NGÀNH
CÔNG NGHIỆP CÀ PHÊ VIỆT NAM
Các quốc gia nhập khẩu hàng đầu thế giới hiện nay, trong đó có nhập khẩu cà phê, rất quan tâm đến tính bền vững trong từng sản phẩm. Theo nghiên cứu của tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), có tới hơn 60% doanh nghiệp tham gia hệ thống này cho rằng chỉ muốn mua hàng của các đối tác khi đáp ứng được những tiêu chí về giá cả cũng như đáp ứng được các yêu cầu của vấn đề phát triển bền vững. Dữ liệu từ Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) năm 2015 công bố chỉ có khoảng 9% tổng xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt tiêu chuẩn bền vững. Nhận thấy được yếu tố phát triển bền vững đang là nền tảng cho các doanh nghiệp nếu muốn tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cũng đã và đang có những dự án phát triển bền vững đặc biệt đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ đạo, trong đó có cà phê. Tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn, thách thức mà đảng, nhà nước cũng như ngành công nghiệp cà phê, các doanh nghiệp ở mọi quy mô cần phải khắc phục và vượt qua.
Theo ITC, tính đến năm 2017, mặc dù là quốc gia có sản lượng cà phê đứng thứ hai trên toàn thế giới, nhưng diện tích canh tác cà phê được cấp các chứng chỉ bền vững chỉ đứng thứ 8 trên toàn thế giới. Đây là vấn đề cần được các chuyên gia nhìn nhận và giải quyết kịp thời, đem kim ngạch xuất khẩu xứng đáng với năng suất mà Việt Nam đạt được.
______________7______________________Việt Nam________ _________123.637_________
Phần này tác giả phân tích thực trạng triển khai tính bền vững trong từng công đoạn của chuỗi giá trị cà phê tại Việt Nam.