3.2. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CÀPHÊ
3.2.7. Triển khai hiệu quả các chương trình giống cây trồng
Số lượng cây cà phê già cỗi, cho năng suất và chất lượng kém đang ngày một tăng lên. Các chương trình tái canh đã và đang được triển khai, tuy nhiên tốc độ thực hiện đã chậm hơn so với dự tính rất nhiều. Nguyên nhân chính được cho là về vốn, do người dân thiếu vốn, tìm kiếm tới các gói hỗ trợ nhưng quy trình rườm rà và còn nhiều vướng mắc. Ngoài ra, cây cà phê là thu nhập chính của nhiều hộ dân, mà tái canh sẽ mất trung bình 5 năm mới cho lợi nhuận nên người dân chưa thực sự mặn mà trong các chương trình này. Nguyên nhân nữa là các giống cây trồng chất lượng hiện nay chưa đảm bảo được cho nhu cầu của đại đa số người dân. Đã có các chương trình thí nghiệm, cung cấp giống cây trồng nhưng còn nhỏ lẻ.
Để các hoạt động tái canh diễn ra thuận lợi, việc đầu tiên cần cải thiện là các gói hỗ trợ vốn cho người nông dân. Các chính sách vốn cần cải thiện ra sao, tác giả đã trình bày tại mục b phần này. Bên cạnh đó, cần triển khai hiệu quả các chương trình về cây giống. Cần tích cực nghiên cứu đồng thời phải chuyển giao nhanh vào sản xuất các loại giống có năng suất, chất lượng và độ đồng đều cao. Kết hợp với nó là các biện pháp ghép cành ngay trực tiếp tại vườn. Đồng thời kết hợp các chương trình đào tạo về phương pháp, kỹ thuật canh tác các giống mới, phương pháp chiết cành, ghép cành,... Tổ chức các hợp tác xã, trung tâm nhân giống tại địa phương, khu vực, nơi có nhiều hộ
72
dân canh tác. Đây sẽ vừa là đầu mối nghiên cứu, vừa là nơi tiếp nhận giống cây từ các cấp cao hơn để phân phối cho từng hộ dân. Ngoài việc nghiên cứu, những giống cây có sẵn, năng suất tốt và được nhà nước công nhận cũng phải được phân phối rộng rãi cho các hộ dân.