Hoàn thiện mối liên kế của ngành hàng càphê Việt Nam, nâng cao sức

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 92 - 93)

3.2. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CÀPHÊ

3.2.8. Hoàn thiện mối liên kế của ngành hàng càphê Việt Nam, nâng cao sức

sức cạnh

tranh và năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Các bộ ban ngành cần phối hợp với nhau để tạo một mối liên kết chuỗi vững vàng, đặc biệt trong đó là Bộ Công thương và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các bộ đóng vai trò như người giám sát việc canh tác, sản xuất đồng thời hướng, dẫn và giúp đỡ người nông dân, doanh nghiệp. Đồng thơi, các bộ cũng phải xây dựng chiến lược phát triển, phát triển bền vững một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, bộ cũng sẽ là người đại diện, làm việc với các đối tác thu mua cả trong và ngoài nước, nhằm đảm bảo đầu ra và tìm đối tác lớn cho cà phê Việt Nam.

Tổ chức các hiệp hội liên quan đến ngành cà phê, bao gồm các hộ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xà,... Hiệp hội này sẽ giúp các bộ ngành kiểm soát và quản lý chất lượng, đồng thời hỗ trợ trong quá trình canh tác, thực hiện các quy trình kỹ thuật, giám sát sự liên kết trong chuỗi giá trị cả theo chiều dọc lẫn chiều nganh, hỗ trợ và trao đổi về giống, kỹ thuật công nghệ, quảng bá,. Đồng thời, hiệp hội này sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất.

Bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi nhà sản xuât, cũng cần tổ chức và xây dựng các hiệp hội bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Ngoài ra, hiệp hội này còn có thể nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường, từ đó xây dựng chiến lược phát triển và mở rộng không chỉ thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế.

Phải xây dựng được một hệ thống tiêu thụ cà phê hiệu quả, thích ứng với quá trình giao dịch mua bán trong và ngoài nước. Trong đó, cần xây dựng các kênh thông tin nhằm kết nối người mua và người bán với nhau, cung cấp các thông tin thị trường, dự báo thời tiết, mùa vụ. Đồng thời cần áp dụng các biện pháp thương mại điện tử trong mua bán, trao đổi, ký gửi qua đó giúp người dân tiếp cận được với các nhà rang xay thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà không cần thông qua các khâu trung gian, từ đó sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w