Hạn chế vànguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 76 - 83)

2.3. ĐÁNH GIÁ

2.3.2. Hạn chế vànguyên nhân

a. Hạn chế

Ngoài những thành tựu kể trên, ngành công nghiệp cà phê Việt Nam vẫn còn rất nhiều những hạn chế cần phải được khắc phục trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn.

Thứ nhất, do chưa nghiên cứu được giống cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng cũng như khí hậu, nên diện tích canh tác cà phê arabica còn rất hạn chế, chỉ khoảng 6% tổng diện tích canh tác cả nước, trong khi đây là giống chè cho giá trị thương phẩm cao nhất, thị trường tiêu thụ cũng rộng nhất. Cà phê vối robusta hiện đang được trồng chủ đạo tại Việt Nam với khoảng 94% tổng diện tích canh tác cả nước, nhưng lại cho giá trị thương phẩm không được cao.

Thứ hai, các hộ dân canh tác cà phê chủ yếu dưới dạng sản xuất nhỏ lẻ, vốn đầu tư ít dẫn tới sản lượng làm ra không đồng đều và kém ổn định. Bên cạnh đó, vốn đầu tư ít nên việc trang bị các máy móc thiết bị hiện đại còn gặp nhiều hạn chế, dẫn tới khó đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Thứ ba, nắm bắt được tình hình người nông dân thiếu vốn trong quá trình canh tác, rất nhiều các gói hộ trợ cả về vốn lẫn kỹ thuật đã được mở ra. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân tiếp cận được với các gói hỗ trợ này vẫn còn thấp.

Thứ tư, đang một bộ phận lớn người nông dân chủ yếu tập trung vào vấn đề tăng năng suất, sản lượng mà chưa tập trung nhiều vào việc tăng chất lượng dẫn đến hiện tượng lạm dụng các sản phẩm hỗ trợ như phân bón hóa học, thuốc trừ dâu, thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, gây ô nhiễm môi, dư lượng thuốc hóa học trên quả cà phê lớn làm cho giá thành chưa cao. Việc sử dụng các sản phẩm hóa học còn ảnh hưởng đến trực tiếp người nông dân và các hộ dân sống xung quanh khi có khả năng cao bị phơi nhiễm các hóa chất độc hại.

Thứ năm, mặc dù tăng trưởng ngành phân bón khá cao, xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 100 triệu USD vào năm 2019, nhưng phần lớn tiêu dùng phân bón trong nước là các sản phẩm được nhập về từ Trung Quốc. Phân bón có nguồn gốc nội địa thì có giá thành khá cao, nên nếu sử dụng các sản phẩm này thì cà phê sẽ thiếu tính cạnh tranh do có chi phí sản xuất lớn. Đồng thời, việc sử dụng phân bón từ nước ngoài làm cho người nông dân bị phụ thuộc nguồn cung, ảnh hưởng lớn tới kế hoạch canh tác.

nghiệp chế biến phần lớn đang không tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ thị cũng như quy trình của nhà nước mà chỉ xử lý sơ qua và xả trược tiếp ra môi trường tự nhiên. Điều này dấy lên những lo ngại không những tới môi trường mà còn về sức khỏe người dân sống tại các khu vực xung quanh. Bên cạnh đó, với tính năng là rẻ, bền, có thể tái sử dụng thì các bao bì nhựa PVC vẫn đang được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi bất chấp các tác động tiêu cực của nó đối với môi trường.

Thứ bảy, số lượng cây cà phê già cỗi đang ngày một tăng lên, cho năng suất cũng như chất lượng quả cà phê thấp. Các chính sách về tái canh đang được triển khai nhưng người dân đang gặp phải vô vàn khó khăn, nên chủ yếu các cây giống thường được mua trôi nổi, kém chất lượng.

