Hoạt động marketing và phân phối sản phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 74)

2.2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA

2.2.4 Hoạt động marketing và phân phối sản phẩm

Hoạt động marketing và phân phối hiện nay đang ngày càng được chú trọng do nó tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất trong chuỗi. Các công ty thực hiện hoạt động này có thể không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, mà chỉ phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Công đoạn này đóng góp một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu cũng như nắm bắt, dự báo được xu hướng thị trường trong tương lai. Công đoạn này được các chứng chỉ bền vững chú ý ít nhất trong chuỗi giá trị vì chủ yếu chỉ tác động tới các tiêu chuẩn như quản lý, chất lượng cũng như đạo đức.

- Tiêu chuẩn về chất lượng và đạo đức:

Với các chủ trương của chính phủ hiện nay, những người nông dân sản xuất đã nhận được ngày càng nhiều hỗ trợ từ các hiệp hội tại địa phương cũng như là các công ty cà phê. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại không chỉ ở cà phê mà còn tại một số mặt hàng nông sản khác, là vẫn chỉ có một số ít các doanh nghiệp cam kết sẽ thu mua sau khi thu hoạch. Đặc biệt trong gia đoạn đang có dấu hiệu của sự tăng cung toàn cầu, thì trách nhiện của các tổ chức chính quyền, hợp tác xã là ngày càng lớn trong việc bảo vệ quyền, việc sản xuất cũng như vấn đề đầu ra cho sản phẩm của người nông dân.

- Tiêu chuẩn về quản lý:

Việc phân phối sản phẩm ra thị trường nước ngoài tại Việt Nam ta đang được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là xuất khẩu thông thường và nhượng quyền kinh doanh. Do phần lớn sản lượng xuất khẩu dưới hình thứ hạt cà phê thô, nên thương hiệu cà phê Việt Nam chưa được biết tới rộng rãi trên thị trường thế giới. Các hình thức marketing và quảng bá sản phẩm trên thị trường thế giới cũng còn rất nhiều hạn chế do chưa có sự tiếp cận trực tiếp tới các nhà tiêu dùng cuối cùng trên thế giới. Trái ngược

54

với nó thì việc phân phối và quảng bá sản phẩm tại thị trường nội địa lại khá phong phú và phát triển. Với nhu cầu sử dụng cà phê cũng như xu hướng sử dụng các sản phẩm bền vững ngày càng tăng, đây chính là bài toán cho các doanh nghiệp phải giải quyết càng sớm càng tốt.

Có tới 90% giá sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam dưới dạng cà phê thô, mới qua sơ chế. Tuy nhiên, việc phân phối và xuất khẩu cà phê Việt Nam ra các thị trường nước ngoài hiện nay đang bị phụ thuộc vào 26 đầu mối và doanh nghiệp nước ngoài mà chưa có sự tiếp cận trực tiếp với các nhà rang xay, chế biến sâu. Vấn đề này khiến các doanh nghiệp trong nước luôn rơi vào thế bị động đặc biệt trong thời kỳ được dự đoán là dư cung toàn cầu. Một tín hiệu tích cực là với sự hỗ trợ từ các bộ, ban ngành chính phủ, cùng với sự cố gắng của các doanh nghiệp, kết hợp với các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, việc quản bá, marketing và định vị thương hiệu cà phê rang xay cũng như hòa tan đã có những dấu hiệu tích cực khi đưa Việt Nam vào top 5 quốc gia xuất khấu dạng cà phê này lớn nhất thế giới, chiếm 9,1% thị phần toàn ngành.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 74)