Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn​ (Trang 67 - 74)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánhTiên Sơn bình quân có sự tăng trưởng qua các năm ở tất cả các chỉ tiêu tổng tài sản, dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu giảm. Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánhTiên Sơn các năm 2013 - 2015

ĐVT: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tuyệt đối Tăng

trưởng

Tuyệt đối

Tăng

trưởng Tuyệt đối

Tăng trưởng 1 Tổng tài sản 1.858,72 10,8% 2.143,67 15% 2.411,08 12% 2 Dư nợ bình quân 1.620,00 23,4% 1.755,20 8% 1.722,82 -2% 3 Dư nợ cuối kỳ 1.759,52 18,3% 1.932,07 10% 1.578,62 -18% 4 HĐV bình quân 1.384,71 3,7% 1.633,69 18% 1.984,04 21% 5 HĐV cuối kỳ 1.530,32 2,7% 1.992,57 30% 2.282,63 15%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD 2013-2015 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn)

- Tổng tài sản trong 3 năm có sự tăng trưởng với tốc độ tăng bình quân khá cao đạt 12%. Tổng tài sản tăng do nền vốn huy động được cải thiện và tăng cao trong các năm. Là điều kiện thuận lợi cho chi nhánh tự chủ về nguồn vốn và tăng năng lực tài chính cũng như có khả năng cạnh tranh lãi suất cho vay để đẩy mạnh việc phát triển hoạt động tín dụng.

- Dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân 03 năm là 7,0% thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành là 16,43%, số tuyệt đối tăng trưởng trong giai đoạn này là 122 tỷ đồng. Mặc dù mặt bằng lãi suất cho vay được cải thiện tuy nhiên khả năng hấp thu vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như trong cả nước thấp, tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn trong chu kỳ suy thoái.

- Dư nợ cuối năm 2015 là 1,578 tỷ đồng, chi nhánh đảm bảo mọi thời điểm tuân thủ đúng giới hạn tín dụng mà Viettinbank giao, so với năm 2014 dư nợ giảm khoảng 18% (số tuyệt đối giảm khoảng 353 tỷ đồng), tuy nhiên với nỗ lực của chi nhánh đã tăng trưởng được một số khách hàng có năng lực tài chính tốt, khách hàng có hiệu quả và tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm nền kinh tế như: khách hàng là DNVVN, ngoài quốc doanh, bán lẻ…

Để thấy rõ hơn hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn chúng ta sẽ xem xét hoạt động tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, cơ cấu thời hạn vay vốn, cơ cấu ngành nghề hoạt động.

+ Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn

Tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn/tổng dư nợ có xu hướng giảm dần qua các năm giảm thiểu rủi ro và cải thiện thanh khoản trong hoạt động ngân hàng, tính đến thời điểm 31/12/2015 giảm còn 13% (so với năm 2013 là 16,5%). Chi nhánh đánh giá các dự án này có hiệu quả, khách hàng có đủ khả năng trả nợ cho chi nhánh. Ngoài ra chi nhánh hạn chế tối đa các khoản vay trung dài hạn không hiệu quả tích cực cho vay ngắn hạn đảm bảo thực hiện đúng cơ cấu mà Viettinbank đã giao.

- Việc dư nợ tín dụng tập trung vào ngắn hạn trong thời kỳ này bên cạnh việc tuân thủ theo định hướng phát triển của hệ thống, còn phản ánh thực trạng giai đoạn sau suy thoái của nền kinh tế. Các dự án trung hạn do đòi hỏi vốn lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu nên chưa được các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mà chủ yếu tập trung vào các phương án kinh doanh ngắn hạn, có mức vốn đầu tư vừa phải, chi phí vốn thấp, lợi nhuận đạt mức mong đợi và đặc biệt tốc độ luân chuyển vốn nhanh, đáp ứng được những thay đổi đột biến của nền kinh tế và nhờ đó, hạn chế được các rủi ro trong kinh doanh.

Bảng 3.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số dư Cơ cấu

(%) Số dư Cơ cấu

(%) Số dư Cơ cấu

(%)

Dư nợ 1.759,5 100 1.932 100 1.578 100 Dư nợ ngắn hạn 1.468,8 83,5 1.715,7 88,8 1.366,5 87

Trung, dài hạn 290,7 16,5 216,3 11,2 211,5 13

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD 2013-2015 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn)

+ Cơ cấu tín dụng theo loại hình

Cơ cấu cho vay theo loại hình có sự chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp, tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ là các cá nhân và hộ kinh doanh cá thể. Dư nợ cho vay bán lẻ tăng dần qua các năm, tính đến 31/12/2015 đạt tỷ trọng 36% trên tổng dư nợ (năm 2012 chỉ đạt 22%), cao hơn mức bình quân chung của toàn ngành và tiếp tục có sự chuyển biến tích cực. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn trở thành một trong những Ngân hàng chủ lực cung ứng vốn cho các Doanh nghiệp nhà nước, góp phần cơ cấu, sắp xếp hỗ trợ các Doanh nghiệp nhà nước tồn tại và phát triển trong một thời kỳ dài.

Trên cơ sở đổi mới toàn diện cơ cấu khách hàng với chủ trương xây dựng mô hình ngân hàng thương mại hiện đại, Viettinbank từng bước đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu khách hàng, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hướng tới nhiều thành phần kinh tế. Thực tế cho thấy việc nghiên cứu, phân tích hiệu quả kinh doanh ngân hàng trong từng nhóm ngành là rất quan trọng, góp phần cơ bản vào định hướng phát triển chung của toàn hệ thống. Tuy nhiên, hiện nay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn, việc cho vay tiêu dùng bán lẻ chưa phát huy được hết các điểm mạnh vốn có, chưa có những nét đặc thù trở thành bản sắc tạo nên ưu thế cạnh tranh với các ngân hàng khác. Điều

này cũng cần sự quan tâm thích hợp của ban lãnh đạo trong thời gian tới nhằm hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm, đưa kinh doanh bán lẻ phát triển vượt bậc trở thành một mảng lớn trong bức tranh tín dụng của chi nhánh.

