Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 76)

2.3. ĐÁNH GIÁ

2.3.1. Thành tựu đạt được

Được coi là ngành xương sống của nền nông nghiệp nước nhà, ngành công nghiệp cà phê trong suốt chiều dài lịch sử đã đem lại được nhiều thành tựu to lớn, đưa vị thế Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Thứ nhất, Việt Nam luôn là quốc gia cung cà phê với sản lượng cao thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ sau Brazil. Tính đến năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam lên tới gần 2,9 tỷ USD, chiếm gần 10% thị phần toàn cầu, xuất khi đi hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, cà phê Việt Nam đã tạo được tiếng vang lớn trên thị trường toàn cầu. Các doanh nghiệp chế biến hoặc rang xay muốn nhập nguyên liệu đầu vào thì không thể không chú ý tới các sản phẩm tới từ Việt Nam.

cà phê trong Việt Nam khá cao từ 2,5 đến 2,6 tấn/ha. Với lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ dồi dào, kết hợp với các chi phí sản xuất có phần thấp, nên cà phê Việt Nam có tính cạnh tranh khá cao trên thị trường thế giới.

Thứ ba, đã có những dấu hiệu tích cực hơn trong sản xuất và xuất khẩu các dạng cà phê rang xay cũng như hòa tan. Đến nay, nước ta đã có khoảng 276 cơ sở chế biến cà phê với khoảng gần 20 cơ sở chế biến chuyên sâu. Đến năm 2019, Việt Nam đã đứng thứ 5 toàn cầu về giá trị cũng như sản lượng xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan, chiếm được 9,1% thị phần toàn ngành. Mặc dù còn đó những hạn chế về mặt khoa học kỹ thuật, song đây được coi là sự thành công bước đầu của những cố gắng và nỗ lực của bộ ban ngành chính phủ cũng như các doanh nghiệp trong nước.

Thứ tư, Người dân đã và đang được truyền thông về lợi ích của phát triển bền vững. Nhận thức người dân ngày càng tăng cao trong quá trình canh tác như việc sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn với môi trường và sức khỏe, kết hợp khoa học kỹ thuật cũng như các kinh nghiệp truyền thống vào trong quá trình canh tác. Họ cũng đồng ý rằng sẽ bỏ ra số tiền khoản 10 triệu đồng nếu được tham gia các chương trình bền vững. Đồng thời, đại bộ phận người dân đều đã tốt nghiệp các bậc giáo dục từ trung học trở lên, nên việc nghiên cứu các phương pháp mới, tiên tiến sẽ rất dễ dàng.

Thứ năm, Các chuỗi kinh doanh cà phê trong nước đang ngày càng phát triển đồng thời nhu cầu sử dụng cà phê trong nước ngày một nâng cao. Đây là một lợi thế lớn giúp các doanh nghiệp trong nước nắm bắt được nhu cầu cũng như xu thế tiêu dùng, từ đó hoàn thiện hơn sản phẩm và là tiền đề để thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Ngoài những thành tự kể trên, thì Việt Nam cũng đã triển khai những chương trình phát triển bền vững trong canh tác và sản xuất cà phê. Tại các tỉnh như Sơn La, Buôn Ma Thuật, Đắk Lắk hay Lâm Đồng, người dân tại các khu vực này nhìn chung đã thay đổi các phương thức canh tác của mình. Bên cạnh đó, các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp cũng như các phòng nghiên cứu cũng đã hoạt động hết mình để giúp nâng cao chất lượng cà phê, cải thiện đời sống người dân. Một vài nghiên cứu nổi bật phải kể tới như giống cây trồng chịu bệnh, không cần phải tưới thường xuyên, hay các hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt để tiết kiệm nước, hay các phương pháp trồng xen kẽ, vừa giúp tăng thu nhập cho người dân, vừa đa dạng hóa khu vườn, giúp cây cà phê phát triển tốt hơn.

56

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w