Công đoạn nguyên vật liệu đầu vào

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 59 - 61)

2.2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA

2.2.1 Công đoạn nguyên vật liệu đầu vào

Nguyên vật liệu đầu vào là một yếu tố quan trọng trong chuỗi giá trị, góp phần không nhỏ vào chất lượng và giá thành hạt cà phê. Nguyên vật liệu đầu vào được chia thành hai phần đó là nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Trong đó, nguyên vật liệu chính bao gôm giống cây trông, đất đai cũng như nguôn lao động. Còn nguyên vật liệu phụ là các sản phẩm bổ trợ cho quá trình canh tác như phân bón, thuốc trừ sâu, các sản phẩm hỗ trợ sự tăng trưởng của cây,... Trong năm yêu cầu tiêu chuẩn của chứng chỉ 4C, công đoạn nguyên vật liệu đầu vào này có liên quan đến các yêu cầu về quản lý, chất lượng và đạo đức.

- Tiêu chuẩn về quản lý:

Theo nghiên cứu của TechnoServe năm 2013 tại Việt Nam, gần 95% người trông cà phê là các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ. So với các giống cây nông nghiệp khác, cà phê đem lại cho họ mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay các hộ sản xuất này đang tập trung chủ yếu vào việc nâng cao năng suất, sản lượng mà chưa đầu tư nhiều vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Năng suất cao hiện đang là kết quả từ việc sử dụng quá mức các sản phẩm hỗ trợ như phân bón, thuốc trừ sâu trong canh tác. Theo báo cáo của ngành sản xuất phân bón tại Việt Nam, tổng doanh thu của ngành này trong năm 2014 đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng trường 7,57% - con số cho thấy sức hấp dẫn của ngành này từ như cầu canh tác ngày càng tăng cao cả trong nước và thế giới. Cũng giống như cà phê, dù phát triển trong nước ổn định như thế, nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phân bón. Số liệu tại ITC tổng kết năm 2019 cho thấy với kim ngạch nhập khẩu phân bón là khoảng 730 triệu USD, nhập siêu với cán cân thương

42

mại là khoảng -630 triệu USD. Đối tác lớn nhất xuất khẩu phân bón vào Việt Nam chính là Trung Quốc với tổng kim ngạch lên tới 387 triệu USD, chiếm 53% tổng thị phần nhập khẩu tại Việt Nam. Việc này được lý giải là nhờ lợi thế về quy mô sản xuất lớn, giá phân bón nhập khẩu tại Trung Quốc có giá rẻ hơn nhiều so với sản xuất tại Việt Nam. Nếu như tình trạng này kéo dài, các nhà sản xuất cà phê sẽ gặp bất lợi rất lớn do khó đảm bảo nguồn cung ổn định dài hạn, đồng thời, kế hoạch canh tác cũng sẽ bị phụ thuộc. Chưa xét đến vấn đề chất lượng, ngành phân bón Việt Nam có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu trong nước, tuy nhiên sẽ đẩy chi phí sản xuất lên cao, làm cho sản phẩm cuối cùng thiếu tính cạnh tranh trên thị trường.

- Tiêu chuẩn về chất lượng:

Chất lượng giống cây trồng hiện nay cũng đang được các hộ nông dân sản xuất cực kỳ quan tâm đặc biệt trong gia đoạn diện tích cây già cỗi đang ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nhiều tới năng suất cũng như chất lượng. Việc tái canh đang được triển khai ngày một rộng rãi, vừa để thay thế các cây già cỗi, vừa để mở rộng diện tích canh tác cà phê. Một số lượng không nhỏ cà phê được trồng tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu cũng như các loại sâu bệnh phổ biến, như cây cà phê chè arabica. Theo Hội thảo phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam được tổ chứ trong khuôn khổ ngày cà phê Việt Nam lần thứ 2, đã công bố từ năm 2011 cho đến nay, dự án Nescafe plan đã nghiên cứu, phát triển và phân phối trên 27 triệu giống cây kháng bệnh và cho năng suất cao tới người nông dân. Dự án này đã giúp cải tạo hơn 34.000 ha diện tích canh tác cà phê tại Tây Nguyên trong chuỗi dự án tái canh của người nông dân tại địa phương này. Còn tại Buôn Ma Thuật, chương trình hỗ trợ nông dân canh tác cà phê bền vững đã được triển khai vào năm 2017 với sự hỗ trợ của hai doanh nghiệp liên quan đến ngành cà phê hàng đầu Việt Nam là Vinacafe Biên Hòa và Bình Điền với tổng ngân sách giai đoạn đầu là 1 tỷ đồng. Chương trình đang thí điểm tại 10 hộ nông dân, với tổng diện tích canh tác là 3ha, cung cấp toàn bộ giống được nghiên cứu từ Viện khoa học kỹ thuậ nông lâm nghiệp tây nguyên, đồng thời được cung cấp phân bón do Việt Nam sản xuất qua các thời kỳ. Có thể thấy, đã có những chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển bền vững cho ngành cà phê, đặc biệt là công đoạn đầu vào được tổ chức bởi các tổ chức chính phủ cũng như các doanh nghiệp trong nước.

vững

- Tiêu chuẩn về đạo đức:

Như đã trình bày ở trên, mặc dù ngành công nghiệp phân bón trong nước đang phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm bổ trợ cho cây trồng cũng được sản xuất ngày càng nhiều đủ để xuất khẩu, nhưng thực tế cho thấy Việt Nam vẫn đang nhập khẩu một lượng lớn phân bón chủ yếu là từ Trung Quốc. Tính từ 1/1/2019, chính phủ Trung Quốc đã bỏ thuế xuất khẩu đối với các nguyên liệu sản xuất phân bón, trong đó có xuất khẩu vào Việt Nam. Đây là một tín hiệu đáng mừng để các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập. Tuy nhiên, một bất cập vẫn còn hiện hữu khiến các doanh nghiệp sản xuất phân bón lo ngại, đó là thuế giá trị gia tăng (VAT). Luật thuế 71/2014/QH13 quy định phân bón là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng với mục tiêu ban đầu cũng nhằm giảm giá thành sản phẩm cho người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy chính sách này đang có các tác dụng ngược lại. Do sản phẩm cuối cùng là phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng, do đó phần thuế giá trị gia tăng đầu vào của nguyên liệu sản xuất, dịch vụ hỗ trợ cũng không được khấu trừ, nên phần thuế giá trị gia tăng này phải tính trực tiếp vào chi phí sản xuất, làm cho giá thành bị đẩy lên cao dẫn tới sản phẩm nội bị thiếu tính cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập. Đồng thời, tính tới thời điểm hiện tại, nền kinh tế thế giới đang bị trì trệ bởi dịch Covid-19, sản xuất bị nhiều trợ ngại nên đang có hiện tượng dư cung các sản phẩm đầu vào. Khi sản xuất đi vào hoạt động trở lại, dự báo rằng các sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu hay các sản phẩm hỗ trợ cây trồng khác sẽ được nhập khẩu ồ ạt vào nước ta. Với tình trạng sản phẩm nội thiếu tính cạnh tranh về giá, đây có thể là một mắt xích làm chuỗi giá trị cà phê trong nước thiếu đi tính bền vững.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w