CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 39)

CỦA

NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÀ PHÊ

Cho đến nay, trong cộng đồng ngành công nghiệp cà phê đã có tới hơn 20 chương trình cấp chứng chỉ bền vững, trong số đó nổi bật lên như : Chứng chỉ Orgianic (Organic coffee), 4C (Common code for coffee community), Chứng nhận cà phê thương mại bình đẳng (Fair trade coffee), Liên minh rừng mưa (Rainforest Alliance), Cà phê tốt (UTZ certified) hay Chứng nhận cà phê trồng dưới bóng râm (Shade-Grown coffee). Tuy nhiên, trong số những chương trình lớn như này, thì những người quan tâm đến nó hiện chỉ đang chiếm một số lượng rất nhỏ. Bên cạnh đó, tùy theo khu vực mà số chứng chỉ khác sẽ được áp dụng cho cộng đồng sản xuất cà phê tại khu vực ấy. Các chương trình trên tuy nội dung, cách tiếp cận có khác nhau nhưng có chung một mục tiêu là phát triển cà phê bền vững. Mức độ quan trọng đối với các yếu tố môi trường, xã hội, kinh tế, chất lượng trong một số chương trình phát triển cà phê bền vững chủ yếu được thể hiện ở bảng dưới.Bảng 1.4: Các tiêu chuẩn trong các chứng chỉ cà phê phổ biến

v: Mức độ quan trọng; vv: mức độ rất quan trọng

(Nguồn: Nguyen GNT. and Tapan S.) Việt Nam hiện nay có hai chứng chỉ cà phê phổ biến nhất là 4C (với khoảng 123.637 ha được chứng nhận tính đến năm 2017) và Cà phê tốt (với khoảng 43.929 ha được chứng nhận tính đến năm 2017) với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt cả về môi

trường, xã hội, kinh tế và chất lượng. Trong thập kỷ vừa qua, chứng chỉ 4C là một trong những chứng chỉ phát triển mạnh mẽ nhất với tốc độ tăng trưởng khoảng 11,3%. Chứng chỉ này bao hàm tất cả các tiêu chuẩn với một mức độ quan trọng là môi trường, kinh tế, chất lượng và đặc biệt quan trọng với tiêu chuẩn xã hội. Bài viết này tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu về chứng chỉ 4C và thực trạng ngành nông nghiệp cà phê Việt Nam với chứng chỉ này.

4C - Commoon code for coffee community là một bộ quy tắc ứng xử chung và tự nguyện cho cộng đồng cà phê do Hiệp hội cà phê Đức và Cơ quan phát triển quốc tế của chính phủ Đức hình thành nhằm tăng cường tính bền vững trong chuỗi giá trị cà phê nhân thông thường và gia tăng lượng cà phê đáp ứng các tiêu chuẩn của tính bền vững. Nó bao gồm các nguyên tắc xã hội, kinh tế và môi trường trong việc sản xuất và kinh doanh cà phê nhân bền vững. 4C được xây dựng dựa trên sự nhất trí nội bộ và các nhóm bên liên quan trong đó có những người nông dân trồng với cam kết giảm thiểu thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho người làm việc, và nhiều hơn thế nữa. Tất cả các tác nhân trong chuỗi đều có thể tham gia vào chuỗi 4C như cá nhân người sản xuất, nhóm người sản xuất hay hợp tác xã, người thu mua hoặc xuất khẩu, bên kinh doanh, rang xay, các nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng. Hệ thống chứng chỉ 4C cung cấp các giải pháp độc lập, sáng tạo, đổi mới cũng như hiệu quả cho chuỗi giá trị bền vững của ngành cà phê - nơi mà tính bền vững rất được quan tâm trong việc cải thiện điều kiện sản xuất cũng như chế biến cà phê mang tính kinh tế, xã hội và môi trường.

