KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÀPHÊ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39 - 57)

Sau công cuộc cải cách năm 1986, nền kinh tế Việt Nam có bước chuyển mình lớn, ngày càng hội nhập hơn với thế giới đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, nông nghiệp luôn đóng một vao trò quan trọng trong đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. Đóng vai trò như xương sống, cà phê đã và đang giữ một vai trò quan trọng, không chỉ tạo doanh thu cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng, mà còn đóng góp lớn cho toàn bộ GDP quốc gia nói chung, chỉ đứng sau gạo về giá trị xuất khẩu sản phẩm nông sản. Sau hơn 30 năm phát triển, cà phê Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức lớn cần phải giải quyết và vượt qua nếu muốn tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo thêm nhiều giá trị cho đất nước.

a. Lịch sử hình thành

Cà phê được du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm thế kỷ thứ 19 (khoảng năm 1857) bởi các nhà truyền giáo người Pháp. Từ đó đến nay, việc trồng và sử dụng cà phê đã tồn tại vững chãi trong tiềm thức người dân Việt Nam được hơn một thế kỷ, một thế kỷ với bao thăng trầm của nền kinh tế, của chính trị xã hội và đặc biệt là của sự thay đổi khí hậu. Những năm đó, loại cà phê được mang tới Việt Nam là Arabica, người Việt Nam gọi chúng là cà phê chè. Sau những thử nghiệm thất bại tại các tỉnh phía bắc như Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, cà phê được đưa tới các tình phía nam như Tây Nguyên cà các tỉnh Đông Nam Bộ. Tại đây cây cà phê phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tại Tây Nguyên - thủ phủ cà phê Việt Nam cho tới tận bây giờ.

Đến những năm đầu thế kỷ thứ 20 (khoảng năm 1908), những nhà truyền giáo người Pháp lại tiếp tục mang đến thêm hai loại cà phê là Robusta và Exela (hay còn gọi là Liberia), được người dân Việt Nam gọi là cà phê vối và cà phê mít. Thực dân Pháp lúc bấy giờ thành lập nhiều đồn điền cà phê, canh tác theo phương thức du canh. Người lao động chủ yếu là người dân Việt Nam đặc biệt là dân tốc thiểu số, chịu nhiều khó khăn gian khổ, cuộc sống nghèo đói. Người Pháp cũng đã cho trồng thử nghiệm tại các tỉnh phía nam và nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ ở các khu vực này. Kể từ

27

thời điểm đó cho đến trước những năm 1986, do nhiều tác động đến từ nền kinh tế, môi trường, chính trị, các khu vực trồng cà phê tuy đã có sự phát triển, nhưng rất chậm và cho sản lượng khá thấp. Tại thời điểm đó, diện tích trồng cà phê được ghi nhận chỉ khoảng 50.000 ha với năng suất khoảng 18.400 tấn với ba loại chủ đạo là cà phê vối, chè và mít. Tuy nhiên, cà phê chè thời điểm đó cho kết quả kém so với dự tính do dễ bị tấn công bởi sâu bệnh và nấm, trong khi đó thì cà phê vối không thể sinh trưởng được tại miền bắc do đặc tính khí hậu lạnh vào mùa đông, còn cà phê mít thì phát triển tốt, năng suất ổn định nhưng giá trị lại thấp nhất so với hai loại còn lại. Vào thời điểm đó, các chuyên gia cả trong và ngoài nước đã công bố rằng tại Việt Nam, không nên trồng cà phê chè mà chỉ nên trồng cà phê vối ở các tỉnh phía nam và cà phê mít tại các tỉnh phía bắc. Tuy nhiên đến những năm đầu thập niên 70, tình hình năng suất và sản lượng cà phê vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể cả về ba loại cà phê được trồng. Do đó, các doanh nghiệp thời bấy giờ đã quyết định rằng phía bắc không phù hợp để trồng cà phê.

