TRƯỜNG QUỐC TẾ
Cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 80 quốc gia và vùng lãng thổ trên toàn thế giới. Thị trường tiêu dùng chính của cà phê Việt Nam trên thế giới là các nước Châu Âu và Mỹ. Còn tại các nước Châu Á, người dân chủ yếu sử dụng trà, nhưng tiêu dùng cà phê đã và đang phát triển trong những năm gần đây với sự xuất hiện của chuỗi các cửa hàng cà phê đã dẫn tới sự hình thành nên văn hóa cà phê ngày một phát triển và lớn mạnh. Kết quả là, theo thống kê của Tổ chức cà phê Quốc tế - Việt Nam, sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các nước Châu Á đã tăng nhanh đáng kể, từ khoảng 10% tổng sản lượng xuất khẩu cà phê đi các nước vào 10 năm trước trở thành 24% tổng sản lượng tính đến năm 2016. Số liệu trên đã cho thấy, ngày càng có nhiều thị trường tiềm năm hơn cho cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế. Với thị trường đồ uống cà phê toàn cầu được đánh giá là hơn 500 tỷ USD, trong khi xuất khẩu cà phê Việt Nam chi chiếm gần 2,9 tỷ USD, cho thấy ngành công nghiệp cà phê có tiềm năng rất lớn để phát triển, mở rộng thị phần trên thị trường toàn cầu. Để hiện thực hóa điều này, cà phê Việt Nam có không ít cơ hội, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn.
3.1.1 Cơ hội của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế
Không chỉ các nước Châu Âu, cà phê đã dần trở thành đồ uống quen thuộc với nhiều người dân trên toàn cầu. Sử dụng cà phê đã trở thành một phần văn hóa của nhiều quốc gia trên toàn thế giới từ việc khởi đầu một ngày mới, lấy lại sự tính táo hay bắt đầu các cuộc trò chuyện. Trong suốt thập kỷ qua, tiêu thụ cà phê đã cho thấy sự tăng trưởng đáng kể, điển hình như trong năm tài chính 2018-2019, nhu cầu về cà phê đã tăng trung bình 3,4%, lên tới 168,1 triệu bao. Kết quả này một phần là do tiêu thụ tại Châu Âu cũng như Bắc Mỹ tăng trưởng một cách vượt bậc, trung bình lần lượt là 4,9% và 5,7%. Đây hầu hết là những đối tác quan trọng trong nhập khẩu cà phê từ Việt Nam. Nhập khẩu cà phê trên thế giới trong thập kỷ vừa qua, dù có nhiều biến động, nhưng vẫn đạt kim ngạch trung bình là hơn 31 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổ chức cà
Loại cơ sở_______ Số lượng Công suất thiết kế Công suất thực tế
Chế biến cà phê nhân 97 1.503 triệu tấn_____ 83,6%
Chế biến cà phê rang xay 160 51,7 nghìn tấn/năm
Chế biến cà phê hòa tan 8 36,5 nghìn tấn/năm 97,9%
Chế biến cà phê phối trộn__________________
11 139,9 nghìn
tấn/năm___________
81,6% 64
phê quốc tế ICO, trong niên vụ 2019-2020, Brazil - quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, ước tính sản lượng giảm 12,2% so với năm ngoái. Cùng với việc một số quốc gia như Colombia, Indonesia cũng đang có dấu hiệu chững lại trong sản lượng, đây có thể là thời điểm để Việt Nam tận dụng, vừa tạo thương hiệu với người tiêu dùng, vừa tạo được lợi nhuận cao hơn.
Châu Âu là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam, với mức tiêu thụ chiếm khoảng 40% tổng sản lượng và 38% tổng kim ngạch xuất khẩu. Và vào ngày 30/6/2019, Việt Nam đã chính thức ký kết vào hiệp định thương mại tự do EVFTA với đối tác chính là 28 thành viên của EU, và dự kiến sẽ có hiệu lực ngay trong tháng 7 năm 2020. Khi hiệp định này có hiệu lực, sẽ có khoảng 93% dòng thuế của ngành cà phê về mức 0%. Đây được coi là một cơ hội cực kỳ lớn, khi các rào cản về thuế quan dần được phá bỏ, sản phẩm cà phê Việt Nam sẽ tăng tính cạnh tranh hơn so với các sản phẩm quốc tế, mở ra nhiều cơ hội thúc đấy xuất khẩu cà phê Việt Nam nói riêng và hàng hóa Việt nói chung. Đối tác quốc tế lớn tiếp theo của Việt Nam là thị trường Đông Nam Á, với mức tiêu thụ chiếm khoảng 13% tổng sản lượng và kim ngạch. Với đối tác này, Việt Nam đã ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do và hầu hết là đã có hiệu lực như AFTA (Việt Nam và các nước ASEAN). Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký kết hiệp định thương mại tự do với rất nhiều quốc gia tiêu thụ cà phê như Nhật Bản (AJEPA), Hàn Quốc (VKFTA),...
Thời gian vừa qua, Việt Nam ký kết ngày càng nhiều các hiệp định thương mại tự do. Với các ưu đãi thuế quan từ các hiệp định này, các doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu tập trung hơn vào việc nghiên cứu các máy móc, công nghệ chế biến sâu nằm nâng cao giá trị gia tăng, đồng thời tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị quốc tế. Trong khoảng hai thập kỷ qua, Việt Nam hầu hết đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê nhân, đồng thời giữ vị trí đầu trong xuất khẩu cà phê vối robusta. Bên cạnh đó, mặc dù nền khoa học kỹ thuật chưa thực sự phát triển, nhưng Việt Nam cũng là quốc gia xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan lớn thứ 5 trên toàn thế giới.