Bên cạnh hơn 20 chứng chỉ bền vững trên toàn thế giới, các dịch vụ được cung cấp bởi 4C cung cấp các giải pháp bền vững dài hạn cho chuỗi giá trị cà phê, cũng như giúp người nông dân và cộng đồng sản xuất cà phê cải thiện chất lượng sản phẩm và cuộc sống của họ. Hiện nay, cà phê 4C được sản xuát trên 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, bởi hơn 500.000 doanh nghiệp và vừa và nhỏ, diện tích canh tác lên tới 1,7 triệu ha.

4C xây dựng dựa trên các thực hành nông nghiệp và quản lý tốt mang tính cơ bản. Bộ quy tắc ứng xử nhắm đến loại trừ những thực hành không thể chấp nhận và khuyến khích cải thiện không ngừng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. 3 chức năng chính của 4C bao gồm:

Tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn xã hội Tiêu chuẩn quản lý (kinh tế) Tiêu chuẩn chất lượng Tiêu chuẩn đạo đức Đất (10%) Quyền con người và cộng đồng địa phương (19%) Khả năng về tài chính (15%) Quản lý chất lượng sản phẩm/ dịch vụ (67%) Tiêu chuẩn và nguyên tắc chống tham nhũng và hối lộ (78%) Rừng (6%) Điều kiện làm việc của người lao động (25%) Quản lý sự bền vững (44%) Hệ thống quản lý thực phẩm (33%) Tuân thủ pháp luật quốc gia,

khu vực và quốc tế (22%) Các nguyên liệu đầu vào (27%) Mối quan hệ trong môi trường lao động (35%) Quản lý chuỗi cung ứng (41%) Sự đa dạng sinh học (24%) Phát triển con người và giao tiếp xã hội 21% Xử lý chất thải (14%) Nguồn nước (12%) Năng lượng (5%)

Khi hậu - lượng carbon (2%)

22

tiếp tục tiến đến sản xuất bền vững.

• Quảng bá và tiến tới hợp tác với các tiêu chuẩn khác và đưa tổ chức thâm nhập vào thị trường.

• Đề ra các chương trình cà phê bền vững rộng hơn.

Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, các đơn vị muốn tham gia vào chương trình 4C phải có đầy đủ các tiêu chuẩn về: Môi trường (108 yêu cầu cụ thể), xã hội (112 yêu cầu cụ thể), quản lý (39 yêu cầu cụ thể), chất lượng (66 yêu cầu cụ thể), và đạo đức (23 yêu cầu cụ thể).

23

Ngoài việc hướng tới sự phát triển bền vững, chương trình 4C còn đem lại nhưng lợi ích vô cùng to lớn. về phương diện xã hội, nó đảm bảo điều kiện sống và làm việc tốt cho người lao động và gia đình. Về phương diện môi trường, nó giúp bảo tồn đa dạng sinh học và giảm thiểu tác động của việc sản xuất tới môi trường. Về phương diện kinh tế, nó giúp đem lại thu nhập hợp lý cho tất cả các thành viên trong chuỗi cà phê, tiếp cận thị trường tự do, sinh kế bền vững. Để có thể đạt được những lợi ích đó, 4C đã nghiên cứu và công bố một bộ quy tắc bao gồm:

• 11 nguyên tắc đảm bảo điều kiện sống và làm việc • 11 nguyên tắc bảo vệ môi trường tự nhiên

• 6 nguyên tắc giúp đỡ người nông dân tăng lợi nhuận • 10 quy tắc thực hành không được chấp nhận

Khác với cá hệ thống chứng nhận khác, 4C chỉ kiểm tra sự phù hợp chứ không chứng nhận sự phù hợp, do đó không cấp chứng chỉ. Cụ thể hơn, kiểm tra 4C là xem xét sự phù hợp với tiêu chuẩn cơ bản của 4C, bao gôm 28 chỉ tiêu cho phức hợp những quan tâm môi trường, xã hội và kinh tế. Tất cả kiểm tra 4C được một tổ chức kiểm tra hoặc chứng nhận thứ ba độc lập tiến hành, các tổ chức này đã qua đào tạo kiểm tra 4C và được chính thức đạt ISO/Guide 65. Kiểm tra 4C được thực hiện ở cấp độ đơn vị 4C. Có thể thành lập đơn vị 4C ở bất kỳ cấp độ nào trong chuỗi cà phê, từ cấp độ người sản xuất/nhóm người sản xuất cho tới cấp độ nhà rang xay. Kiểm tra được miễn phí cho người sản xuất: chi phí kiểm tra do hiệp hội 4C trang trải thông qua phí thành viên chủ yếu do các thành viên công nghiệp đóng góp. Bên cạnh đó, 4C không cho sử dụng nhãn hoặc logo của 4C nhưng cho sử dụng tuyên bố là thành viên 4C trên bao bì. Tuyên bố thành viên không liên quan gì tới số lượng và chất lượng cà phê chứa bên trong nhưng đó là một phương tiện để cho các thành viên công nghiệp của 4C nhấn mạnh rằng họ hỗ trợ cho Tiếp cận bền vững 4C.

Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy rằng 4C đã được sử dụng làm chứng nhận tiêu chuẩn chính của các nước nhập khẩu cà phê như Mỹ, Đức, Hàn Quốc,... đều là những quốc gia có kim ngạch nhập khẩu cà phê lớn. Do đó, từ năm 2011 tới 2016 theo ITC, đã có sự tăng trưởng đáng kể trong các lĩnh vực được chứng nhận theo tiêu chuẩn của 4C, đặc biệt là ở các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn như Brazil, Việt Nam, Colombia, Ehiobia. Tính đến năm 2016, có 28 quốc gia với khoảng 1,7 triệu ha vùng sản xuất cà phê toàn cầu được chứng nhận bởi 4C, trong đó có tới hơn 500.000 các nhà

sản xuất nhỏ lẻ. Đứng đầu trong các quốc gia kể được chứng nhận 4C là Brazil, và Việt Nam đứng vị trí thứ 3 trong danh sách này với khoảng hơn 150.000 ha được kiểm tra phù hợp.

Do chi phí cao hơn liên quan đến chứng nhận và năng suất có thể thấp hơn do điều kiện canh tác được quản lý nghiêm ngặt hơn nên cà phê được chứng nhận thường có giá cao hơn cà phê thông thường. Mặc dù nhiều người tiêu dùng đánh giá cao lợi ích không chỉ cho sức khỏe của chính họ mà còn cho sức khỏe của nông dân và môi trường, xã hội nhưng vẫn tồn tại nhiều mặt trái của cà phê được chứng nhận bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại.

25

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 - Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu ngành càu phê đã trình bày các khái niệm, nội dung liên quan đến chuỗi giá trị, chuỗi giá trị toàn cầu và các hoạt động bên trong nó từ đó đưa ra các khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu bền vững. Chuỗi giá trị toàn cầu bền vững được hiểu là áp dụng tính bền vững vào từng công đoạn, từng hoạt động trong chuỗi. Việc xây dựng một chuỗi giá trị toàn cầu bền vững có nghĩa là quản lý một vòng đời chuỗi giá trị hoàn chỉnh, từ việc thiết kế sản phẩm, xây dựng quy trình, logistics, quản lý, marketing và sales với những yếu tố phát triển bền vững như kinh tế, môi trường và xã hội. Một chuỗi giá trị bền vững là điều kiện cần thiết cho khả năng cạnh tranh liên quan đến giá cả, chất lượng, độ tin cậy, tính linh hoạt và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Từ đó, xác định được những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến chuỗi giá trị toàn cầu bền vững. Chương 1 cũng đã có cái nhìn tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu ngành cà phê từ các hoạt động như canh tác, chế biến, rang xay hay tiêu dùng. Đồng thời, chương này cũng chỉ ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững chuỗi giá trị của ngành công nghiệp cà phê và tập trung khai thác vào chứng chỉ 4C. Đây là chứng chỉ đi sâu vào các tiêu chuẩn như môi trường, xã hội, kinh tế, chất lượng và đạo đức. Tuy nhiên, với chi phí áp dụng các tiêu chuẩn này khá cao đồng thời có thể cho năng suất chưa lớn sẽ là một rào cản lớn cho người dân cũng như doanh nghiệp nước ta cần phải vượt qua.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NGÀNH CÀ PHÊ TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w