Thứ tám, mối liên kết giữa các thành phần trong chuỗi giá trị, cụ thể tại Việt Nam là người nông dân, bên thu mua và các doanh nghiệp chế biến còn lỏng lẻo, còn trên thị trường thế giới là giữa các doanh nghiệp chế biến nước ngoài và các công ty xuất khẩu nội địa. Chưa có sự thống nhất trong vấn đề chất lượng, giá cả và phương thức tiêu thụ mà chủ yếu dựa trên sự tin tưởng mà mối quan hệ lâu dài. Bên cạnh đó, việc phải qua các khâu trung gian làm cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong nước có năng lực đàm phán thấp, dễ bị ép giá, bị phụ thuộc vào vấn đề đầu ra cho sản phẩm đặc biệt là người nông dân với số vốn ít, cần vốn để tiếp tục canh tác.

Thứ chín, hoạt động xuất khẩu cà phê dưới dạng thành phẩm của Việt Nam chưa được như mong muốn do chủ yếu là xuất khẩu hạt cà phê thô, chỉ mới qua sơ chế, sản phẩm xuất khẩu chưa đa dạng. Hình ảnh cà phê thương hiệu Việt Nam chưa được người tiêu dùng thế giới biết tới rộng rãi.

Thứ mười, mặc dù là quốc gia có sản lượng xuất khẩu đứng thứ 2 trên toàn thế giới chỉ sau Brazil, nhưng hầu hết là xuất khẩu cà phê thô và Việt Nam vẫn phải nhập khẩu cà phê phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước chủ yếu dưới dạng rang xay và hòa tan.

Thứ mười một, với diễn biến phức tạp của việc thay đổi khí hậu, việc canh tác hiện nay đang gặp nhiều khó khăn đặc biệt các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ. Canh tác cà phê tại nơi đây chịu nhiều tác động xấu từ môi trường như nhiệt độ tăng cao, hạn hán, hạn mặn, đất đang bị xói mòn.

Ngoài ra, còn một số các hạn chế khác phải kể tới như việc sản phẩm cà phê chứng nhận tại Việt Nam còn ít nên giá trị gia tăng thu về chưa cao, vẫn còn một số

58

hiện tượng đốt rừng để lấy đất trồng cà phê, việc thu hoạch chưa có các tiêu chuẩn cụ thể nên quả cà phê có độ chín chưa đồng đều, các hoạt động sơ chế như việc phơi thường được làm ngay trên nền đất gây mất vệ sinh.

b. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, chính phủ nước ta vẫn luôn nắm bắt sát sao, cung cấp các gói hỗ trợ kịp thời tới các hoạt động sản xuất của người nông dân và điển hình là các gói hỗ trọ vay vốn với lãi suất thấp để người dân có thể tái canh, đầu tư thêm máy móc thiết bị hoặc tham gia các khóa đào tạo kỹ thuật canh tác. Song theo báo Nhân dân, tỷ lệ người dân tiếp cận được tới các gói hộ trợ này chủ từ 20-30%. Một trong số các lý do được lý giải là người nông dân thường không có tài sản thế chấp, hoặc nếu có thì cũng đã thế chấp từ trước để dùng tiền sử dụng vào mục đích khác. Đồng thời, các chính sách giải ngân khoản vay theo từng giai đoạn của nhà nước hiện nay chưa phù hợp với nhu cầu người dân.

Thứ hai, về vấn đề cây giống, hiện nay vẫn chưa có chính sách cụ thể về việc hỗ trợ cung cấp cho người dân các giống cây đạt chất lượng mà chủ yếu là do các doanh nghiệp tự đứng lên nghiên cứu và cung cấp, hoặc các chính sách cung cấp mới đang dừng lại ở mức độ thử nghiệm. Đồng thời, việc tái canh tác cần một khoản vốn lớn để đầu tư vào cây trồng, đồng thời khi tái canh, phải mất 5 năm đầu tiên người nông dân không thu được lợi nhuận nên người dân vẫn đang trăn trở về việc này.

Thứ ba, từ những năm 1857 khi mà cà phê được các nhà truyền giáo người Pháp đem vào canh tác tại Việt Nam, họ đã đem sang giống cà phê chè arabica. Tuy nhiên đây là giống cây không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng cũng như khí hậu tại nước ta, đồng thời dễ bị các loại sâu bệnh cắn phá, nên cho ra năng suất rất thấp. Kể từ đó cho đến nay, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã không ngừng thử nghiệm, lai tạo các giống cây cà phê chè arabica để phù hợp hơn với điều kiện tại Việt Nam. Nhưng đến thời điểm này, diện tích canh tác cà phê chè arabica vẫn rất khiêm tốn. Trong khi đó, dù có giá trị thương phẩm thấp hơn, nhưng cà phê vối robusta lại rất hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại nước ta, cho năng suất cao, nên hiện vẫn là giống cây chủ đạo của ngành cà phê nước nhà.