Đến trước những năm thập niên 80, do ảnh hưởng của chiến tranh, đất nước gần như tụt dốc về mọi mặt cả về kinh tế, chính trị lẫn xã hội. Cho đến năm 1986, Đảng và nhà nước đã thực hiện một công cuộc cải cách, một bước ngoặt lớn thay đổi bộ mặt của xã hội, kinh tế, chính trị trong đó có ngành công nghiệp cà phê. Năm 1980, các công ty cà phê cao cao thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp đã xây dựng một chương trình phát triển cà phê, trình lên các cấp chính phủ và được thông qua thực hiện. Từ đó, hàng loại các chương trình hợp tác sản xuất cà phê được ký kết giữa Việt Nam với một số nước như Đức, Liên Xô, Tiệp Khắc, Bungary hay Ba Lan. Cho đến năm 1982, liên hiệp các doanh nghiệp, xí nghiệp cà phê Việt Nam được thành lập và phát triển mở rộng các chương trình trồng cà phê tại Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam bộ. Dĩ nhiên, loại được trồng chủ yếu lúc bấy giờ là cà phê vối (robusta coffee) do đặc tính ưa khí hậu nóng ẩm, ít bị sâu bệnh và nấm mốc, bất chấp việc giá trị thấp và thị trường tiêu thụ chưa nhiều. Mãi đến năm 1986, dưới sự chỉ đạo đúng đắn của chính phủ, các chính sách mới và thị trường cà phê thế giới có sự kích thích mạnh mẽ, ngành cà phê Việt Nam dần phát triển với những dấu hiệu tích cực. Các hội nghị, chương trình đào tạo được mở ra, đặc biệt phải kể tới Hội nghị phát triển cà phê trong các hộ gia đình nông dân ở các tình Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ được tổ chức bởi liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam, dưới sự bảo trợ của Bộ nông

nghiệp, Ngoại thương,... hay còn gọi là Hội nghị cà phê nhân dân lần thứ nhất. Cuối những năm 1980, Việt Nam chính thức nghiên cứu và đưa vào trồng loại cà phê chè (arabica coffee) với đặc tính chống nấm mốc và một số loại sâu bệnh. Đây cũng là một cơ sở lớn để ngành cà phê Việt Nam phát triển chương trình cà phê arabica.

Vào cuối những năm thế kỷ 20, Việt Nam đã trở thành nước sản xuất cà phê hàng đầu Đông Nam Á, chỉ sau Brazil trên thị trường quốc tế. Việt Nam lúc này chủ yếu sản xuất và xuất khẩu hạt cà phê xanh - hạt cà phê chưa qua chế biến, chủ yếu là từ giống cà phê vói robusta. Lúc này, dù cây cà phê chè arabica đã được đưa vào canh tác, nhưng cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ, chưa đến 5% trong khi cà phê vối rosbuta chiếm tới 92,9% tổng diện tích trồng cà phê tại Việt Nam. Trong những năm này, sản lượng cà phê tăng đều đặn từ 20%-30% mỗi năm, góp phần không nhỏ vào tình hình kinh tế của đất nước cũng như điều kiện sống của người dân.

Năm 1994, tổng diện tích trồng cà phê nước ta đạt 150.000 ha và sản lượng trung bình là 1 tấn/ha tập trung chủ yếu vào giống cà phê vối robusta với hầu hết sản lượng phục vụ cho việc xuất khẩu thô, chưa qua chế biến. Từ đó đến nay, do sức cạnh tranh về giá của cây cà phê so với các loại cây nông nghiệp khác, chính phủ đã luôn khuyến nghị duy trì diện tích trồng cà phê cả nước chỉ nên vào khoảng 500.000 ha. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của ngành cà phê trên toàn thế giới, diện tích gieo trồng giống cây này vẫn ngày càng được mở rộng tại các khu vực được coi là thủ phủ của cà phê như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, nơi điều kiện thổ nhưỡng cực kỳ thích hợp với cây cà phê.

