Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thươngViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn​ (Trang 112 - 114)

5. Kết cấu luận văn

4.4.1. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thươngViệt Nam

Để thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đa sở hữu, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển bền vững, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam, hội nhập tích cực với khu vực và thế giới, trở thành Ngân hàng thương mại lớn tại Châu Á, trong đó hoạt động tín dụng giữ vai trò chủ lực. VietinBank cần phải tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng với các mặt trọng yếu sau:

- Tiếp tục đổi mới tư duy tín dụng theo nguyên tắc thương mại, thị trường, coi trọng hiệu quả bền vững trên cơ sở lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro là yêu cầu cơ bản nhất xuyên suốt quá trình hoạt động.

- Xây dựng văn hoá tín dụng, có phát huy tinh hoa truyền thống, kết hợp với những kỹ năng, công nghệ tín dụng hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến, với đặc trưng cơ bản là: Lợi ích của VietinBank, chính là lợi ích của người lao động; Chủ động lựa chọn khách hàng trên cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn tín dụng, khả năng trả nợ đúng hạn để cấp tín dụng; Tự giác tuân thủ cơ chế, chính sách và quy trình.

- Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nhu cầu tín dụng.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách tín dụng đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ, nhất quán và tiện lợi người thực thi chính sách tín dụng.

- Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, thích ứng với môi trường kinh tế, trên cơ sở cập nhật thông tin, phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo triển vọng từng ngành hàng, sản phẩm.

- Phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng chuyên biệt và cải tiến các sản phẩm hiện có. Phát triển sản phẩm trọn gói bằng việc gắn sản phẩm tín dụng với các tiện ích khác của Ngân hàng.

- Xây dựng quy trình phê duyệt nhanh đối với các sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ, hoặc các sản phẩm tín dụng ít chịu rủi ro. Thiết lập luân chuyển tài liệu, hồ sơ điện tử để giảm thiểu thời gian giải quyết các khoản tín dụng vượt cấp.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ tốt nhất, phù hợp với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động tín dụng

- Đo lường rủi ro đối với các khoản tín dụng cũng như của toàn bộ danh mục tín dụng, trong mọi hoạt động tín dụng nội bảng và ngoại bảng.

- Hình thành hệ thống thông tin quản lý cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng, bao gồm xác định sự tập trung rủi ro và kiểm định các giới hạn rủi ro.

- Thực hiện giám sát hiệu quả, liên tục diễn biến các khoản tín dụng trong những điều kiện kinh tế bình thường, cũng như các tình huống xấu nhất để phát hiện sớm và xử lý các khoản nợ có vấn đề.

- Xây dựng hệ thống định giá tín dụng có điều chỉnh rủi ro trên cơ sở đánh giá chính xác chi phí sử dụng vốn, chi phí hoạt động, chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng.

- Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức bộ máy quản lý tín dụng theo thông lệ quốc tế, theo đó thành lập bộ phận quản lý nợ để thực hiện giải ngân, thu nợ và quản lý dữ liệu trên hệ thống phần mềm. Để đạt được thành tựu như ngày hôm nay, có sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà Nước, nhưng cơ bản vẫn là sự nỗ lực phát huy nội lực của VietinBank. Thực

tiễn đã chỉ ra rằng, chính sách tín dụng chỉ thực sự có hiệu quả nếu phù hợp với xu thế của nền kinh tế, môi trường pháp luật và thực trạng của chính mình. Đổi mới chính sách tín dụng là quá trình liên tục và lâu dài, có kế thừa và phát triển theo thông lệ quốc tế tốt nhất về quản lý khách hàng, quản trị rủi ro để tạo ra những bước đột phá của hoạt động tín dụng, không những tăng trưởng về quy mô, đảm bảo an toàn mà còn nâng cao khả năng sinh lời đã được điều chỉnh rủi ro trên mỗi đồng vốn, đẩy nhanh sự phát triển của các dịch vụ khác, đưa VietinBank hội nhập sâu, rộng vào cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế.

- Bổ sung thông tin về các chi nhánh nói chung và chi nhánh “Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn” nói riêng vào Website của NHTMCP Công thương Việt Nam để khách hàng có thể dễ dàng tra cứu thông tin về ngân hàng. Trang Web này là cơ sở để phát triển dịch vụ ngân hàng, là công cụ hỗ trợ, là cầu nối Ngân hàng với khách hàng thông qua việc cung cấp các thông tin, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện để khách hàng giao lưu, tìm hiểu về ngân hàng cũng như với nhau. Đây là cầu nối quan trọng của NHCT với các tổ chức tài chính APEC tài trợ nhằm thực hiện các cam kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn​ (Trang 112 - 114)