, Đắc Nông là 24.500ha, Gia Lai là 17.800ha và Kon Tum là 2.500ha. Tuy nhiên, số liệu từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tính tới năm 2018, mới có 20.500ha được thực hiện trong khi số cây già cỗi đang ngày một tăng nhanh. Nguyên nhân của vấn đề này được ghi nhận chủ yếu là do người dân gặp khó khăn về vấn đề tài chính, nguồn giống cũng như kỹ thuật canh tác. Mặc dù, chính phủ đã có các chương trình hỗ trợ tài chính, nhưng tỷ lệ người dân tiếp cận được với các chương trình này còn thấp. Bên cạnh đó, có rất ít các chính sách cũng như chương trình hỗ trợ người dân về giống cây trồng chất lượng, mà có tới 40% hộ nông dân sử dụng các giống cây trôi nổi, chất lượng kém. Chưa kể, sau khi tái canh thì phải mất 5 năm, cây cà phê mới cho thu nhập ổn định nên nhiều hộ chưa thể tái canh toàn bộ, đặc biệt là các hộ có nguồn thu nhập chủ yếu từ vườn cà phê.
48
Một điểm yếu của ngành cà phê ViệtNam hiện nay là có tới 95% người trồng cà phê là các hộ gia đình nhỏ lẻ. Do đó, để quả cà phê đến được các công ty chế biến, rang xay thì cần phải qua khâu trung gian, đó là các nhà thu mua địa phương. Đây
cũng là một trong những lý do khiến người nông dân tạo được giá trị gia tăng thấp.
Việc không được tiếp xúc với các nhà rang xay hoặc chế biến sâu, cũng như người tiêu dùng cuối cùng mà phải thông qua các nhà thu mua địa phương, các hộ sản xuất thường sẽ có năng lực đàm phán thấp, dễ bị ép giá. Một số nghiên cứu gần đây tại thành phố Buôn Ma Thuật cho thấy các nhà máy chế biến cà phê tại đây hầu hết nhập sản phẩm từ các nhà thu mua địa phương. Các công ty này cũng cho biết, giá mua của các nhà thu gom địa phương cao hơn so với mua trực tiếp tại vườn. Tuy nhiên do phần lớn người trồng cà phê là các hộ gia đình nhỏ, nên nếu trực tiếp đi thu gom thì doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian và chi phí hơn, do đó họ chấp nhận đi qua khâu trung gian. Bên cạnh đó, các công ty chế biến này cũng bật mý rằng, đối với những hộ dân sản xuất cà phê được cấp chứng chỉ bền vững, họ thường xuống vườn để kiểm tra quá trình canh tác và thu mua trực tiếp tại vườn nhiều hơn so với những hộ không đượcBảng 2.9: Mối quan hệ giữa sở hữu chứng chỉ bền vững và việc bán trực tiếp
Tổng 66 17 23 31 137 Được kiểm tra canh tác và chất l ượng thường xuyên Tổng ______________0______ 1-2 lần/vụ 3-5 lần/vụ >5 lần/vụ
Sở hữu Có sở hữu 2______ 12________ 38_________ 14_______ 66
chứng chỉ Không sở hữu 25_____ 40________ _6_________ _0________ 71______
Tổng 27_____ 52________ 44________ 14_______ 137
(Nguồn: Nguyen GNT. and Tapan S.)
(Nguồn: Nguyen GNT. and Tapan S.)
- Tiêu chuẩn về chất lượng:
Như chúng ta đã biết, các hộ canh tác cà phê tại Việt Nam chủ yếu dưới dạng vừa và nhỏ lẻ, sản lượng chưa lớn. Với việc hiện nay đã có các máy móc thiết bị hỗ trợ việc thu hoạch, nên người nông dân có xu hướng thu hoạch một loạt bất chấp việc các quả cà phê có độ chín chưa đồng đều. Quả cà phê được hái theo quy trình phải đạt đủ
các tiêu chuẩn về màu sắc, kích thước hay hương thơm. Việc thu hoạch quả cà phê với độ chín không đồng đều sẽ làm giảm chất lượng thành phẩm, thường sẽ được thu mua với giá thấp bởi các nhà thu mua địa phương. Sau khi thu hoạch, công đoạn tiếp theo mà các hộ canh tác làm sẽ là sơ chế, chủ yếu là phơi và ủ. Hiện nay cũng do điều kiện cơ sở vật chất chưa cho phép, các hộ dân vẫn thường phơi trực tiếp dưới nền đất, thiếu vệ sinh. Đây cũng là một yếu tố làm giảm giá trị quả cà phê.
Năng suất trung bình cà phê tại Việt Nam là 2,6 tấn/ha, trong đó thì tại Đắk Lắk chỉ đạt 2,4 tấn/ha một phần là do khu vực này đang áp dụng tính bền vững trong canh tác. Đắk Lắk đã triển khai mô hình đa dạng hóa hệ sinh thái, hạn chế phương pháp thâm canh bằng việc trồng xen lẫn một số cây ăn quả lâu năm như bơ, sầu riêng, hồ tiêu. Các công đoạn như làm cỏ, cắt tỉa chồi, nhánh cây hầu như được làm thủ công. Việc thu hoạch quả cũng được thực hiện thủ công và rất kịp thời, dẫn tới tránh được hiện tượng quả chín không đồng đều. Sau khi thu hoạch, người dân cũng sẽ phát quang, thu dọn hết tàn dư trên khu vực canh tác, nên hạn chế được các dư lượng thuốc có hại cũng như sâu bệnh. Đắk Lắk luôn là khu vực tiên phong trong vấn đề canh tác và sản xuất bền vững. Do đó, tình hình kinh tế người dân ở đây rất đồng đều, an sinh xã hội cũng ổn định hơn các khu vực khác.
Như đã phân tích ở các phần trên, công đoạn canh tác là công đoạn mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị cà phê. Đồng thời Việt Nam hiện lại đang canh