Trong công cuộc cải cách, sự phát triển đột biến của ngành công nghiệp cà phê được nổ ra sau khi ngành cà phê đã được quốc hữu hóa, các doanh nghiệp tư nhân được nhân rộng và có sự phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên. Sự xuất hiện của cà phê Trung Nguyên (1996) và Highlands Coffee (1998) cùng chuỗi giá trị hợp tác giữa người trồng, sản xuất và nhà nước đã đem đến dấu hiệu tích cực trong việc xây dựng thương hiệu cà phê Việt trong cả bán lẻ và xuất khẩu. Những năm gần đây, nhà nước và các doanh nghiệp vẫn đang tìm cách nâng cao chất lượng cà phê, đặc biệt là việc mở rộng cà phê chè arabica - ngày nay được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía bắc như Sơn La. Tuy nhiên, khu vực trọng điểm của cà phê Việt nói chung vẫn là Tây Nguyên - dẫn đầu về sản lượng cà phê vối rosbuta, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Với đặc tính đất thổ nhưỡng tại các vùng như Buôn Ma Thuật, Cầu Đất - Đà Lạt,

Cà phê vối

______robusta______Diện tích (x1000ha) ________tấn)________Sản lượng (x1000 Năng suất (tấn/ha)

_____Đắk Lắk 204 ________490________ 2,4 Lâm Đồng ________164________ ________443________ 2,7 Đắk Nông ________158________ ________417________ 2,6 ______Gia Lai_____ ________91________ ________253________ 2,8 _____Kontum_____ _________17________ _________51_________ 3,1 Bình Phước _________15________ _________23_________ 1,5 Bình Thuận _________3_________ _________7_________ 2,3 Đồng Nai _________11________ _________21_________ 1,9 Tỉnh khác ___________5___________ ___________8___________ 1,7 Tổng cà phê vối ________668________ ________1.714________ ________2,6________ 29

hạt cà phê chứa đựng dư vị thơm ngon, khó quên với người tiêu dùng trên toàn thế giới.

b. Quy mô hiện tại

Theo các dữ liệu của Cục trồng trọt Việt Nam, tính đến năm 2018, diện tích cà phê Việt Nam rơi vào khoảng hơn 664.000 ha. Nhưng trên thực tế, con số này còn lớn hơn rất nhiều (khoảng 720.000 ha), trong số đó chủ yếu là cà phê vối robusta (gần 93% tổng diện tích), còn lại là cà phê chè arabica (với chỉ khoảng gần 7%) và cà phê mít với một diện tích rất nhỏ. So với năm 2017, tổng diện tích canh tác vẫn có chiều hướng tăng nhưng dưới bối cảnh giá thị trường có nhiều biến động, chi phí sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu và các dịch vụ liên quan ngày một tăng cao, diện tích trồng cà phê tại một số khu vực đã thu hẹp lại và được tái canh tác bằng các loại cây nông nghiệp cho năng suất cao khác như bơ, sầu riêng,... về sản lượng, trung bình mỗi năm Việt Nam sản xuất được trên 1,7 triệu tấn cà phê, tuy nhiên lượng xuất khấu chủ yếu là cà phê nhân (khoảng 1,5 triệu tấn tương đương với gần 90% tổng sản lượng). Xuất khẩu cà phê nhân tạo ra giá trị gia tăng gần như thấp nhất trong chuỗi giá trị, do đó, lợi nhuận thu về cho quốc gia vẫn chưa tương xứng tổng sản lượng canh tác.

Do điều kiện thổ nhưỡng cũng như khí hậu, Việt Nam vẫn đang tập trung chủ yếu vào cà phê vối rosbuta, đồng thời nghiên cứu phát triển mở rộng canh tác cà phê chè arabica. Cà phê vối rosbuta hiện đang được trồng phổ biến nhất tại Việt Nam (với diện tích khoảng 670 ha chiếm gần 93%) nên không bất ngờ khi giống cà phê này cho sản lượng lớn gần như toàn bộ ngành (khoảng 1,7 triệu tấn). Trong khi đó cà phê chè arabica với diện tích khiêm tốn (chỉ khoảng 50.000 ha chiếm khoảng 7%) cũng cho sản lượng khá nhỏ (chỉ khoảng 67.000 tấn) và cà phê mít cho sản lượng không đáng kể.

