2.2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA
2.2.3 Hoạt động chế biến và rang xay
Sau quá trình canh tác, hạt cà phê sẽ được thu hoạch để bán cho các nhà chế biến cũng như rang xay. Đây là khâu thâm dụng khoa học kỹ thuật và máy móc thiết bị. Các nước tham gia vào công đoạn này trong chuỗi giá trị thường là các nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển như Mỹ, Đức, Bỉ, Y,... Đây là khâu mang lại giá trị gia tăng khá lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Công đoạn này có các yếu tố trong chứng chỉ 4C như môi trường, xã hội, quản lý, chất lượng và đạo đức.
- Tiêu chuẩn về môi trường:
Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà các nước khác trên toàn thế giới cũng đã ban hành rất nhiều các đạo luật về xử lý rác thải, đồng thời có những hình phạt đối với các đối tượng không tuân thủ. Trong cuộc khảo sát tại thành phố Buôn Ma Thuật của Giang N.T Nguyễn và Tapan Sarker năm 2018, những người thu gom và giám sát địa phương từ các công ty chế biến cà phê thừa nhận rằng họ đã không chú ý đủ đến ban quản lý chất thải, mặc dù họ luôn nói rằng đã tuân thủ nghiêm ngặt việc xử lý chất thải theo hướng dẫn và quy định của chính phủ Việt Nam hiện nay. Chất thải khi chưa qua xử lý, hoặc xử lý không đúng quy trình mà đưa ra môi trường sẽ gây hậu quả ô nhiễm vô cùng nặng nề. Môi trường ô nhiễm thì trong ngắn hạn, người chịu đựng chính là những người lao động trong doanh nghiệp và những hộ dân xung quanh. Vấn đề này không những tác động tới các tiêu chuẩn về môi trường, mà còn tác động cả tới các tiêu chuẩn đạo đức khi không tuân thủ những quy định của quốc gia sở tại về xử lý chất thải.
Trong thời buổi môi trường đang chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề từ các hoạt động sản xuất, thì việc áp dụng logistic ngược trong quá trình tái chế rác thải cũng như các sản phẩm lỗi, chưa đạt tiêu chuẩn là vô cùng quan trọng. Đây là tiền đề để tạo ra được mỗi chuỗi giá trị cũng như một chuỗi cung ứng xanh. Hiện nay, vấn đề logistic ngược tại các doanh nghiệp rang xay hoặc các hộ nông dân sản xuất chủ yếu được thực hiện bằng chính kinh nghiệm của họ, chứ không có sự đào tạo hay hỗ trợ nào cả. Hoạt động logistic ngược được chú ý nhất trong các doanh nghiệp này là việc thu hồi, tái
chế các bao tải chuyên dụng. Các công ty hiện đang quan tâm nhiều tới các chính sách tái sử dụng, do đó họ vẫn thường sử dụng các bao tải nhựa PVC thay vì sử dụng các gói được làm từ nguyên liệu thân thiện với môi trường do những ưu điểm của nó như nhẹ, không thấm nước và khá bền. Một dấu hiệu tích cực trong vấn đề này là các công ty trong cuộc khảo sát phát biểu rằng họ đang lên các kế hoạch đào tạo để hướng dẫn người nông dân cũng như các nhà thu mua địa phương áp dụng các chuỗi cung ứng xanh và logistic ngược một cách hiệu quả. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đang lên kế hoạch thay đổi dần các bao bì của sản phẩm cuối cùng từ nguyên liệu là nhựa PVC thành giấy và các nguyên liệu có thể tái chế từ năm 2020 trở đi.
- Tiêu chuẩn về xã hội:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển bền vững, cũng như đánh giá được rằng cà phê được chứng nhận có giá thành cao hơn 15-20% so với cà phê bình thường, các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp cũng như nhà thu mua địa phương đang hỗ trợ cho những người nông dân bản địa có thể đạt được chứng chỉ bền vững. Một dấu hiệu tích cực trong cuộc khảo sát của Giang N.T. Nguyen và Tapan Sarker năm 2018 đối với 137 hộ sản xuất thì có tới 132 hộ (96,4%) cho rằng họ sẵn sàng đầu tư hơn 10 triệu VNĐ để có thể cải thiện phương pháp canh tác và nhận các giấy chứng nhận về cà phê bền vững. Tại thành phố Buôn Ma Thuật - thủ phủ cà phê Việt Nam, cũng đã tổ chức nhiều khóa đào tạo miễn phí cho nông dân về việc canh tác hiệu quả. Các doanh nghiệp tại đây cũng đang đưa ra các chương trình mua với mức giá cao hơn cho người thu gom địa phương để cho phép họ mua cà phê từ người nông dân với mức giá cao hơn.