Thứ tư, vấn đề biến đổi khí hậu đang là vấn đề của toàn cầu. Hiện nay vấn đề lớn nhất là sự nóng lên toàn cầu dẫn tới hiện tượng lượng mưa toàn cầu sẽ tăng lên,

nhưng lại không phân bổ đều ra từng vùng. Có những khu vực thì hạn hán kéo dài, thiếu nước tưới tiêu. Có những khu vực lại có cường độ mưa lớn hơn bình thường, gây ngập úng và xói mòn đất. Điều này sẽ tác động tới các thời kỳ sinh trường của cây cà phê.

c. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, vấn đề về sử dụng phân bón được nhập khẩu từ Trung Quốc thuộc vào yếu tố logistics đầu vào. Hiện nay, Trung Quốc đang là quốc gia sản xuất phân bón thuộc nhóm đầu thế giới, với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 lên tới 7,2 tỷ USD, chỉ đứng sau Nga. Kết hợp với các yếu tố khoa học kỹ thuật hiện đại, nguồn nhân công dồi dào, nên Trung Quốc đã tận dụng tốt lợi thế về quy mô của mình để tạo ra sản phẩm với giá thành rẻ. Ngành phân bón Việt Nam tuy cũng có sự tăng trưởng tốt, nhưng với việc các chi phí sản xuất cao, đồng thời lại phải tuân theo luật thuế 71/2014/QH13 về thuế giá trị gia tăng, nên hiện sản phẩm này thiếu tính cạnh tranh so với các sản phẩm nhập ngoại.

Thứ hai, do chưa tiếp cận được các trị thức mới, đồng thời mới chỉ nhìn vào lợi nhuận trước mắt mà một số bộ phận người dân vẫn giữ tư tưởng tập trung tăng sản lượng, năng suất bằng việc lạm dụng các sản phẩm hỗ trợ canh tác như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,... Bên cạnh đó, các sản phẩm hóa học như trên hiện nay vẫn còn bán tràn lan trên thị trường với giá thành khá rẻ, cho hiệu quả cao. Nguyên nhân này thuộc vào yếu tố sản xuất bền vững.

Thứ ba, quy mô các trang trại sản xuất cà phê nhỏ chủ yếu do các hộ gia đình tự canh tác với tiềm lực tài chính còn yếu kém. Thu nhập chính của các hộ canh tác ở đây đến từ cây cà phê, đồng thời, giá trị gia tăng mà họ tạo ra còn yếu nên chưa có nhiều khoản tiền nhàn rỗi để tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất hay đầu tư hạ tầng như sân phơi, dàn sấy,. Nguyên nhân này thuộc vào nhân tố Tài chính, đầu tư, đánh giá khía cạnh bền vững mang tính kinh tế rất cao.

Thứ tư, hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam thuộc vào nhân tố Marketing và phân phối sản phẩm. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê thô, mới qua sơ chế, chiếm tới 90%. Do đó, mặc dù xuất khẩu với số lượng lớn nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa tương xứng. Nguyên nhân của vấn đề này là do khoa học kỹ thuật trong nước chưa thực sự phát triển, chưa có đủ máy móc công nghệ cao để chế biến sâu.

60

Việc xuất khẩu cà phê thô để làm nguyên liệu sản xuất cà phê rang xay hoặc hòa tan chính là yếu tố khiến thương hiệu cà phê Việt chưa được người tiêu dùng chú ý tới. Đây cũng là thực trạng đáng buồn của rất nhiều sản phẩm nông nghiệp khác của nước ta hiện nay.