30

Hinh 2.1: So sánh diện tích và sản lượng cà phê robusta và arabica

100% 98% 96% 94% 92% 90% 88% ■ Cà phê chè arabica ■ Cà phê với (Nguồn: tasacoffee.com) Như đã trình bày ở phần trước, cà phê vối robusta rất thích hợp với khí hậu nóng. Cùng với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, Lâm Đồng, Đắk Lắk đang được coi là những thủ phủ của cà phê với diện tích canh tác lớn, năng suất cao, giữ một vai trò quan trọng trong việc sản xuất, chế biến cũng như kinh doanh cà phê. Cà phê với robusta có diện tích canh tác lớn nhất tại Đắk Lắk, nhưng năng suất lớn nhất lại ở Kontum. Lý giải việc Đắk Lắk đạt năng suất chưa cao so với mặt bằng chung, nguyên nhân chủ yếu ở việc các cây trồng tại đây đã già cỗi, cộng với việc một phần diện tích đang được trồng xen kẽ với các loại cây nông nghiệp khác như bơ, sầu riêng.

Cà phê chè arabica Diện tích

(x1000ha) (x1000 tấn)Sản lượng Năng suất(tấn/ha)

Lâm Đồng_______________ 19 28 1.5 Đắk Lắk________________ 4 4 1 Quảng Trị_______________ 5 5 1.1 Điện Biên_______________ 5 9 1.9 Sơn La_________________ 14 18 1.3 Tỉnh khác_______________ 4 3 0.8 Tổng cà phê chè_________ 50 67 1.4

Tổng cà phê Việt Nam 718 1.781 2.5

(Nguồn: tasacoffee.com)

31

Bên cạnh đó, do có hương vị thơm ngon cùng giá thành cao so với mặt bằng chung, Việt Nam vẫn luôn nghiên cứu, phát triển, mở rộng canh tác cà phê chè arabica. Hiện nay, cà phê chè arabica đang được trồng chủ yếu tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và Sơn La. Do điều kiện môi trường, thổ nhưỡng chưa thực sự phù hợp, cộng với việc sâu bệnh và nấm mốc, cà phê chè arabica vẫn cho năng suất khá thấp (chỉ khoảng

1,4 tấn/ha).

_________2014_________ __________5.772__________ 18% ~ _________2015_________ __________6.628__________ ___________15%__________ _________2016_________ __________7.487__________ ___________13%__________ _________2017_________ __________7.988__________ ___________7%___________ _________2018_________ __________8.498__________ ___________6%___________ (Nguồn: tasacoffee.com)

Về sản phẩm, thị trường cà phê chia thành hai mảng lớn là cà phê hòa tan và cà phê rang xay. Cà phê hòa tan chiếm 2/3 thì phần, còn lại là cà phê rang xay. Đối với cà phê hòa tan cũng được chia thành hai loại là cà phê hòa tan hỗn hợp và cà phê hòa tan nguyên chất. Với nhiều công thức pha trộn ngày càng phức tạp, cà phê hỗn hợp ngày nay đang được sử dụng nhiều nhất. Về người tiêu dùng cuối cùng, so với những loại đồ uống như trà sữa hay nước giải khát đóng chai, khách hàng sử dụng cà phê được khảo sát là rất trung thành và có tần suất sử dụng thường xuyên hơn. Theo khảo sát của Ngành nông nghiệp Việt Nam, 65% người tiêu dùng cà phê được hỏi cho rằng họ sử dụng trung bình 7 lần/tuần, phần đông là nam giới. Ngành nông nghiệp Việt Nam cũng báo cáo về quý III năm 2017 rằng lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc so với các quốc gia xuất khẩu cà phê khác trên thế giới (từ 0,43 kg/người/năm tăng lên 1,38kg/người/năm) và dự báo đến năm 2021 rằng chỉ số này còn tăng hơn nữa (khoảng 2,6kg/người/năm). Xu hướng, thói quen sử dụng cà phê của người Việt cũng đang có sự thay đổi, dần chuyển hướng từ cà phê hòa tan hỗn hợp sang cà phê sạch, nguyên chất. Các quán cà phê rang xay nguyên chất tại chỗ ngày càng nhiều hơn, tạo điều kiện gia nhập hoặc mở rộng thị trường cho nhiều doanh nghiệp hơn, thúc đẩy sản xuất cà phê theo hướng bền vững.