Tính đến nay, nước ta đã có khoảng 276 cơ sở từ sơ chế cho tới chế biến chuyên sâu, được thể hiện ở bảng dưới:
65
Trong đó có các sản phẩm như cà phê bột của Trung Nguyên và cà phê hòa tan của Vinacafe, Trung Nguyên đã có những sự quảng bá, marketing tới thị trường quốc tế, được đông đảo người tiêu dùng ủng hộ. Sản phẩm cà phê mang thương hiệu Việt Nam đã và đang được người tiêu dùng quốc tế biết tới. Đây sẽ là một bước đệm, là cơ hội lớn cho những doanh nghiệp nước ta muốn tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, đưa sản phẩm mang thương hiệu Việt đến ngày càng nhiều các thực khách quốc tế.
3.1.2. Thách thức của cà phê trên thị trường quốc tế
Tuy có nhiều cơ hội lớn, nhưng cà phê Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức đến từ cả năng lực sản xuất trong nước, cho tới sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài.
Được biết tới như thủ phủ cà phê vối robusta trên toàn thế giới với 96% tổng diện tích canh tác cà phê cả nước, Việt Nam vẫn đang phải chịu nhiều thách thức đến từ Brazil. Theo tờ Les Echos (Tiếng vang) của Pháp ghi nhận trong năm 2019, số lượng lớn cà phê vối robusta của Brazil được nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Châu Âu. Đây cũng là thị trường tiêu thụ chính của cà phê Việt Nam với khoảng 40% sản lượng. Như các báo cáo trước đây, Brazil đang tập trung chủ yếu vào sản xuất giống cà phê chè arabica (80% tổng diện tích canh tác) thì có thể thấy đây là một hiện tượng bất thường và người ta quan ngại rằng Brazil sẽ thay thế Việt Nam trở thành quốc gia phân phối cà phê vối robusta lớn nhất thế giới. Cũng theo tờ Les Echos, loại cà phê được Brazil xuất khẩu này là loại cà phê vối robusta conilon. Đây là loại cà phê có giá thành rẻ hơn nhiều so với giống robusta của Việt Nam, đặc biệt là loại sản phẩm này đang nhận được nhiều sự chú ý của các doanh nghiệp chế biến cũng như người tiêu dùng.
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu cà phê, thế nhưng nước ta lại đang có sự liên kết giữa các thành phần trong chuỗi giá trị chưa
66
được cao. Việt Nam cũng chưa có các tổ chức đại diện uy tín trên thế giới, tổ chức đại diện duy nhất của nước ta hiện nay là Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA). Đồng thời, khách hàng trên thị trường quốc tế hiện nay đang có nhiều hơn nhu cầu sử dụng các sản phẩm cà phê bền vững. Năm 2014, Việt Nam cũng chính thức phê duyệt Đề án phát triển bền vững cho cây cà phê đến năm 2020 với mục tiêu 80% diện tích canh tác được áp dụng các phương pháp bền vững trong tất cả các khâu như sản xuất, thu mua và chế biến cà phê, thương mại cà phê. Đồng thời, đưa ra mục tiêu 80% sản lượng cà phê được xuất khẩu trực tiếp cho các nhà tiêu thụ hoặc rang xay nước ngoài mà không cần qua trung gian. Đây thực sự là một thách thức lớn cho ngành công nghiệp cà phê nước nhà.
Căng thẳng leo thang trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung, hai cường quốc hàng đầu thế giới hiện nay, đã tác động lớn tới thị trường cà phê. Trong năm 2019, giá cà phê thu mua trong nước đang có xu hướng giảm khiến cho người nông dân giữ hàng và chưa muốn bán tại thời điểm này. Bên cạnh đó, các sản phẩm cà phê Việt Nam có chất lượng chưa thực sự cao, thiếu tính đa dạng. Cùng với đó, nước ta phải chịu sự cạnh tranh gay gắt tới từ các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu khác như Brazil, Colombia, Thụy Sĩ đã đẩy sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam xuống thấp. Theo hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam, cụ thể trong 4 tháng đầu năm 2019, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ giảm tới 19,8%, sang Đức giảm 13%. Đây là hai thị trường được coi là truyền thống của Việt Nam trong lĩnh vực cà phê. Các thị trường khác cũng có sự sụt giảm đáng kể như Nhật Bản (12,5%), Algeria (25,2%), Hàn Quốc (11,2%), Pháp (14%), Ấn Độ (33,7%),...
Tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế đang ngày một tăng cao, không chỉ xét trên khía cạnh các quốc gia với nhau mà còn giữa những doanh nghiệp với nhau. Ngay tại thị trường Việt Nam, sự cạnh tranh đang diễn ra vô cùng lớn khi các thương hiệu cà phê nước ngoài ồ ạt vào nước ta như Starbucks, McCafe, Dunkin Donuts, PJ’s Coffee,. Tiêu dùng nội địa vẫn phải nhập khẩu cà phê ngoại để phục vụ cho các thương hiệu này. Các sản phẩm như cà phê rang xay, hòa tan được xuất khẩu chủ yếu là từ hai doanh nghiệp cà phê lớn tại nước ta là Trung Nguyên và Vinacafe. Các doanh nghiệp này thâm nhập các thị trường nước ngoài chủ yếu dưới hai hình thức là xuất khẩu thông thường và nhượng quyền kinh doanh. Hiện nay, Trung Nguyên đã có những thỏa thuận hợp tác với khoảng 59 quốc gia dưới hình thức nhượng quyền kinh
doanh, phân phối tái các siêu thị bán lẻ lớn như Costo, E-mart,... nhưng do thiếu sự tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng, nên các doanh nghiệp nước ta phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp đa quốc gia khác với số vốn đầu tư lớn.