Thứ năm, mối liên kết giữa các thành phần trong chuỗi giá trị còn yếu kém. Đây là một trong những ngành nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng lại thiếu sự tập trung đầu tư, thiếu các mối liên kết ngang, liên kế dọc trong nước. Đồng thời, ngành cà phê trong nước còn đang chịu nhiều sức ép cạnh tranh của vấn đề độc quyền nhóm trong ngành cà phê thế giới. Phát triển ra thị trường quốc tế còn gặp nhiều khó khăn, thì cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước cũng đang ngày một nóng lên bởi các công ty cà phê đa quốc gia đang từng bước thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua nhiều hình thức như liên doanh, sát nhập, đầu tư trực tiếp, nhượng quyền hoặc cấp phép với nguồn vốn cực lớn. Đồng thời, ngành cà phê Việt Nam cũng chưa có các tổ chức đại diện uy tín trên thế giới. Đại diện duy nhất hiện nay của nước ta là Hiệp hội cà phê ca cao (VICOFA), ngoài ra thì có rất ít hoặc thậm chí không có các hợp tác xã, các tổ liên kết hoặc liên minh nào khác. Đây là vấn đề thuộc nhân tố Marketing và phân phối sản phẩm.

Thứ sáu, việc nhập khẩu cà phê chủ yếu dưới dạng rang xay vào Việt Nam còn phổ biến. Nguyên nhân đầu tiền đó là việc phần lớn sản phẩm nhập khẩu là cà phê chè arabica do sản lượng loại cà phê này trong nước còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân thứ hai, nước ta chủ yếu nhập khẩu cà phê từ Lào với giá thành khá rẻ, lại là quốc gia láng giềng nên việc vận chuyển cũng dễ dãng. Nguyên nhân thứ ba là kết cấu cơ sở hạ tầng trong nước chưa phát triển, nên việc chế biến chuyên sâu chưa hiệu quả. Và nguyên nhân cuối cùng, là việc ngày càng nhiều các chuỗi cửa hàng đồ uống liên quan đến cà phê mở ra, cộng với việc nhu cầu sử dụng cà phê của người dân ngày càng lớn nên cần một nguồn cung các sản phẩm cà phê rang xay và hòa tan lớn, nên việc nhập khẩu đang là vấn đề tất yếu. Nguyên nhân này cũng thuộc vào nhân tố Markrting và phân phối sản phẩm, đánh giá về khía cạnh kinh tế của chuỗi giá trị.

Thứ bảy, việc xử lý chất thải và tài sử dụng các loại bao bì thuộc yếu tố logistics ngược cũng như quản lý môi trường của doanh nghiệp. Hiện nay cũng đã có các quy định về việc xử lý chất thải, nhưng việc theo dõi quy trình xử lý chất thải tại các doanh nghiệp của các cơ quan chức năng chưa được toàn diện. Bên cạnh đó, các

chế tài xử phạt vẫn còn nhẹ, hầu hết chỉ dừng lại ở mức độ phạt hành chính, đồng thời nếu xử lý chất thải theo quy trình chuẩn thì thường mất nhiều chi phí và thời gian nên các doanh nghiệp vẫn có hiện tượng lách luật. Vấn đề sử dụng các bao bì nhựa do đặc tính bền, không thấm nước, có thể tái sử dụng và giá thành khá rẻ vẫn đang diễn ra.

62

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 - Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê trong chuỗi giá trị toàn cầu đã trình bày khái quát ngành công nghiệp cà phê Việt Nam về các yếu tố như lịch sử hình thành, quy mô hiện tại, chuỗi giá trị trong nước, tình hình xuất nhập khẩu cũng như tình hình chung về vấn đề phát triển bền vững. Từ đó đi sâu hơn vào thực trạng triển khai chuỗi giá trị bền vững của ngành công nghiệp cà phê Việt Nam qua các công đoạn như nguyên vật liệu đầu vào, công đoạn canh tác, hoạt động chế biến và rang xay cũng như hoạt động marketing và phân phối thông qua các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội, quản lý (kinh tế), chất lượng và đạo đức. Từ những thực trạng đã nêu, chương 2 đã nêu ra được những thành tựu và hạn chế mà ngành công nghiệp cà phê còn đang mắc phải. Đối với 11 hạn chế nêu trên, tác giả cũng đã đưa ra được những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan nhằm tìm ra hướng giải quyết cho các hạn chế còn tồn đọng này.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w