về sự cạnh tranh trong nước, việc tiêu dùng cà phê ngày một tăng mạnh được lý giải một phần là do sự phát triển ngành càng nhanh chóng của các cửa hàng bán lẻ cà phê. Mua được một ly cà phê tại Việt Nam thực sự dễ dàng vì nó đa dạng cả về cửa hàng, mẫu mã, giá thành, hương vị, cách pha chế,.. .Ngoài ra, các cửa hàng bán lẻ cà phê còn là địa điểm cho những hoạt động khác như gặp mặt, hội họp, làm việc. Điều đó cho thấy cà phê đã và đang là một ngành có sức hút rất lớn tại Việt Nam. Trước đây, thị trường cà phê bị thâu tóm bởi ba ông lớn trong ngành là Vinacafe Biên Hòa, Nestle và Trung Nguyên thì đến nay, một loạt các công ty kể cả trong và ngoài nước đang đầu tư vào miếng mồi lớn này. Starbucks, The Coffee House, Phúc Long hay điển hình là Highlands Coffee với số lượng quán nhiều nhất và cũng có mặt tại nhiều tỉnh thành nhất (khoảng 150 cửa hàng) đã làm cho sức cạnh tranh trong nước ngày một gay gắt.

Về thị trường bán lẻ, năm 2018 ghi nhận bán lẻ cà phê tăng gần 6%, đạt gần 8.500 tỷ VNĐ. Tuy nhiên con số này đang bị chững lại so với thời điểm trước đây (tăng trưởng 18% vào năm 2014) do nhiều yếu tố như giá thành các nguyên vật liệu đầu vào cao, sức cạnh tranh sản phầm cuối cùng ngày càng lớn. Năm 2018 cũng ghi nhận giá trị xuất khẩu lớn, đạt gần 2,9 tỷ USD, chiếm 9,3% thị phần, đứng thứ 2 toàn thế giới chỉ sau Brazil (theo ITC 2018).

(Nguồn: Internet)

c. Chuỗi giá trị trong nước

Trong chương 1, bài viết đã giới thiệu tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp cà phê bao gồm bốn giai đoạn cơ bản và lớn nhất, đó là: Canh tác, chế biến, rang xay và tiêu thụ. Để cụ thể và chi tiết hơn, đối với chuỗi giá trị trong nước, bài viết sẽ chia chuỗi thành sáu giai đoạn: Sản xuất nguyên phụ liệu, canh tác, chế biến thô sơ, rang xay, marketing và phân phối sản phẩm (theo nghiên cứu của Bamber,

Guinn và Gereffi 2014)

• Sản xuất nguyên vật liệu: Đây được coi như hoạt động logistic đầu vào của ngành, bao gồm các nguyên vật liệu chính (như đất đai, giống cây trồng, người lao động,..) và các nguyên vật liệu phụ (như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,...). Đối với tất cả các ngành hàng sản xuất nói chung cũng như cà phê nói riêng, nguyên vật liệu đầu vào có vai trò rất quan trọng tới chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm hoàn thiện. Đây là một công đoạn

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w