Thực trạng phát triển sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn​ (Trang 76 - 80)

5. Kết cấu luận văn

3.3. Thực trạng phát triển sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng thương mạ

3.3.1. Các sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn dành cho khách hàng doanh nghiệp

Mặc dù các sản phẩm tín dụng do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xây dựng và được áp dụng tại Chi nhánh Tiên Sơn cũng như tất cả các chi nhánh trong cả nước có những điểm mạnh nhất định khi so sánh với một số ngân hàng thương mại khác nhưng trong quá trình thực hiện cũng gặp không ít những vướng mắc cần được khắc phục. Chính những vướng mắc này khi không được giải đáp, hướng dẫn kịp thời đã dẫn tới những khó khăn cũng như mang lại rủi ro, hạn chế trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Một số hạn chế trong cung cấp tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn cần được khắc phục trong thời gian tới được thể hiện một phần thông qua các chỉ tiêu hoạt động của Chi nhánh trong 3 năm gần đây:

Bảng 3.8: Các chỉ tiêu hoạt động của chi nhánh các năm 2013 - 2015

ĐVT: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tuyệt đối Tăng trưởng Tuyệt đối Tăng trưởng Tuyệt đối Tăng trưởng 1 Dư nợ bình quân 1.620,00 23,4% 1.755,20 8% 1.722,82 -2% 2 Dư nợ cuối kỳ 1.759,52 18,3% 1.932,07 10% 1.578,62 -18% 3 HĐV bình quân 1.384,7 3,7% 1.633,69 18% 1.984,04 21% 4 HĐV cuối kỳ 1.530,32 2,7% 1.992,57 30% 2.282,63 15% 5 Tỷ lệ nợ xấu 0,96% 1,18% 1,72% 6 Trích DPRR 4,65 7,03 10,06 7 TT dư nợ NH/TDN (%) 1.468,8 83% 1.715,7 89% 1.366,5 1.468,8 8 TT dư nợ TDH/TDN (%) 290,7 17% 216,3 11% 211,5 290,7 9 Tỷ trọng DN bán lẻ (%) 316,4 22% 475,7 27% 529,4 27,4%

10 Tỷ lệ giảm dư lãi treo so

năm trước (%) 6,34 182% 9,30 147% 10,01 108%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn)

- Về tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ giảm dư lãi treo nói chung: Trong 03 năm trở lại đây tỷ lệ này vẫn chưa được khống chế, nợ xấu, lãi treo vẫn tiếp tục gia tăng do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan của nền kinh tế. Chi nhánh đã chỉ đạo quyết liệt để tận thu lãi treo song đa số các đơn vị có lãi treo đều rơi vào những đơn vị có khó khăn về tài chính nên việc thu nợ gốc và lãi phát sinh đã là vấn đề khó khăn đối với đơn vị, vì vậy việc tận thu lãi treo là vẫn đề nan giải mà chi nhánh chưa tìm được biện pháp hữu hiệu. Chi nhánh vẫn đang thực hiện biện pháp thu hồi dần dần để đơn vị có điều kiện trả nợ gốc và lãi

phát sinh đồng thời có một số đơn vị thực sự khó khăn nhưng đã có thiện trí trả nợ Chi nhánh đang đề nghị Trung ương miễn giảm lãi.

Trong giai đoạn 2013-2015 hoạt động tín dụng của Chi nhánh tương đối khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, các doanh nghiệp đối mặt với lãi xuất ngân hàng tăng cao, hàng hóa tồn kho tăng cao. Cho vay theo loại hình doanh nghiệp cũng có những hạn chế nhất định: Các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn trước đây (khi đất nước còn khó khăn) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nhưng khi bước vào nền kinh tế đa thành phần trong bối cảnh hòa nhập vào bình diện kinh tế thế giới, hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ những yếu kém với trình độ quản lý thấp, bố trí vốn, cơ cấu không hợp lý, mất cân đối trong đầu tư vốn, ít hoặc không có vốn tự có tham gia đầu tư, sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường yếu, giá thành sản phẩm cao, quyết định đầu tư không đúng hướng, dẫn tới hàng sản xuất ra không tiêu thụ được, kể cả trong nước cũng như ngoài nước dẫn tới doanh nghiệp bị thua lỗ. Hơn nữa, tình hình tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, gây ra khó khăn cho phía ngân hàng trong việc thẩm định, đánh giá doanh nghiệp.