Việc tăng này Chi nhánh tập trung vào các khách hàng ngoài quốc doanh, các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực SXKD thương mại, tư nhân cá thể vay kinh doanh nhỏ, tiêu dùng mua nhà sửa chữa nhà cửa, mua ô tô, vay lương… các khách hàng này đảm bảo hiệu quả mang lại lợi nhuận cho chi nhánh.

Việc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơnđạt được bước chuyển mạnh mẽ trong việc cơ cấu lại các khách hàng bên cạnh việc tuân thủ định hướng phát triển của hệ thống còn phản ánh sự năng động và chính xác trong các quyết định kinh doanh của tập thể Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chi nhánh.

Bảng 3.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại hình của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số dư Cơ cấu

(%) Số dư Cơ cấu

(%) Số dư Cơ cấu (%)

Cơ cấu tín dụng 1.759,5 100 1.932 100 1.578 100

- DN 1.283,8 73 1.402,6 72,6 1.012,3 64

- Cá nhân 475,7 27 529,4 27,4 565,69 36

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD 2013-2015 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn)

+ Cơ cấu cho vay theo tài sản bảo đảm

Sau giai đoạn cho vay luôn yêu cầu phải có tài sản đảm bảo ở mức cao từ 90% tổng dư nợ, đến thời điểm hiện nay trong điều kiện khó khăn chung của các doanh nghiệp, dư nợ liên tục tăng lên trong khi thời gian khấu hao tài sản ngày càng ngắn đi. Vì vậy dư nợ có tài sản đảm bảo giảm dần qua các năm.

Tỷ trọng dư nợ có đảm bảo bằng tài sản giảm dần từ 89% năm 2012xuống 75% năm 2015.

Bảng 3.5: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo tài sản bảo đảm

của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số dư Cơ cấu

(%) Số dư Cơ cấu

(%) Số dư Cơ cấu

(%)

Dư nợ 1.759,5 100 1.932 100 1.578,5 100 Dư nợ có đảm bảo bằng tài sản 1.452 82,5 1.391 72 1.183 75 Dư nợ không có đảm bảo bằng tài sản 308 17,5 541 28 394,5 25

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD 2013-2015 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn)

+ Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề

Theo ngành nghề kinh tế, cho vay các ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ (29%). Dư nợ cho vay ngành xây dựng đã giảm dần qua các năm nhưng vẫn chiếm một tỷ trong khá lớn trong tổng dư nợ (22%).

Bảng 3.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Dư nợ 1.759,5 100 1.932 100 1.578 100 Xây dựng 438,1 24,9 405,7 21,0 347,2 22 Giao thông 65,1 3,7 73,4 3,8 55,2 3,5 Gia công giày dép, dệt may 161,9 9,2 224,1 11,6 149,9 9,5 Công nghiệp chế biến 517,3 29,4 552,6 28,6 457,6 29 Nông lâm nghiệp 110,8 6,3 115,9 6,0 91,5 5,8 Thương mại và dịch vụ 441,6 25,1 531,3 27,5 457,6 29 Ngành khác 24,6 1,4 29,0 1,5 18,9 1,2

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD 2013-2015 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn)

Năm 2015, công tác quản lý danh mục tín dụng đối với các ngành kinh tế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn đã đạt được bước tiến quan trọng, đặc biệt là giảm tỷ trọng cho vay xây lắp xuống còn 22%/tổng dư nợ theo đúng mục tiêu đã đề ra.

Ngân hàng đã và đang triển khai thực hiện đánh giá các lĩnh vực, khu vực đầu tư an toàn, hạn chế và tăng cường kiểm soát cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao. Hiện tại, ngân hàng tập trung và ưu tiên đầu tư cho các ngành thuốc tân dược, giày dép, dệt may, chế biến, nhà ở và đã thực hiện điều chỉnh đầu tư vào các ngành khác như gạch ngói, xây lắp…

+ Nợ quá hạn, nợ xấu:

Nợ xấu chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp xây lắp. Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn đã rất nỗ lực nhằm giảm tỉ lệ nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng. Hàng năm ngoài việc xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, Viettinbank Tiên Sơn còn thực hiện nhiều biện pháp để tận thu nợ xấu, nợ quá hạn, nhờ vậy đã giảm được nợ xấu, nợ quá hạn. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn là 1.71% (năm 2012 là 0.8%), tỷ lệ nợ xấu là 1,72% (năm 2012 là 1.65%).

+ Tình hình thực hiện trích DPRR và thu nợ ngoại bảng: Thực hiện

trích lập DPRR theo kế hoạch, tích cực thu hồi nợ ngoại bảng cải thiện năng lực tài chính nâng cao khả năng dự phòng.

- Về lãi treo: lãi treo của chi nhánh tương đối cao (năm 2013 là 9,3 tỷ đồng và năm 2015 là 10 tỷ đồng), nguyên nhân cơ bản lãi treo tăng do khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như tại Việt Nam cho nên đa số các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, Chi nhánh đang nỗ lực tập trung cao độ để xử lý trong năm 2015 và các năm tiếp theo.

Bảng 3.7: Nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ 1.759,5 100 1.932 100 1.578 100 Nợ quá hạn 13,7 0,78 15,6 0,81 26,9 1,71 Nợ xấu 16,9 0,96 22,8 1,18 27,2 1,72

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD 2012-2015 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn​ (Trang 67 - 74)