- Tiêu chuẩn về quản lý:
Như đã phân tích trước đó, các doanh nghiệp chế biến cũng như rang xay thu mua các sản phẩm cà phê đầu vào chủ yếu thông qua các nhà thu mua địa phương. Với lý do các hộ nông dân canh tác cà phê chủ yếu dưới dạng vừa vả nhỏ, nên các doanh nghiệp này phải chấp nhận các mức giá cao hơn khi mua của những nhà thu gom. Điều này làm cho chi phí sản xuất tăng cao, khiến giá thành phẩm cũng sẽ bị đẩy lên, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, việc phụ thuộc các sản phầm đầu vào của các nhà thu gom sẽ khiến doanh nghiệp chế biến đối diện với nhiều rủi ro sản xuất.
Khâu chế biến tại Việt Nam cũng đang phát triển chưa được như mong muốn. Theo thống kê của Cục xúc tiến thương mại, gần 90% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu là
52
dưới dạng thô, chỉ mới qua sơ chế. Chỉ có khoảng 10% trong tổng sản lượng xuất khẩu là
dưới dạng rang xay hoặc hòa tan. Trong khi giá cà phê rang xay trên thị trường thường gấp từ 2 đến 5 lần giá cà phê thô. Hiện nay tại Việt Nam mới có khoảng 150 các nhà chế
biến và xuất khẩu cà phê có đăng ký kinh doanh với năng suất trung bình là 5.000 đến 60.000 tấn mỗi năm, nhưng trong đó cũng có một phần không nhỏ là liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Còn lại hầu hết là các doanh nghiệp sản xuất theo hộ gia đình,
không có đăng ký kinh doanh. Máy móc thiết bị tại các hộ này cũng chủ yếu được sản xuất trong nước, một phần nhỏ là được nhập khẩu từ Brazil. Do sản xuất với quy mô nhỏ
nên việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng vẫn còn ít, không tận dụng được lợi thế quy mô mà thường lấy từ việc có nguồn nhân công trong nước giá rẻ. Điểm sáng trong mắt xích này
là càng ngày càng có nhiều sự đầu tư mạnh vào thị trường Việt Nam, điển hình là trong gia đoạn 2010-2016 được đầu tư các máy móc công nghệ kỹ thuật hiện đại, cho năng suất
cao ngang tầm thế giới bởi bốn tập đoàn lớn là Nestle, Massimo Zanetti Beverage Group
Việt Nam, Neumann Gruppe và Intimex với dự tính sản lượng cà phê rang xay xuất khẩu
đạt hơn 1 tỷ USD vào năm 2020.
Hiện nay, nước ta đã có tới 97 cơ sở chế biến nhân (công suất thiết kế đạt 1,5 triệu tấn, công suất thực tế đạt 83,6%); 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay (công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/ năm). Đồng thời, có 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê pha trộn có công suất thiết kế gần 180 nghìn tấn sản phẩm/ năm, công suất thực tế đạt 80%. Tổng công suất của 276 cơ sở chế biến nói trên đạt gần 1,8 triệu tấn (theo Tạp chí công thương). Kết hợp với sự nỗ lực của chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, cà phê Việt Nam đã ghi tên mình vào top 5 quốc gia xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan hàng đầu thế giới, chỉ sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ản Độ, chiếm 9,1% thị phần toàn ngành, mặc cho những khó khăn về khoa học kỹ thuật.
Đây được coi là một yếu tố kém bền vững trong chuỗi giá trị.
Việt Nam hiện nay vẫn nhập khẩu cà phê chủ yếu dưới dạng rang xay và hòa tan, mặc dù là quốc gia xuất khẩu thứ hai trên toàn thế giới. Việc ngày càng có nhiều các chuỗi cửa hàng đồ uống về cà phê thâm nhập vào Việt Nam, nhu cầu sử dụng các sản phẩm cà phê rang xay hoặc hòa tan ngày lớn. Dù có nhiều nguyên nhân để lý giải vấn đề này, như việc giá thành nhập khẩu rẻ, nhập các sản phẩm cà phê arabica mà trong nước sản xuất với năng suất thấp hay do trình độ chế biến sâu còn hạn chế, thì nhìn chung đây vẫn là một thực trạng không tốt đối với ngành cà phê trong nước