Mặc dù Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơngặp nhiều khó khăn trong hoạt động như: nền khách hàng cũ để lại chủ yếu là các DNNN hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp đang gặp khó khăn về tài chính, nợ xấu, nợ quá hạn, nợ ngoại bảng, lãi treo cao, cán bộ tín dụng chi nhánh đa phần còn trẻ mới vào ngành và thay đổi liên tục tuy nhiên hoạt động tín dụng chi nhánh trong 3 năm qua thực hiện theo đúng sự chỉ đạo điều hành của Viettinbank từng thời kỳ với mục tiêu đảm bảo tăng trưởng an toàn hiệu quả gắn chặt với mục tiêu cơ cấu lại danh mục tín dụng, ưu tiên vào cho vay các khách hàng tốt, có năng lực tài chính, các lĩnh vực ngành nghề ưu tiên phát triển của Nhà nước (xuất nhập khẩu, ngành mũi nhọn tạo các cân đối lớn nền kinh tế, các khách hàng tư nhân cá thể,…), tích cực xử lý nợ xấu, nợ

ngoại bảng, lãi treo đảm bảo hoàn thành theo đúng lộ trình đề ra. Tuy vậy, trong giai đoạn này bên cạnh những mặt tích cực cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của hoạt động tín dụng những năm tiếp theo như tỷ lệ nợ xấu, lãi treo có chiều hướng gia tăng, khó khăn trong hoạt động của những đơn vị xây lắp .…

- Cho vay theo thời hạn vay vốn trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào ngắn hạn, các dự án cho vay trung dài hạn phát sinh mới không có nhiều, trong khi một số dự án đã giải ngân xong gặp phải rủi ro khá lớn… gây khó khăn cho chi nhánh trong quá trình thu hồi nợ.

Công tác huy động vốn trong giai đoạn 2013-2015 chịu nhiều áp lực bởi sự cạnh tranh hết sức căng thẳng giữa các Ngân hàng. Sự biến động của các luồng tiền trong lưu thông là tác nhân mạnh mẽ tới công tác huy động vốn, mặt khác do đồng tiền mất giá nên lãi suất huy động trong năm liên tục tăng vào những tháng giữa năm 2013, sau đó lại liên tục giảm vào những tháng cuối năm vì vậy luồng tiền vào ra không ổn định làm cho chỉ tiêu huy động vốn của Chi nhánh cũng theo đó mà tăng giảm đột biến từ đó tác động đến khả năng chủ động về vốn để cung ứng cho hoạt động tín dụng.

Bên cạnh đó việc phát triển các sản phẩm mới cũng gặp khó khăn do công tác phát triển khách hàng mới trong năm chưa được triển khai mạnh mẽ do tình hình biến động của nền kinh tế và thị trường, khách hàng TCKT thường gửi các kỳ hạn ngắn để tận dụng tối đa lãi suất và thời gian nguồn vốn nhàn rỗi để gửi Ngân hàng nên nguồn vốn này không mang tính ổn định, mặt khác do áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng, lãi suất huy động giữa các Ngân hàng không đồng nhất, nên việc phát triển khách hàng rất khó khăn.

Ngoài những thực trạng trên, hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn còn có những khó khăn, hạn chế nhất định. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.

- Việc xây dựng các sản phẩm tín dụng đặc thù hiện nay chủ yếu hướng tới việc quản lý, kiểm soát tốt rủi ro, chưa chú trọng nhiều vào việc hướng tớiđáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Hầu hết các sản phẩm tín dụng đặc thù mới xây dựng được các cơ chế chính, chưa xây dựng được giá bán sản phẩm (lãi suất vay) riêng, do vậy đã làm giảm tính linh hoạt khi triển khai sản phẩm.

- Phần lớn các sản phẩm khi xây dựng chưa xác định được tiêu chí đánh giá hiệu quả sản phẩm và chưa được theo dõi, quản lý một cách thống nhất.

- Trong quá trình triển khai các sản phẩm tín dụng, nhận thức và trình độ cán bộ một số nơi còn hạn chế, thể hiện:

+ Việc nhận định, phân tích các thông tin về khách hàng để đánh giá xếp hạng khách hàng và áp dụng chính sách còn chưa chính xác, chưa phù hợp với điều kiện thực tại, mức độ rủi ro của khách hàng;

+ Việc khai báo các thông tin khoản vay của khách hàng trên phân hệ chưa được thực hiện đầy đủ, chính xác, ảnh hưởng đến việc chiết suất dữ liệu phục vụ việc đánh giá kết quả, hiệu quả sản phẩm cũng như việc xây dựng định hướng, kế hoạch phát triển và quản lý sản phẩm.

+ Quá trình quản lý theo dõi trước, trong và sau khi cho vay còn bộc lộ những bất cập do trình độ cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu thực tế dẫn đến rủi ro.

3.3.2. Các sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn​ (Trang 76 - 80)